Andragogy là gì - Thế nào là đào tạo người trưởng thành?
SELECT MENU

Cộng đồng E-learning

Andragogy là gì – Thế nào là đào tạo người trưởng thành?

Một trong những thách thức mà nhiều chuyên gia thiết kế chương trình và quản lý đào tạo trong doanh nghiệp phải đối mặt hiện nay là việc tạo ra trải nghiệm học tập phù hợp, được thiết kế dành riêng cho những học viên trưởng thành. Bởi cách thức đào tạo dành cho người lớn có sự khác biệt rất lớn so với trẻ nhỏ, và phương pháp Andragogy đã ra đời để giải quyết vấn đề trên. Trong bài viết này, OES sẽ cùng bạn tìm hiểu Andragogy là gì và cách mà phương pháp này giúp các doanh nghiệp giải bài toán về cách thức đào tạo dành cho người trưởng thành. 

Xem thêm: Khi nào doanh nghiệp nên “bắt tay” thiết kế chương trình đào tạo?

Andragogy là gì?

Để trả lời cho câu hỏi “Andragogy là gì?” thì đây là thuật ngữ chỉ phương pháp giảng dạy dành cho người lớn, được phát triển bởi nhà giáo dục học người Mỹ – Malcolm Shepherd Knowles, dựa trên một sự ngầm định rằng người trưởng thành có nhu cầu học tập thực sự. 

Andragogy chỉ ra rằng, cách thức học tập của người trưởng thành không giống với trẻ em. Trong khi trẻ em chịu sự kiểm soát bởi phụ huynh, nhà trường, có những quy định và lộ trình cần tuân thủ (nguyên tắc tập trung cho việc giáo dục trẻ em – Pedagogy), thì người học trưởng thành có toàn quyền quyết định việc học có tham gia đào tạo hay không, cũng như toàn quyền quyết định việc đến và ở lại lớp học mà rất ít chịu sự điều chỉnh bắt buộc nào khác. 

Về mặt ngữ nghĩa, Andragogy trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “dẫn dắt”, phân biệt với thuật ngữ Pedagogy – “sư phạm”, vốn được sử dụng phổ biến hơn để chi việc “dẫn dắt trẻ em”.

Đào tạo học sinh và người học trưởng thành – Điểm khác biệt giữa Pedagogy và Andragogy là gì?

Gữa Andragogy và Pedagogy có những điểm khác biệt rõ rệt, căn cứ vào chính sự khác nhau giữa đối tượng người học là trẻ em hay người lớn. Cụ thể, những khác biệt này nhấn mạnh nhu cầu rằng người lớn phải tự định hướng trong quá trình học tập, cũng như đem chính trải nghiệm (hoặc thậm chí là thất bại) của bản thân trở thành kinh nghiệm học tập. 

Tiêu chi  Andragogy  Pedagogy 
Tính chất  Người học tự định hướng và đánh giá trải nghiệm học tập của mình.  Người học phụ thuộc vào người hướng dẫn cho toàn bộ việc học tập cũng như đánh giá kết quả. 
Ảnh hưởng của trải nghiệm cá nhân đến quá trình đào tạo 

 

Người học đem chính trải nghiệm (thậm chí là sai lầm) của bản thân vào trong quá trình học tập.  Người học ít đem trải nghiệm của bản thân vào việc học. 
Khả năng sẵn sàng học  Người học sẵn sàng học hỏi khi có bất kỳ sự thay đổi nào đối với môi trường làm việc của họ.  Người học được cho biết họ sẽ phải học thêm những gì để đạt được cấp độ tiếp theo. 
Cách tiếp cận đào tạo  Người học muốn giải quyết vấn đề để để thuận lợi hơn trong công việc và cuộc sống.  Người học được yêu cầu tiếp nhận và xử lý nội dung môn học theo quy định. 
Động lực đào tạo  Người học được thúc đẩy từ bên trong bởi lòng tự trọng, sự công nhận và một cuộc sống (công việc) có chất lượng được cải thiện.  Người học được thúc đẩy từ bên ngoài bởi sự cạnh tranh về điểm số hay hậu quả của sự thất bại. 

4 nguyên tắc học tập của người trưởng thành trong phương pháp Andragogy là gì?

