Kinh nghiệm xây dựng bài giảng E-learning ý nghĩa và hiệu quả
SELECT MENU

Cộng đồng E-learning

Kinh nghiệm xây dựng bài giảng E-learning ý nghĩa và hiệu quả

Việc tạo ra trải nghiệm E-learing thật ý nghĩa sẽ tăng khả năng tiếp thu và ghi nhớ kiến thức cho người học. Bài viết này sẽ chia sẻ 6 kinh nghiệm xương máu giúp bài giảng trực tuyến của bạn ý nghĩa hơn, hiệu quả hơn.

Cách hiệu quả nhất khi học một kiến thức mới là liên tục lặp đi lặp lại nội dung đó. Tuy nhiên, việc ngồi một chỗ và học vẹt lại dễ gây mệt mỏi và chán nản. Thay vào đó, người học có thể hiểu sâu vấn đề, nắm rõ bản chất và nhớ kiến thức một cách nhanh chóng bằng việc liên hệ các thông tin người học đã biết sẵn từ trước. Đây cũng chính là nội dung và mục tiêu của việc xây dựng bài giảng E-learning ý nghĩa: E-learning sẽ giúp người học xử lý và ghi nhớ kiến thức mới dựa trên mối liên hệ với những kiến thức người học đã biết, nhờ đó mà họ có thể nhanh chóng ghi nhớ thông tin trong dài hạn. Sau đây là 6 kinh nghiệm xây dựng bài giảng E-learning giúp người học có những trải nghiệm thú vị và hiệu quả.

1. Xác định rõ ràng mục tiêu của khoá học và đặt ra những kỳ vọng thực tế

Khi người học có thể hiểu rõ họ cần phải làm gì, nhiều khả năng họ sẽ gắn kết và đi theo khoá học đến cuối. Tuy nhiên, nếu yêu cầu đối với người học có thể dễ dàng đạt được thì có thể gây tác dụng ngược lại: họ dễ nản chí và bỏ cuộc giữa chừng. Việc nêu rõ mục tiêu cũng như giải thích rõ những kỳ vọng của khoá học đối với học viên vô cùng quan trọng. “Có ý nghĩa” chính là từ khoá để thành công. Người học không chỉ cần biết “học cái gì”, mà còn phải hiểu “học để làm gì”. Cần thiết kế và xây dựng khoá học cẩn thận, trau chuốt để tạo động lực cho người học.

xay-dung-bai-giang-e-learning

2. Định hướng tập trung chăm sóc học viên

Để đáp ứng những nhu cầu học khác nhau là một thử thách lớn trong ngành dịch vụ E-learning. Tuy nhiên, đã có giải pháp cho vấn đề này và được các chuyên gia trong lĩnh vực E-learning công nhận: định hướng tập trung chăm sóc học viên. Người học sẽ hứng thu tham gia và gắn bó với khoá học hơn nếu họ cảm thấy được đáp ứng về nhu cầu phát triển kỹ năng và kiến thức cá nhân. Để có một trải nghiệm E-learning ý nghĩa bằng cách tập trung vào học viên, cần tránh việc cung cấp thông tin quá tải đến người học, thay vào đó, tăng mức độ ứng dụng trong từng nội dung học. Hãy giúp người học có những kiến thức có thể áp dụng trực tiếp vào công việc hay cuộc sống và tăng tương tác trên mạng xã hội bằng cách kết hợp truyền thông đại chúng vào khoá học. Cuối cùng, tối ưu hoá thiết kế khoá học sẽ giúp người học dễ dàng tiếp cận hơn qua nhiều phương thức khác nhau. Một số học viên có thể thích việc học trên các thiết bị di động hơn, trong khi đó lại có những người thích sử dụng máy tính xách tay. Với định hướng tập trung chăm sóc khách hàng, bạn có thể nhanh chóng hiểu và đáp ứng yêu cầu của nhiều đối tượng khác nhau kịp thời. Bằng cách này, các khoá học của bạn sẽ đáp ứng được nhu cầu và mục tiêu cá nhân cũng như chuyên nghiệp của người học và cho họ một trải nghiệm E-learning ý nghĩa, cuốn hút cả về tri thức lẫn cảm xúc.

3. Quan tâm đến cảm xúc của người học

Bạn có thể dễ dàng cảm nhận được khi học viên không còn hứng thú với khoá học như bạn kỳ vọng. Đối với những học viên doanh nghiệp, không khó để thấy nhân viên chỉ trực chờ đến khi lớp học kết thúc để được quay lại văn phòng và hoàn thành công việc của họ. Điều này có thể suy ra khoá học E-learning của bạn, không quan trọng nó được thiết kế đẹp ra sao, không đủ cuốn hút và hữu ích đối với họ. Lý do có thể là vì khoá học thiếu những yếu tố thu hút cảm xúc của người học. Cảm xúc là chìa hoá của E-learning; cảm xúc giúp tăng sự chú ý, tạo động lực, từ đó giúp ghi nhớ kiến thức dễ dàng hơn. Để tạo được một khoá học như vậy, cần mang những cảm xúc tích cực cho người học và giúp họ cảm thấy gần gũi với nội dung được học. Bạn có thể truyền những năng lượng tích cực cho người học bằng cách đan xen những câu chuyện và tình huống trong khoá học của bạn, từ đó, người học dần nhận thức được nội dung được nhắc đến cũng chính là vấn đề của cá nhân họ. Kể chuyện là một cách hay để kết nối cảm xúc chỉ khi chúng có liên quan trực tiếp đến những trải nghiệm cá nhân của người học. Bên cạnh đó, một yếu tố quan trọng không kém khác trong việc kết nối cảm xúc người học trên phương diện thiết kế chính là màu sắc. Bạn cũng nên nghiên cứu về những ảnh hưởng của màu sắc đối với tâm lý con người, ví dụ: sử dụng màu cam giúp thể hiện sự lạc quan, màu xanh dương tạo cảm giác thanh bình, màu tím kích thích sự mơ mộng… .

