Môi trường công sở với nhiều mối quan hệ phức tạp đòi hỏi mỗi người cần có sự tinh tế, nhạy bén nhất định, nhất là trong cách ứng xử và quản lý cảm xúc cá nhân. Tuy nhiên, cuộc sống muôn hình vạn trạng, việc áp dụng lý thuyết vào thực tế chưa bao giờ là dễ dàng. Bài viết sau đây sẽ giúp các nhà quản lý và nhân sự có thêm góc nhìn, ví dụ về vai trò của quản lý cảm xúc trong công việc cũng như quản lý đội nhóm!
Xem thêm: Đánh thức “trí thông minh cảm xúc” giúp doanh nghiệp tạo ra công thức thành công
Xử lý xung đột trong một dự án – Tình huống phổ biến trong ví dụ về vai trò của quản lý cảm xúc
Trong quá trình phát triển một ứng dụng phần mềm quan trọng, đội dự án đối mặt với một thách thức đáng kể. Một lỗi không mong muốn đã xuất hiện ở giai đoạn cuối của quá trình, ảnh hưởng đến khả năng chạy ổn định và hiệu suất của ứng dụng. Các thành viên trong đội bắt đầu thấy áp lực tăng cao, và không khí trong nhóm trở nên căng thẳng.
Với tình huống này, người quản lý cần giữ được sự bình tĩnh cần có ở một người lãnh đạo. Nhà quản lý cần xác định ngay những bước cần thực hiện để khắc phục lỗi và duy trì hiệu suất của đội dự án. Điều quan trọng nhất cần làm là phân công công việc theo trách nhiệm của từng người một cách rõ ràng, khuyến khích sự hợp tác và thúc đẩy tinh thần phản hồitích cực trong nhóm là quan trọng. Đồng thời, nhà quản lý cần làm việc chặt chẽ với các thành viên để xây dựng một kế hoạch hành động linh hoạt và hiệu quả.
Còn nhân sự cần tích cực báo cáo vấn đề và hợp tác chặt chẽ với đồng đội để tìm ra giải pháp. Đội ngũ nên giữ tinh thần lạc quan và sẵn sàng chịu trách nhiệm trong việc khắc phục lỗi. Tham gia hoạt động nhóm, thể hiện sự hỗ trợ và chia sẻ thông tin sẽ giúp xây dựng một môi trường làm việc tích cực và tạo điều kiện cho sự đổi mới và sáng tạo trong quá trình tìm kiếm giải pháp.
Xem thêm: Quản lý cảm xúc là gì? Mô hình The Four Dimensions trong trí tuệ cảm xúc
Xây dựng môi trường làm việc tích cực
Khi thực hiện một dự án quan trọng, đội ngũ đang gặp khó khăn trong việc tương tác và giao tiếp. Các thành viên cảm thấy áp lực lớn từ deadline, khiến không khí trở nên căng thẳng và khó có thể chia sẻ những vấn đề của cá nhân với đồng đội.
Với tình huống này, nhà quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra không khí tích cực và hỗ trợ sự phát triển của đội. Nhà quản lý nên tổ chức một buổi họp nhóm để thảo luận về tình hình và lắng nghe ý kiến của mỗi thành viên.
Một minh họa rõ ràng nhất cho ví dụ ví dụ về vai trò của quản lý cảm xúc đó là, leader nên tạo không gian cho nhân sự chia sẻ cảm xúc, khuyến khích tinh thần tích cực và đề xuất giải pháp để giảm áp lực công việc. Thêm vào đó, có thể tổ chức các hoạt động nhóm và sự kiện thư giãn để tạo ra một môi trường làm việc tích cực và tăng cường tinh thần đồng đội.
Bên cạnh đó, đội ngũ cần chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động chung để thể hiện tinh thần hợp tác, sẵn sàng chia sẻ. Mỗi cá nhân nên mạnh dạn nên đề xuất ý kiến và giữ tinh thần lạc quan trong mọi tình huống. Bằng cách này, mọi người có thể đóng góp vào sự thành công chung và cùng nhau kiến tạo một môi trường làm việc lành mạnh.
Xem thêm: Những lợi ích tuyệt vời của việc quản lý cảm xúc trong cuộc sống
Điều chỉnh cảm xúc trong một cuộc thảo luận quan trọng
Trong một cuộc thảo luận quan trọng về chiến lược tiếp thị, các thành viên trong nhóm có ý kiến trái chiều và không đồng lòng với hướng đi được đề xuất. Tình hình trở nên căng thẳng và có thể dẫn đến xung đột nếu mọi người không giữ bình tĩnh. Đây là tình huống dễ gặp trong cuộc sống, mô tả rất rõ ví dụ về vai trò của quản lý cảm xúc.
