Bạn không thể đóng gói bài giảng E-learning kịp thời hạn? Bạn bối rối trong quá trình thiết kế bài giảng điện tử? Có quá nhiều nội dung kiến thức mà bạn không biết bố trí sắp xếp? Bạn nhận được những feedback không tốt từ học viên? Đừng quá lo lắng, bài viết sau đây sẽ chỉ ra cho bạn 5 mẹo nhỏ giúp bạn giải quyết được vấn đề.
1. Chú trọng vào những yếu tố chính
Dieter Rams đã từng nói: “Thiết kế đẹp là thiết kế tối giản nhất có thể”. Đây có lẽ là câu thần chú mà bất cứ designer nào cũng đều phải nhớ. Tuy nhiên, tối giản không có nghĩa là xuề xòa, nếu bạn nghĩ rằng mình chỉ cần đưa toàn bộ các slides PowerPoint sang dạng bài giảng E-learning thì bạn đã nhầm bởi các học viên ngày nay hi vọng nhiều hơn ở một bài giảng PowerPoint truyền thống.
Vậy tối giản là như thế nào? Phong cách thiết kế tối giản chỉ tập trung vào những yếu tố chính. Không thừa thãi, mọi thành tố từ hình khối, bảng màu cho tới typography đều cần thiết. Những hình khối, đường nét đơn giản dễ dàng giúp người học nhận ra điểm nhấn và thông điệp mà bạn muốn truyền tải.
Tips: Bám sát nguyên tắc I.B.I (Interesting But Irrelevant), đây là nguyên tắc vàng trong quá trình thiết kế bài giảng E-learning mà bạn nên áp dụng cho mọi đoạn text và hình ảnh. Tạm dịch là “thú vị cơ mà phải liên quan”, tất cả hình ảnh, video hay text mà bạn đưa vào bài giảng đều phải có mục đích rõ ràng và liên quan chặt chẽ với thông điệp mà bạn muốn truyền tải cho người học. Bạn nên sẵn sàng loại bỏ bất cứ thông tin gì không thực sự liên quan đến bài giảng của mình.
2. Tận dụng khoảng trắng
Với 94% lượng người dùng nói rằng họ luôn bị ấn tượng với một bài giảng E-learning bởi thiết kế, hãy đảm bảo rằng các slides bài giảng của bạn có bố cục rõ ràng, thoáng đãng và dễ hiểu. Khoảng trắng được coi là chiếc chìa khóa vạn năng trong mọi thiết kế, giúp tăng khả năng đọc hiểu của người xem đến 20%. Khoảng trắng không nhất thiết phải là màu trắng mà đôi khi sẽ sử dụng màu background của bài giảng. Bạn có thể tận dụng khoảng trắng, tạo các vách ngăn giữa các yếu tố trên màn hình để khiến người học phải tạm dừng suy ngẫm hoặc sử dụng khoảng trắng để làm nổi bật một số đầu mục đặc biệt.
3. Hỗ trợ nội dung bằng yếu tố visual
Liệu mình có thể truyền đạt nội dung này với cách khác?
Giữa một đoạn văn và một hình ảnh, học viên sẽ thường ưu tiên yếu tố visual hơn – hình ảnh. Luôn có hàng vạn từ để diễn đạt một nội dung nào đó nhưng một hình ảnh sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều khoảng trống, đồng thời giúp người học tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải sử dụng một hình ảnh để diễn đạt một ý tưởng mà có thể kết hợp với một vài câu văn ngắn gọn mô tả để nội dung thêm rõ ràng.
4. Không dài dòng lan man
Trong quá trình xây dựng bài giảng E-learning, bạn cần cố gắng truyền đạt thông tin với số lượng từ ít nhất có thể. Theo một số thống kê, bài giảng càng ít từ và cô đọng bao nhiêu thì càng giúp người học tiếp thu hiệu quả bấy nhiêu. Sau đây là một số tips giúp bạn tránh được việc dài dòng và lan man khi tạo bài giảng:
- Giới hạn mỗi đoạn văn không quá 4 câu dài 2 đến 3 dòng: Điều này sẽ giúp bạn tránh được việc dồn nhiều ý chính trong một đoạn, phân bổ nội dung phù hợp và giúp người học tiếp thu thông tin hiệu quả hơn.
- Đảm bảo rằng bạn chỉ bám sát một concept xuyên suốt bài giảng: Quá nhiều concepts sẽ khiến thiết kế của bạn bị rối và thiếu tính đồng nhất.
- Sử dụng ngôn từ đơn giản: Bạn cần cố gắng diễn đạt dễ hiểu, hạn chế sử dụng từ chuyên môn nếu không cần thiết.
5. Microlearning
Đã xa rồi những ngày mà người học sẵn sàng dành cả tiếng đồng hồ để lắng nghe và theo dõi các bài giảng một cách bị động. Ngày nay, các học viên đã dần chủ động hơn và đòi hỏi các bài giảng phải ngắn gọn, xúc tích và cô đọng nhất. Đó cũng là lý do mà Microlearning ra đời, đây là phương thức học tập cung cấp cho học viên nhiều gói thông tin dưới dạng các mô-đun học tập chỉ kéo dài 3 đến 5 phút và nhấn mạnh vào những thông tin trọng tâm. Microlearning cho phép người học được nghỉ ngơi trong quá trình học thay vì phải ngồi trước màn hình nhiều giờ đồng hồ để theo dõi một bài giảng với khối lượng kiến thức khổng lồ. Phương thức học tập này cũng giúp bạn đơn giản được phần nào thiết kế bài giảng E-learning khi nội dung được cắt nhỏ thành nhiều phần.
Trên đây là 5 mẹo nhỏ để đơn giản thiết kế bài giảng E-learning khi tự triển khai trong doanh nghiêp. Nếu gặp bất kì khó khăn gì, hãy liên hệ ngay với OES để được hỗ trợ và tư vấn nhé!
Xem thêm: 3 nền tảng hỗ trợ bạn xây dựng video bài giảng E-learning hiệu quả