Người quản lý không có năng lực lãnh đạo thường dẫn đến việc nhân viên nghỉ việc thường xuyên, năng suất lao động kém và thiếu động lực. Nếu để ý kỹ hơn, bạn có thể nhận ra mối tương quan trực tiếp giữa khả năng của người lãnh đạo với các yếu tố quan trọng như sự gắn kết, yêu nghề và hạnh phúc của nhân viên. Đó là lý do tại sao biết làm chủ phong cách lãnh đạo là một trong những yếu tố quan trọng cần phải có của những thành viên cấp bậc quản lý, với mục đích nuôi dưỡng và phát triển một đội ngũ thành công.
Xem thêm: Những tố chất của người lãnh đạo hàng đầu trong doanh nghiệp
Phong cách lãnh đạo cấu trúc
Phong cách lãnh đạo cấu trúc là kiểu lãnh đạo luôn đi theo một quy tắc đã định sẵn, chủ yếu tập trung vào kết quả và hiệu quả. Kiểu lãnh đạo này cho phép bạn đưa ra những quyết định sắc bén và không bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố cảm xúc hay quá nhiều ý kiến xung quanh. Mặt trái của nguyên tắc này đó là các quyết định bạn đưa ra có thể sẽ mang tính chủ quan, đôi khi là độc đoán. Hãy sử dụng phong cách này khi các thành viên trong nhóm vốn đã rất thành thục trong công việc và cần ít sự định hướng. Tuy nhiên, nếu như bạn dùng phong cách này quá nhiều, hoặc dùng ở trên nhóm mà các thành viên vốn không có quá nhiều động lực, sẽ khiến họ có cảm giác bị choáng ngợp và vô cùng bức bối.
Phong cách lãnh đạo tham gia
Phong cách lãnh đạo tham gia khiến các thành viên của mình cảm thấy được quan tâm, thông qua việc đặt họ làm ưu tiên. Bạn đối xử với họ như cách đối xử một thành viên trong gia đình hay một người bạn, bằng sự tôn trọng, tính kiên nhẫn và thấu hiểu. Phong cách này làm gia tăng tinh thần chung của nhóm thông qua sự cho phép các thành viên đạt được sự đồng lòng trong quyết định và mục tiêu. Những ý kiến và tiếng nói của sẽ được lắng nghe, điều này sẽ giúp các thành viên dễ dàng thích ứng với sự thay đổi hơn. Phong cách này hiệu quả nhất khi bạn cần cho mình những ý tưởng hoặc góc nhìn mới mẻ.
Một trong những lợi ích của kiểu quản lý này là nó củng cố thêm niềm tin giữa người lãnh đạo và nhân viên. Các nhà quản lý có tầm nhìn dựa vào nhóm của họ để hoàn thành công việc và do đó, nhân viên có quyền tự chủ hơn đối với vai trò hàng ngày của họ. Đây là một cách hiệu quả để xây dựng mối quan hệ bền chặt, đặc biệt khi 39% công nhân nói rằng cách quản lý vi mô là điều mà sếp của họ không nên có. Hãy dùng nó khi đang ở trong khoảng thời gian căng thẳng, hoặc khi lòng tin tổ chức cần được gây dựng và duy trì.
Phong cách lãnh đạo phục vụ
Ở đây, nhà lãnh đạo sử dụng quy tắc vàng – bạn điều hành người khác theo cách mà bạn muốn bị điều hành. Bạn sẽ đảm bảo rằng mọi người đều hiểu rõ việc của mình, và có tất cả các công cụ họ cần trước khi bắt tay thực hiện. Nếu không, bạn sẽ cung cấp cho họ những khóa huấn luyện, cơ hội cải thiện chất lượng. Phong cách này thúc đẩy hiệu quả làm việc ở mức cao nhất, vì đội ngũ của bạn được học những kĩ năng quan trọng để cải thiện thành quả làm việc và phát triển bản thân.
Điều tuyệt vời ở kiểu quản lý này là nó chứng minh cho nhân viên thấy rằng các nhà lãnh đạo của họ quan tâm đến sự thành công và phúc lợi của họ. Nó sẽ truyền cảm hứng cho nhân viên để tạo động lực và khiến họ cảm thấy an toàn khi bày tỏ ý kiến với người quản lý về bất kỳ vấn đề phát sinh trong công việc. Đây là một giải pháp thay thế tốt để tránh trường hợp nhân viên không tin tưởng lãnh đạo và rời công ty mà không báo trước.