Nhà giáo dục học Knowles đã đề xuất 4 nguyên tắc áp dụng cho việc học của người trưởng thành, bao gồm: 

– Học tập tự chủ: Người trưởng thành cần được tham gia lập kế hoạch và đánh giá quá trình học tập của bản thân. 

– Học tập từ trải nghiệm: Kinh nghiệm (bao gồm cả sai lầm) là cơ sở cho các hoạt động học tập của người trưởng thành. 

– Học tập liên quan: Người học trưởng thành quan tâm nhất đến việc học các nội dung có liên quan và tác động ngay lập tức đến công việc hoặc cuộc sống cá nhân của họ. 

– Tiếp cận theo hướng giải quyết vấn đề: Việc học tập của người lớn tập trung vào vấn đề và giải quyết chúng, hơn và tập trung vào định hướng nội dung. 

Học tập tự chủ – Self-Directed Learning 

Trong giáo dục người lớn, khái niệm học tập tự chủ (hay học tập tự định hướng) có tầm quan trọng rất lớn. Thuật ngữ này xuất hiện vào những năm 1970 và đến ngày nay vẫn được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực này. 

Học tập tự chủ đòi hỏi các cá nhân chủ động và chịu trách nhiệm cho việc học tập của chính họ. Người học được tự do đặt mục tieu và xác định điều gì đáng để học hỏi. Đối với nguyên tắc này, giảng viên chỉ đóng vai trò là người hỗ trợ học tập chứ không phải là người truyền đạt. Song cũng phải làm rõ rằng, mục tiêu cuối cùng của self-directed learning không nhất thiết phải là học tự chủ hoàn toàn vì đó là vấn đề về mức độ, trong khi nguyên tắc này có có liên quan đến khả năng ra quyết định học tập của người học trưởng thành. Do đó, trong một số trường hợp, cần nhìn nhận đây là một quá trình hợp tác giữa người dạy và người học. 

Hiểu một cách rộng nhất, học tập tự chủ (self-directed learning) mô tả một quá trình mà các cá nhân chủ động, có hoặc không có sự trợ giúp của người khác trong việc xá định nhu cầu học tập của bản thân. Từ cơ sở đó, người học tự xây dựng mục tiêu học tập, xác định các nguồn lực cần thiết, lựa chọn và thực hiện phương pháp học tập cũng như đánh giá kết quả học tập của bản thân. 

Tuy nhiên việc học tập tự chủ mà thiếu đi sự hướng dẫn của giảng viên (hoặc gọi chung là người hướng dẫn), sẽ gặp phải một số khó khăn nhất định về tài nguyên và các công cụ cần thiết để học tập hiệu quả.  

Học tập từ trải nghiệm – Experiential Learning 

Học bằng cách làm, hay trải nghiệm là cơ sở cho nguyên tắc học tập từ trải nghiệm của người trưởng thànhg Experiential learning tập trung vào ý tưởng rằng cách tốt nhất để học mọi thứ là thông qua trải nghiệm thực tế. Từ đó, những trải nghiệm này sẽ in sâu vào tâm trí của người học và giúp lưu trữ thông tin tốt hơn hẳn các cách tiếp cận thông thường. 

Một số ví dụ để hình dung rõ hơn về học tập từ trải nghiệm bao gồm: 

  • Mô phỏng các tình huống thực tế về khoa học, thay vì chỉ tiếp cận thông qua sách vở hoặc tài liệu có sẵn. 
  • Tham gia các dự án thực tế về marketing, truyền thông thay vì chỉ đọc lại các case study. 
  • Tập trung vào các bài tập thực hành trong các lớp học về tin học văn phòng, thiết kế đồ họa…. 

Để hoạt động học tập qua trải nghiệm – experiential learning đạt được hiệu quả, người học trưởng thành cần phải có tinh thần “dấn thân” trải nghiệm những điều mới thay vì chỉ tiếp nhận thụ động qua các tài nguyên thứ cấp. Đồng thời, cần phản hồi tới giảng viên/người hướng dẫn để hiểu rõ hơn về những trải nghiệm thực tế của bản thân, cũng như điều chỉnh kịp thời để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Học tập liên quan – Relevant Learning 

Khác với cấp độ giáo dục trẻ em, nơi mà chương trình học của học sinh được quyết định bởi những người lớn, với mục đích nhằm cung cấp cho thế hệ trẻ những kiến thức nền tảng cho sự phát triển tư duy sau này, giáo dục người lớn lại quan tâm nhiều đến sự liên quan giữa nội dung học tập với công việc hoặc cuộc sống cá nhân của người học. 

