Trong triển khai đào tạo trực tuyến, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên là một khâu quan trọng để xác định chương trình đào tạo đó có đạt được hiệu quả như mong đợi hay không. Các hệ thống quản lý học tập đều sở hữu tính năng thiết lập các bài kiểm tra ở một mức độ nhất định, song không phải người dùng nào cũng có thể khai thác tối đa tính năng này. Trong bài viết này, hãy cùng OES tìm hiểu 5 bước giúp doanh nghiệp làm chủ tính năng sáng tạo bài kiểm tra online trên LMS một cách hiệu quả nhất!
Xem thêm: “Checklist” các chức năng của nền tảng học và thi trực tuyến doanh nghiệp cần biết
Xu hướng thi online trong thời đại số
Sự bùng nổ của đại dịch COVID-19 không chỉ có tác động đến sức khỏe, nhận thức của toàn nhân loại mà nó còn khiến cho rất nhiều hành vi, hoạt động và thói quen của con người thay đổi, điển hình là cách mà chúng ta tiếp nhận và sử dụng các dịch vụ trực tuyến. Nếu ở thời điểm trước khi đại dịch diễn ra, việc học và thi online chỉ là một lựa chọn mang tính hỗ trợ cho hoạt động đào tạo và kiếm tra truyền thống, thì tại thời điểm hiện tại, một số các đơn vị đã lấy việc phát triển đào tọa và thi online làm trọng tâm phát triển.
Bên cạnh các trường học, các doanh nghiệp cũng không nằm ngoài xu hướng chuyển dịch hành vi này đối với hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của mình. Hàng loạt đơn vị đã bước vào “cuộc chơi” phát triển các hoạt động đào tạo trực tuyến, trong đó bao gồm chuyển đổi số bài giảng và xây dựng hệ thống quản lý học tập phù hợp. Trên thực tế, đây không chỉ là hoạt động xảy ra như một lẽ tất yếu từ ảnh hưởng khách quan của đại dịch, mà chính những ưu điểm về tối ưu nguồn lực cũng như hiệu quả mang lại đã khiến cho làn sóng đào tạo trực tuyến phủ rộng một cách mạnh mẽ.
Song nếu chỉ xét đến khía cạnh kiểm tra và đánh giá hiệu quả đào tạo trong doanh nghiệp thì thi online cũng là một hoạt động đang được đẩy mạnh. Trong năm 2023, xu hướng thi online có thể kể đến:
(1) Các phần mềm thi trực tuyến sẽ được giám sát với AI.
(2) Phát triển thiết kế phần mềm thi trực tuyến dành cho di động.
(3) Kết hợp gamification trong phần mềm thi online.
(4) Ứng dụng giải pháp dựa trên đám mây.
Với các xu hướng này, có thể thấy rằng thị trường phần mềm thi trực tuyến nói chung hay hoạt động thi online trên LMS nói riêng đa có tiềm năng phát triển rất lớn, hứa hẹn sẽ là sự chạy đua phát triển tính năng của các bên đang hoạt động trong lĩnh vực này.
Xem thêm: Đào tạo và dạy học trực tuyến đã trở thành xu hướng bền vững như thế nào?
5 bước làm chủ tính năng tạo bài kiểm tra online trong LMS
Các hệ thống quản lý học tập LMS đều sở hữu tính năng kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học viên. Song không phải đơn vị nào cũng có thể khai thác tối đa hiệu quả mà tính năng này mang lại. Dưới đây là 5 bước làm chủ tính năng tạo bài kiểm tra online trong LMS hiệu quả.
Lựa chọn nền tảng LMS phù hợp
Lựa chọn LMS phù hợp không chỉ quan trọng để tạo bài kiểm tra online, mà còn quan trọng đối với toàn bộ hoạt động triển khai đào tạo trực tuyến. LMS được sử dụng phải hỗ trợ được các hoạt động học tập một cách trơn tru, lưu trữ tài liệu hiệu quả hay tối ưu khả năng phân cấp, phần quyền đối với các đối tượng có trong hệ thống. Đối với hoạt động kiểm tra và đánh giá, hệ thống quán lý học tập được lựa chọn phải đảm bảo đã được phát triển tính năng này một cách bài bản, thay vì chỉ là một tính năng được thêm vào khi đơn vị sử dụng có nhu cầu.
