Kỷ nguyên số đang phát triển vượt bậc bởi sự ra đời của các phần mềm hiện đại. Trong đó, e-Learning hay hệ thống quản lý LMS không còn là cái tên xa lạ với hoạt động số hóa đào tạo của nhà trường hay doanh nghiệp. Vậy sự kết hợp e-Learning với LMS sẽ mang lại những lợi nào? Cùng OES khám phá ngay sau đây!
Xem thêm: Mẹo triển khai LMS cho 1 hệ thống e-Learning thành công
Phân biệt e-Learning và LMS
e-Learning (Electronic Learning) là hệ thống giáo dục trực tuyến. Người dùng có thể thực hiện giảng dạy và học tập dưới hình thức Online trên nền tảng chỉ cần có sự kết nối Internet.
LMS (Learning Management System) là hệ thống quản lý học tập. Đây là ứng dụng phần mềm để quản lý, lập tài liệu, theo dõi, báo cáo, tự động hóa và cung cấp các khóa học, chương trình đào tạo.
Nhìn chung, cả e-Learning và LMS đều có những chứng năng thiết yếu cơ bản khá giống nhau. Hai hệ thống đều hỗ trợ người dạy, người học xem và quản lý quá trình học tập, sử dụng. Tuy nhiên, có một số khác biệt nhỏ nhưng khá quan trọng giữa hai hệ thống cần quan tâm như sau:
Mối quan hệ giữa hệ thống e-Learning và phần mềm LMS
Hiểu rõ về sự tương đồng và khác biệt của e-Learning và LMS là cách để tìm ra mối quan hệ tương hỗ giữa hệ thống e-Learning và phần mềm LMS. Nói một cách đơn giản, phần mềm quản lý học tập LMS chính là cốt lõi, trung tâm của hệ thống E-learning, kết nối tất cả các yếu tố và các bên tham gia. Nhờ có can thiệp của LMS, hệ thống E-learning mới có thể vận hành một cách mượt mà, trơn tru, đảm bảo hoạt động ổn định và hiệu quả.
Mô hình hệ thống E-learning
Một hệ thống E-learning tiêu chuẩn thường đáp ứng các điều kiện như sau:
– Sử dụng mạng Internet;
– Tồn tại dưới dạng các khóa học. Đây cũng chính là lí do vì sao bạn thường nghe đến cụm từ “bài giảng e-learning”
– Sử dụng phần mềm LMS;
– Đảm bảo sự tương tác, hợp tác giữa các bên tham gia: bộ phận quản trị đào tạo, quản trị hệ thống, người dạy và người học.
Thực hiện xây dựng E-learning với hệ thống quản lý LMS
Có thể nói, không phải nên hay không nên. Để hệ thống LMS hoạt động có hiệu quả và mang tới kết quả lý tưởng thì xây dựng e-Learning là điều nhất thiết và cực kỳ quan trọng. Để thực hiện xây dựng e-Learning với hệ thống quản lý LMS thành công cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Hệ thống quản lý đào học tập, đào tạo thân thiện, công nghệ tiên tiến, dễ ứng dụng.
- Bài giảng e-Learning được xây dựng nội dung chất lượng, thiết kế giao diện cuốn hút, bắt mắt và mang lại giá trị cao cho người học
- Đảm bảo sự vận hành mượt mà giữa hệ thống quản lý và bài giảng số hóa. Hệ thống phải được đồng bộ và tính bảo mật cao.
- Xây dựng nền tảng phát triển bền vững
Xem thêm: Những yếu tố cần chú ý khi triển khai hệ thống e-Learning
Ưu điểm của phần mềm LMS
Hiện nay, trước yêu cầu khắt khe của đông đảo cá nhân, tổ chức người dùng, các phần mềm LMS ngày càng tối ưu hơn với nhu cầu của mỗi doanh nghiệp. Những phần mềm LMS hiện đại liên tục ra đời và phát triển vượt trội với những ưu điểm nổi bật:
- Khả năng mở rộng tốt
- Tính đóng hay mở của hệ thống
- Dễ ứng dụng
- Đáp ứng nhu cầu khác nhau
- Chi phí hợp lí
Xem thêm: 10 tính năng có sẵn trong LMS khiến doanh nghiệp quyết định đầu tư
Bên cạnh đó, bài giảng E-learning cũng đóng vai trò quan trọng, tiên quyết khi kết hợp cùng LMS trong việc nâng cao hiệu quả đào tạo cho mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, việc lựa chọn hệ thống nào hay kết hợp thực hiện là tùy vào nhu cầu của mỗi cá nhân, công ty hay doanh nghiệp. Dù phát triển hoạt động giáo dục và đào tạo như thế nào cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần có đơn vị sản xuất bài giảng chuyên nghiệp,hiệu quả và đủ năng lực thực hiện chuẩn xác.
Hãy Liên hệ OES – Công ty CP Dịch vụ đào tạo trực tuyến hàng đầu Việt Nam để nhận được tư vấn kỹ lưỡng nhất về e-Learning và số hóa bài giảng!