Những năm gần đây, cùng với cuộc cách mạng 4.0 và sự phát triển của thời đại công nghệ số, E-learning ra đời và trở thành xu hướng tất yếu của ngành giáo dục. Việc áp dụng hệ thống E-learning vào quy trình đào tạo doanh nghiệp cũng đang bùng nổ mạnh mẽ trong thời gian vừa qua. Với kĩ thuật công nghệ và các thiết bị hiện đại, E-learning cũng dần chuyển mình, những phương thức sử dụng E-learning cũng đang thay đổi nhanh chóng.
1. Microlearning
Microlearning bản chất là một phần của E-learning, là phương thức học tập theo từng bước nhỏ. Thay vì phải học mọi vấn đề liên quan tới một chủ đề rộng trong một khóa học dài, Microlearning sẽ cung cấp cho các học viên nhiều gói thông tin dưới dạng các mô-đun học tập. Mỗi mô-đun thường kéo dài 3 đến 5 phút nhấn mạnh vào một chủ đề trọng tâm, cô đọng nhất. Ngoài ra, học viên hoàn toàn có thể tương tác với các mô-đun đến từ sự mô phỏng, tương tác kéo thả,.. Định dạng của mỗi mô-đun vô cùng đa dạng, từ PDF, PowerPoint đến các video ngắn, podcasts, flashcards,.. làm tăng cảm hứng cho người học.
Hiện nay, nhận thấy những ưu điểm vượt trội của Microlearning, ngày càng nhiều các tổ chức, tập đoàn áp dụng hình thức học tập này trong quá trình đào tạo trực tuyến. Đây là phương pháp tuyệt vời, có mục tiêu thúc đẩy và có thể dễ dàng triển khai, quản lý trong tổ chức. Microlearning còn có thể hoạt động trên mọi thiết bị, giúp học viên truy cập được mọi lúc mọi nơi. Microlearning sẽ tiếp tục là một xu hướng phát triển mạnh mẽ trong năm 2019 và tiến xa hơn nữa trong tương lai.
2. Trí tuệ nhân tạo
Cùng với sự phát triển của thời đại 4.0, AI (Artificial Intelligence) – trí thông minh nhân tạo đã bùng nổ trong quãng thời gian vừa rồi, xuất hiện ở mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong ngành công nghiệp E-learning.
Trí tuệ nhân tạo dựa vào dữ liệu của người học qua các mô-đun để cá nhân hóa việc học tập, dự đoán hành vi, phân tích điểm mạnh, điểm yếu và từ đó giới thiệu các mô-đun phù hợp với trình độ của học viên.
Để tối ưu hóa hệ thống E-learning, các kĩ thuật viên có thể xây dựng các chatbots hoạt động 24/7 giúp tương tác với người học, hỗ trợ giải đáp bất cứ lúc nào.
3. Gamification
Từ trước đến nay, nhiều bài giảng E-learning dưới dạng video, PowerPoint đơn điệu đều thất bại và khiến người học nhàm chán. Họ không cảm thấy được giá trị của nội dung bài học nên thường học một cách hời hợt, điều này gây lãng phí tiền bạc, thời gian cho cả doanh nghiệp lẫn học viên. Trong những năm gần đây, Gamification xuất hiện và thực sự đã trở thành lời giải cho bài toán này.
Gamification trong bài giảng Elearning là việc ứng dụng các thành phần của game (kỹ thuật, cách thức, luật chơi và những yếu tố khác…) vào việc thiết kế hệ thống đào tạo trực tuyến, xây dựng lộ trình học tập. Gamification liên kết mạnh mẽ giữa các mục tiêu học tập và môi trường trò chơi, khiến người học cảm thấy hứng thú khi thực hiện các nhiệm vụ, thực chất là những mục tiêu học tập. Một số hình thức Gamification phổ biến gồm có: hệ thống điểm, huy hiệu, bảng xếp hạng, trạng thái thăng tiến, nhiệm vụ…
Gamification là tương lai của ngành công nghiệp E-learning, hứa hẹn sẽ còn phát triển mạnh mẽ trong những năm tiếp theo. Theo một cuộc khảo sát, 53% các tổ chức công nghệ cho rằng vào năm 2020, việc sử dụng gamification sẽ được phổ biến rộng rãi hơn nữa.
4. Video
Đào tạo bằng video bài giảng trực tuyến không còn là một xu hướng mới. Tuy nhiên, hình thức này vẫn không thể bị soán ngôi dù ngày càng nhiều loại hình mới xuất hiện. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, mỗi người trưởng thành dành trung bình 4 tiếng 1 ngày để xem video. Thật vậy, sự kết hợp hình ảnh và âm thanh tác động trực tiếp đến thị giác và thính giác của người học, giúp thúc đẩy khả năng tiếp thu và tiến độ học tập của các học viên. Tính đến năm 2019, các doanh nghiệp vẫn luôn dành một khoản chi phí lớn để xây dựng kịch bản, tình huống cho các video bài giảng trực tuyến.
5. Mobile Learning
Nối bước E-learning, M-learning hay Mobile Learning là một hình thức đào tạo trực tuyến bằng các thiết bị điện tử như máy tính bảng, điện thoại thông minh. Với đặc trưng dễ dàng truy cập ở mọi lúc mọi nơi, học viên có thể học bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu. M-learning là phương thức học tập thuận tiện nhất, không cần nỗ lực đi lại như giáo dục truyền thống hay phải dành hàng giờ trước màn hình máy tính như E-learning. M-learning hoàn toàn có thể được xây dựng trên nền tảng E-learning để học viên và giảng viên tương tác với nhau nhờ vào các yếu tố như podcast, video, quizzes,…
Sự linh hoạt và khả năng truy cập dễ dàng của Mobile Learning được các tổ chức và doanh nghiệp tận dụng triệt để nhằm tăng tính hiệu quả của hệ thống E-learning. Trong tương lai, hình thức học tập này hứa hẹn sẽ trở thành xu hướng tất yếu trong thị trường công nghiệp đào tạo trực tuyến.
Đây là 5 xu hướng bạn cần nắm rõ để hệ thống E-learning có thể hoạt động một cách hiệu quả và tối ưu nhất. Để được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay với OES – công ty đào tạo trực tuyến hàng đầu Việt Nam!
Xem thêm: Lợi ích của yếu tố Gamification trong bài giảng E-learning