Hiện nay, xây dựng bài giảng E-learning (hay đào tạo trực tuyến), là một trong những biện pháp tối ưu để đào tạo học sinh, nhân viên của các doanh nghiệp lớn, nhỏ. Theo báo cáo “Workplace Learning Report 2018” của LinkedIn, 90% doanh nghiệp đang áp dụng hình thức đào tạo trực tuyến và được dự đoán sẽ còn phát triển hơn trong tương lai. Để nâng tầm cho doanh nghiệp, chúng ta cần và nên ứng dụng đào tạo trực tuyến. Vậy làm thế nào để xây dựng một bài giảng E-learning cho doanh nghiệp? Đâu là những tiêu chí để xây dựng bài giảng E-learning hiệu quả?
1. Có mục tiêu và nội dung rõ ràng
Các bộ phận trong doanh nghiệp có vô số mục tiêu, ý kiến khác nhau. Ví dụ, bộ phận nhân sự có thể cần mục tiêu thiết kế chương trình, quản lý nhân sự; ban marketing có thể hướng tới mục tiêu quản lý website, chọn lọc số liệu. Vì mỗi ban đều có những đặc điểm và chức năng vận hành khác nhau, vậy nên, khi tiến hành triển khai E-learning cho doanh nghiệp, chúng ta cần chú ý tham khảo và kiểm duyệt qua các bộ phận của doanh nghiệp để nội dung kiến thức được thực hiện một cái chính xác, đầy đủ và khách quan.
2. Có bố cục và thiết kế hợp lý, bắt mắt
Để người sử dụng cảm thấy thoải mái và hứng thú khi sử dụng phần mềm Elearning khi thiết kế , các doanh nghiệp cần tạo dựng bố cục chặt chẽ và hợp lý với nội dung đào tạo, đồng thời, đảm bảo tính thu hút và bắt mắt cho bài giảng.
Một vài đặc điểm khi thiết kế bài giảng E-learning cho doanh nghiệp:
- Kịch bản hoặc giáo án của bài giảng cần được tạo dựng chặt chẽ.
- Giao diện có tính thẩm mỹ, thiết kế phù hợp với chức năng và đối tượng sử dụng. Ví dụ: Đối với doanh nghiệp như ngân hàng hay kinh doanh văn phòng, giao diện nên thể hiện tính chuyên nghiệp, màu sắc đơn giản. Đối với đối tác như trường học, vì đối tượng sử dụng thường là học sinh, giao diện và thiết kế sẽ mang sắc thái nhẹ nhàng và gần gũi hơn.
- Hình, chữ và các ký hiệu phải rõ nét, các hiệu ứng âm thanh, hình ảnh, màu sắc cần được sử dụng hài hoà, hợp lý.
Một số phần mềm cần sử dụng khi thiết kế bài giảng E-learning cho doanh nghiệp: Adobe Presenter 10 hoặc 11, Powerpoint (ver 10 trở lên), Format Factory, Lecture Maker, ViOLET,…
3. Hệ thống quản lý học trực tuyến (LMS)
Learning Management System (LMS), hay hệ thống quản lí học trực tuyến, là phần mềm cho phép việc vận hành hệ thống các báo cáo, tài liệu và đào tạo trực tuyến. LMS bao gồm một số chức năng: chức năng bảo mật, chức quản lý lưu trữ dữ liệu số, kiểm soát đăng ký, chức năng quản lý giao dịch,…
Một vài đặc điểm cần lưu ý ví dụ: Hỗ trợ đa nền tảng Mac, Windows, Android, khả năng cá nhân hoá hệ thống đào tạo với người dùng, cấu trúc của máy chủ và cơ sở dữ liệu, chuẩn bị bản dự phòng, bản sao lưu của phần mềm, lên kế hoạch bảo trì cho máy chủ.
4. Quản lí rủi ro
Với mọi chương trình công nghệ và điện tử, nên cẩn thận chuẩn bị những kế hoạch dự phòng, lưu lại nhiều bản sao đề phòng mất mát và lỗi trong hệ thống. Ngoài ra, các doanh nghiệp nên chuẩn bị nhiều phương án khác nhau, đề phòng khi đối diện với những thay đổi trong kế hoạch.
Tạm kết, để xây dựng bài giảng E-learning cho doanh nghiệp, chúng ta cần chú tâm đến rất nhiều yếu tố và các bộ phận cần kết hợp làm việc theo một quy trình chặt chẽ để đạt được kết quả như mong đợi.
Để được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay với OES – Công ty Đào tạo trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam bạn nhé!
Bài viết liên quan: Kinh nghiệm để xây dựng bài giảng elearning chuyên nghiệp