4. Tận dụng tính tương tác

Sự tương tác là một đặc điểm vô cùng quan trọng của E-learning trong việc tạo động lực cho người học. Nhưng, nó chính xác có tác động như thế nào đến bài giảng E-learning? Câu trả lời khá đơn giản: qua việc thiết kế các hoạt động tương tác trong khoá học, học viên sẽ thấy những nội dung học có ý nghĩa hơn vì họ được làm quen với nó bằng một phương pháp hiệu quả nhất đối với họ. Thông qua các trò chơi, có thể thử thách người học tập trung cao độ hơn và phát triển tư duy phản biện của họ trong khi giải trí. Hơn nữa, nếu họ có khả năng trải nghiệm và khám phá ra những điều mới, họ sẽ cảm thấy hào hứng hơn đối với những thông tin họ nhận được. Video, audio và animation có sức mạnh tạo nên tác động đến cảm xúc và giúp người học cảm thấy được kết nối hơn. Bên cạnh đó, các trò chơi còn giúp họ ôn lại kiến thức và kỹ năng qua nhiều lần sai sót và lặp lại. Như vậy, các hoạt động tương tác có thể giúp trải nghiệm bài giảng E-learning có ý nghĩa thực tế hơn, đồng thời làm tăng sự hứng thú của người học.

5. Mang lại giá trị thực

Việc học sẽ trở nên vô nghĩa nếu nó không cho thấy những lợi ích thực tế. Sau cùng, điều quan trọng vẫn là giúp người học cảm thấy hứng thú với nội dung E-learning với sự liên hệ thực tế trong đời sống. Hãy đảm bảo những tài liệu trong khoá học đều góp phần làm rõ những lợi ích và giá trị của việc tham gia khoá học cũng như ứng dụng thực tế của kiến thức đó. Sử dụng phương thức vô hình để truyền tải thông điệp này và lựa chọn những case study, tình huống có thật, liên hệ trực tiếp với những vẫn đề trong xác hội. Kiến thức chỉ trở nên có ý nghĩa khi nó có giá trị áp dụng; nếu không, nó sẽ chỉ là những thứ lý thuyết suông sáo rỗng. Cung cấp cho người học những vấn đề thực tiễn để giải quyết và khuyến khích họ tự liên hệ nội dung đã học với thực tế trong đời sống. Cuối cùng, khích thích trí tưởng tượng của người học bằng việc để họ đưa ra những lựa chọn của bản thân và suy luận cho ra kết quả cuối cùng. Bằng cách này họ sẽ có khả năng biến những vấn đề mơ hồ nhất trở thành trải nghiệm E-learning ý nghĩa và ứng dụng những kiến thức đó vào thực tế.

6. Gửi và nhận phản hồi

Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng để xây dựng bài giảng E-learning ý nghĩa là không bao giờ xem nhẹ sức mạnh của việc phản hổi. Việc gửi phản hồi hay đánh giá đặc biệt quan trong đối với những người học đang mông lung chưa nắm rõ mục tiêu của việc học, vì khi nhận thức được trình độ của mình, người học sẽ cảm thấy tự tin hơn. Hãy đảm bảo gửi phản hồi thường xuyên và kịp thời xuyên suốt khoá học để họ xây dựng mục tiêu học tập cho bản thân và đảm bảo sự gắn kết với khoá học. Ngoài ra, thông qua việc nhận phản hồi từ người học, bạn có thể nắm bắt được nhu cầu, mong muốn và trình độ của người học để kịp thời đáp ứng. Đây là một cách đơn giản để xây dựng bài giảng E-learning thực sự có ý nghĩa với người học.

xay-dung-bai-giang-e-learning

Với những kinh nghiệm xây dựng bài giảng E-learning trên, bạn có thể đã có những ý tưởng tạo động lực cho khoá học, giúp nó có ý nghĩa hơn với người học. Sự phát triển về chất lượng của hệ thống E-learning sẽ đem lại những trải nghiệm tuyệt vời cho người học không chỉ về tri thức mà còn về cảm xúc.

Cùng với đội ngũ nhân viên dày dặn kinh nghiệm, OES tự tin xây dựng các bài giảng trực tuyến chất lượng và phù hợp với nhu cầu của mọi khách hàng. Nếu bạn cần được tư vấn và hỗ trợ giải đáp thắc mắc, hãy liên hệ ngay với OES bạn nhé!

Xem thêm: Giảm thiểu chi phí đào tạo cho doanh nghiệp với số hoá bài giảng E-learning.

Bài viết liên quan

×
OES

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học