Người học trưởng thành quan tâm nhiều hơn đến việc các nội dung đào tạo có liên quan và ảnh hưởng như thế nào (trong kì vọng là có tác động ngay lập tức) đến công việc và cuộc sống cá nhân của họ. Họ đánh gia cao những kiến thức có tính ứng dụng, đồng thời cũng “thiên vị” những nội dung này hơn trong quá trình lựa chọn nội dung học tập của bản thân. 

Trong Andragogy, học tập liên quan (relevant learning) được coi là một phương pháp hiệu quả nhằm nâng cao tính ứng dụng và giúp người học trưởng thành hiểu rõ các kiến thức học tập, cũng như cách thức áp dụng chúng vào thực tế. Học tập liên quan càng hiệu quả sẽ giúp người học hài lòng hơn với việc học của bản thân, tránh được cảm giác nhàm chán và quá tải những thông tin không cần thiết. 

Tiếp cận theo hướng giải quyết vấn đề – Problem-Centered Approach 

Người học trưởng thành lấy vấn đề làm trung tâm khi tự tạo lập kế hoạch học tập của mình. Cách học tiếp cận theo hướng giải quyết vấn đề (problem-centered approach) đã cho phép người học trưởng thành có thể kết hợp kiến thức đã tiếp thu, bao gồm nguyên tắc, quy trình, kiến thức cụ thể… để áp dụng giải quyết một vấn đề có thực trong cuộc sống. Chính việc giải quyết các vấn đề có trong thực tế đã tạo động lực học tập cho đối tượng học viên này.  

Trong nguyên tắc của Andragogy này, người học thường thực hiện các hoạt động: 

  • Định nghĩa và phân tích gốc rễ của vấn đề. 
  • Thu thập thông tin liên quan và các nguồn tài liệu, bằng chứng để giải quyết vấn đề. 
  • Phát triển kế hoạch cụ thể để giải quyết vấn đề. 
  • Thực hiện và kiểm tra mức độ hiệu quả của giải pháp đối với vấn đề. 
  • Đánh giá toàn bộ quá trình giải quyết vấn đề và rút kinh nghiệm cho các trường hợp tương tự. 

Ở nguyên tắc tiếp cận theo hướng giải quyết vấn đề, giảng viên/người hướng dẫn mang vai trò kiểm tra các chiến lược học tập (hay còn gọi là thuyết kiến tạo) của người học, sau đó giúp học viên đưa ra các phép loại suy cũng như tạo động lực cho người học trưởng thành hoàn thành nội dung học tập. 

Xem thêm: Thiết kế bài giảng điện tử cho doanh nghiệp chi tiết trong 5 bước

Kết 

Đào tạo cho người trưởng thành có những khía cạnh hoàn toàn khác biệt so với đào tạo K-12 mà hầu hết mọi người đã quen thuộc. Sự khác biệt không chỉ nằm ở đối tượng tiếp nhận đào tạo, mà còn nằm ở các vấn đề liên quan khác có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả đào tạo. Với các doanh nghiệp, các nhà quản lý đào tạo và chuyên gia thiết kế chương trình cần gạt bỏ những cách tiếp cận cố hữu dành cho K-12 vốn không còn phù hợp với lực lượng lao động của tổ chức. Một phương pháp tiếp cận giáo dục và đào tạo phù hợp là tiền đề giúp đội ngũ nhân sự phát triển toàn diện và hiệu quả. Hi vọng  bài viết trên đã giúp doanh nghiệp giải đáp được câu hỏi “Andragogy là gì?”.

Liên hệ ngay OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo trực tuyến để nhận được tư vấn kỹ lưỡng về các dịch vụ đào tạo nhân sự hàng đầu Việt Nam! 

Bài viết liên quan

×
OES

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x