Hãy sử dụng phong cách này với một nhóm đa dạng, khi mà mỗi thành viên đều cần một cách thức quản lý theo tính cá nhân hóa. Dù sao, với tư cách là kiểu lãnh đạo hướng đến nhu cầu từng thành viên, nên nếu như bạn không đánh mất sự cân bằng trong quản lý, nó có thể dẫn tới sự hỗn loạn, thiếu kiểm soát của các thành viên nhóm.
Phong cách lãnh đạo tự do
Phong cách lãnh đạo tự do cho phép cấp dưới hoàn toàn thoải mái trong việc xác định mục tiêu và kiểm soát công việc. Một khi bạn giao việc cho các thành viên, bạn sẽ chỉ phản hồi rất ngắn gọn hoặc xuất hiện khi thực sự cần giúp đỡ. Phong cách này khơi gợi sự sáng tạo cho một mục tiêu rõ ràng, nhất là khi họ cần có những tầm nhìn mới mẻ để thích ứng với các thay đổi trong tổ chức. Hãy dùng phong cách này khi bạn cực kì thành thục về chuyên môn, còn các thành viên vốn đã dày dặn kinh nghiệm và không cần sự giám sát.
Tuy nhiên, phong cách này không đạt hiệu quả cao chỉ khi các thành viên trong nhóm đều giỏi hơn bạn hoặc đều cần phải giám sát. Hệ quả là nhóm sẽ thiếu kiểm soát, năng suất làm việc thấp, cùng với đó là các phản hồi tiêu cực hoặc chống đối liên tục từ nhóm dành cho bạn.
Xem thêm: 2 nguyên tắc lập kế hoạch giúp mọi nhân viên “vượt ải” áp lực công việc
Phong cách lãnh đạo chuyển đổi
Người lãnh đạo sẽ tác động tới cảm xúc các thành viên bằng cách tạo nên một bức tranh tương lai hấp dẫn. Bạn sẽ tác động họ bằng cách xây dựng ước mơ, niềm hi vọng và lòng tin vào một lý tưởng chung. Ngoài ra, bạn truyền động lực cho nhân viên thông qua bản thân, gia tăng năng suất bằng việc giao tiếp và làm hình mẫu. Phong cách này yêu cầu sự tham gia vào công việc của tất cả các thành viên trong nhóm cũng như của người lãnh đạo. Bạn sử dụng phong cách này khi cần tập trung xây dựng nguồn sức mạnh, năng lực ở mỗi cá nhân về lâu dài – điều sẽ khiến đội ngũ của bạn thành công và tin tưởng hơn vào bạn, các thành viên khác cũng như toàn bộ tổ chức.
Một lợi ích khác là kiểu quản lý này cực kỳ linh hoạt. Vì nhà lãnh đạo có tầm nhìn sẽ chắc chắn rằng có nhiều hơn một cách để đạt được mục tiêu, điều này đảm bảo cho công ty thử nghiệm tất cả các con đường và phương pháp khác nhau.
Xem thêm: Kỹ năng lãnh đạo quản lý – Bí quyết quản trị nhân sự GenZ thời đại 4.0 hiệu quả
Kết
Hãy nhớ rằng bạn không cần gắn bó với một kiểu quản lý duy nhất trong suốt sự nghiệp của mình. Hãy thử và cảm nhận sự phù hợp với bạn, hoặc bạn có thể tạo phong cách lãnh đạo của riêng mình bằng cách kết hợp các thế mạnh của từng loại. Đừng ngại khám phá và sáng tạo – mục tiêu cuối cùng là làm chủ phong cách quản lý phù hợp nhất và mang lại những điều tốt đẹp cho nhân viên của bạn.
Tìm hiểu về phương pháp phát triển và trau dồi kỹ năng lãnh đạo tại đây
Sở hữu đội ngũ chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong về đào tạo và số hóa, OES đã nghiên cứu và sản xuất ra SkillHub – ngân hàng khóa học kỹ năng mềm online cho doanh nghiệp. Với phương châm đặt người học làm trung tâm, SkillHub không chỉ đưa vào các khóa học những ví dụ cụ thể, những tình huống thực tế mà còn đưa vào đó những định dạng thú vị như Games, Slides, trắc nghiệm hay Quiz,… cực kỳ thú vị và dễ dàng áp dụng vào công việc ngay sau khi học. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ ngay để nhận được những tư vấn cụ thể nhé!