Theo số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc, với dân số hiện tại hơn 675 triệu người và đang không ngừng gia tăng, Đông Nam Á có tiềm năng trở thành một trong những thị trường Edtech lớn nhất thế giới.
Ruangguru – startup Edtech hàng đầu của Indonesia và cũng là một trong những đối thủ “đáng gờm” của các start-ups Edtech trong khu vực, đã thu hút được nhiều vốn đầu tư nhất. Vòng gọi vốn khổng lồ lên tới 150 triệu đô la Mỹ vào năm 2019 và tiếp theo sẽ là 55 triệu đô la Mỹ trong vốn mới vào năm nay.
Thông qua các dịch vụ học tập dựa trên công nghệ khác nhau, Ruangguru đã giúp học viên thuộc phân khúc K-12 cải thiện hiệu suất của họ trong các kì thi được chuẩn hoá. Theo báo cáo từ DealStreetAsia, Ruangguru hiện đang “gần chạm mốc định giá 1 tỷ USD”.
Tiếp theo trong danh sách là Topica Edtech Việt Nam, đã gọi vốn thành công 50 triệu đô la Mỹ trong vòng gọi vốn loạt D vào năm 2018. Topica Edtech hướng tới các học viên lớn hơn bằng cách cung cấp các dịch vụ trực tuyến như các chương trình đào tạo bằng cấp, khóa học ngôn ngữ và đào tạo nghề nghiệp.
Một số công ty mới thành lập tại Đông Nam Á cũng đáng để chú ý.
LingoAce, một nền tảng học tiếng Quan Thoại trực tuyến dành cho học sinh từ 6-15 tuổi có trụ sở tại Singapore, đã thu được 13 triệu đô la Mỹ vào năm 2020 từ các nhà đầu tư bao gồm Shunwei Capital và Sequoia India.
Một thành công ban đầu khác là NPX Point Avenue – nền tảng tập trung vào phương pháp học tập kết hợp với các trường tư thục song ngữ K-12 cũng như các học viện kết hợp K-12 tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Công ty này đã gọi vốn thành công 12 triệu đô la Mỹ trong vòng gọi vốn loạt A vào đầu năm nay.
Nhà đầu tư đang đặt cược vào đâu?
Trước nhu cầu về Edtech ngày càng gia tăng, những nhà đầu tư đang thể hiện sự ủng hộ bằng cách đầu tư vốn vào lĩnh vực này. Trong những năm gần đây, đã có sự gia tăng đột biến cả về số lượng và giá trị các giao dịch ở Đông Nam Á.
Giá trị giao dịch trong khu vực đạt đỉnh vào năm 2019, chủ yếu nhờ vào vòng gọi vốn loạt C khổng lồ lên tới 150 triệu đô la Mỹ của Ruangguru.
Kể từ 2019, Indonesia, Việt Nam và Singapore đã chiếm ưu thế về số lượng và giá trị giao dịch lớn nhất. Trong đó, Indonesia và Việt Nam Hai là hai quốc gia sở hữu thị trường nội bộ vô cùng lớn mạnh. Theo Ngân hàng Thế giới, chỉ riêng ở Indonesia đã có 53 triệu học sinh trong hệ thống giáo dục chính quy. Trong khi đó, Singapore là trung tâm đầu tư quan trọng tại Đông Nam Á.
Tuy nhiên, Topica là một lời nhắc nhở rằng, ngay cả một công ty start-up sở hữu quỹ đầu tư lớn, phục vụ một thị trường có quy mô rộng rãi cũng có thể gặp phải những khó khăn. Tech in Asia trước đó đã báo cáo về những thách thức diễn ra gần đây của công ty, bao gồm việc thay đổi CEO và giảm số lượng nhân viên để cải thiện việc quản lý chi phí hoạt động.