Đứng trước tình huống này, nhà quản lý nên giữ vai trò trung lập và tạo không gian cho mỗi người thể hiện quan điểm mà không sợ bị phê phán. Quan trọng nhất là lắng nghe mọi ý kiến và đưa ra câu hỏi, từ đó khuyến khích sự hiểu biết sâu sắc về góc nhìn riêng của từng thành viên. Người quản lý khi đó nên bình tĩnh trước, cho thành viên thời gian để họ điều chỉnh cảm xúc và phối hợp tìm ra giải pháp chung.
Về phía nhân sự, mỗi người cần tinh thần mở cửa và tôn trọng ý kiến của đồng đội, tránh sử dụng ngôn ngữ có tính công kích cá nhân. Việc hít thở sâu, giữ cho tâm trạng bình tĩnh cũng đóng vai trò quan trọng, giúp nhân viên duy trì sự tập trung và đưa ra ý kiến một cách khách quan hơn, góp phần vào không khí tích cực của cuộc thảo luận.
Ví dụ về vai trò của quản lý cảm xúc trong xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng
Tình huống khó ở đây là một dự án phần mềm đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng đúng mong muốn của khách hàng. Khách hàng thể hiện sự không hài lòng và lo lắng về việc hoàn thành dự án theo đúng tiến độ cũng như chất lượng.
Với trường hợp “khó nhằn” này, nhà quản lý cần thể hiện sự điềm tĩnh và hiểu biết về những thách thức cụ thể mà khách hàng đang phải đối mặt. Đặc biệt, hoạt động giao tiếp cần được thực hiện một cách rõ ràng để quản lý dễ dàng truyền đạt thông tin, cập nhật tiến trình dự án với cả khách hàng và nhân sự.
Bên cạnh đó, quản lý cũng cần đề xuất các giải pháp cụ thể cùng ra một kế hoạch hành động chung xây dựng lòng tin với khách hàng. Bằng cách này, nhà quản lý có thể giải quyết hiệu quả tình huống khó khăn trong dự án.
Về phía nhân sự, các thành viên cần phối hợp chặt chẽ với nhau và lắng nghe thông tin từ quản lý, khách hàng. Sau đó thực hiện theo kế hoạch đã đề ra để không làm gián đoạn tiến trình dự án. Tinh thần trách nhiệm, sự tích cực và chuyên nghiệp là chìa khóa để xử lý khéo léo tình huống này.
Những ví dụ về vai trò của quản lý cảm xúc đã chứng minh rằng, thực tế công việc và cuộc sống luôn đem đến cho con người nhiều bất ngờ. Quản lý cảm xúc tốt giúp cho cả lãnh đạo và nhân sự giữ được bình tĩnh, tinh thần sáng suốt để đưa ra những quyết định quan trọng.
Kỹ năng này không tự nhiên có mà cần học hỏi kết hợp với quá trình trau dồi, luyện tập thường xuyên. Các quản lý có thể tham khảo khóa học “Sử dụng trí tuệ cảm xúc trong công việc” của ngân hàng khóa học SkillHub. Thông qua các tình huống minh họa cụ thể cùng với các định dạng bài giảng e-Learning đa dạng như quay hình, hoạt họa, slideshows, các bạn có thể dễ dàng áp dụng ngay vào các tình huống thực tế.
Tham gia khóa học này sẽ giúp nhà quản lý:
- Nhận thức đúng đắn và kiểm soát được trí tuệ cảm xúc của bản thân
- Cải thiện chất lượng làm việc và cân bằng cuộc sống
- Tăng cường các mối quan hệ xã hội, nhờ đó nâng cao khả năng giao tiếp và thích ứng trong các tình huống khác nhau
- Thấu cảm và đọc vị được những người xung quanh, từ đó ra quyết định và lãnh đạo một cách chính xác, đúng đắn và hợp lý
Xem thêm: 4 cách cân bằng cảm xúc trong cuộc sống và công việc cho nhân viên
Kết
Trên đây là 5 ví dụ về vai trò của quản lý cảm xúc nơi công sở. Hi vọng những chia sẻ trên từ OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ đào tạo trực tuyến hàng đầu Việt Nam đã giúp bạn có thêm góc nhìn mới về chủ đề này và ứng dụng các cách xử lý vào thực tế
Sở hữu đội ngũ chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong về đào tạo và số hóa, OES đã nghiên cứu và sản xuất ra SkillHub – ngân hàng khóa học kỹ năng mềm online cho doanh nghiệp. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ ngay với SkillHub để được tư vấn chi tiết và giải đáp những thắc mắc kịp thời về các khóa học kỹ năng mềm tại đây nhé!