Để lựa chọn một nền tảng LMS phù hợp cho việc đào tạo nói chung và kiểm tra, đánh giá nói riêng, doanh nghiệp nên xác định rõ các nhu cầu của mình cũng như thứ tự ưu tiên đối với mỗi nhu cầu đó. Ngoài ra, các hệ thống quản lý học tập sẽ có sự khác nhau theo điểm mạnh của từng nhà cung cấp. Do đó, nếu muốn phát triển thêm tính năng khác với các tính năng mà nhà cung cấp đó đang có sẵn, doanh nghiệp cần kiểm tra và đảm bảo khả năng thực hiện của đơn vị đó, cũng như chi phí phát sinh cần thiết cho việc triển khai.
Tạo khóa học/kỳ thi
Sau khi lựa chọn hệ thống LMS phù hợp để tạo bài kiểm tra online, việc tiếp theo cần làm là xác định kỳ thi/bài kiểm tra này đã có khóa học liên quan hay chưa. Trong trường hợp chưa có khóa học liên quan đến nội dung cần kiểm tra, người thiết lập cần tạo khóa học trước. Sau đó, cần xác định bài kiểm tra/kỳ thi sẽ diễn ra với những tiêu chí như thế nào, cũng như cần đạt được những kết quả gì từ phía học viên. Việc này sẽ giúp cho các bước phía sau không bị lệch kế hoạch và mục tiêu ban đầu.
Tạo đề kiểm tra
Đề kiểm tra gồm nhiều câu hỏi khác nhau cũng như cho phép học viên thực hiện những hoạt động trả lời khác nhau tương ứng. Trong bước này của việc tạo bài kiểm tra online, người thiết lập sẽ tải lên hệ thống LMS các câu hỏi (thường là theo nhóm) dưới các định dạng được LMS hỗ trợ như exel, csv…. dưới dạng thủ công hoặc thêm hàng loạt. Sau đó, các nhóm câu hỏi sẽ được bổ sung thêm mô tả bằng chữ, hình ảnh, video hoặc được gắn link để học viên có thể dễ dàng hiểu và trả lời trong quá trình kiểm tra.
Ngoài ra, các nhóm câu hỏi có thể được lưu trữ thành ngân hàng đề thi trên LMS nhằm phục vụ mục đích sử dụng lâu dài. Một số hệ thống quản lý học tập sở hữu tính năng “xào” câu hỏi để tạo ra đề thi mới, trên cơ sở dùng chung ngân hàng câu hỏi được lưu trữ sẵn. Điều này giúp tăng tính đa dạng cho đề thi, tránh việc học viên nhớ đề và học để “làm bài tủ”. Đồng thời cũng giúp doanh nghiệp kiểm tra được đa dạng nội dung trong chương trình đào tạo dành cho nhân sự của mình.
Thiết lập và cài đặt bài kiểm tra
Một trong những bước cần chú trọng nếu muốn làm chủ tính năng tạo bài kiểm tra online trên LMS là việc thiết lập và cài đặt bài kiểm tra. Bài thi sẽ được xuất hiện như thế nào, có những yêu cầu cần thực hiện ra sao, bắt buộc hay không bắt buộc… sẽ được thực hiện trong bước này.
Bước này cho phép người thiết lập tạo ra những yêu cầu cụ thể đối với bài thi cũng như học viên tham gia kiểm tra. Một số thông tin cần được thiết lập và cài đặt có thể kể đến:
– Bài thi có bắt buộc hay không?
– Thời gian thực hiện bài thi là trong bao lâu hay không tính thời gian?
– Học viên có được phép làm lại nhiều lần không? Tối đa là bao nhiêu lần?
– Bài thi yêu cầu đạt bao nhiêu điểm tối thiểu?….
Gán bài kiểm tra cho học viên
Sau khi đã hoàn thành các bước trên, việc tạo bài kiểm tra online trên LMS đã cơ bản được hoàn thành. Việc cuối cùng mà người quản lý đào tạo (hoặc giảng viên phụ trách) cần làm là gán bài kiểm tra cho học viên cần thực hiện. Các học viên sẽ nhận được thông báo qua hệ thống Thông báo của LMS, đồng thời nhận được bài thi ở mục Kiểm tra/Bài thi (tùy cách gọi của từng hệ thống) kèm theo thông tin cần chú ý.
Xem thêm: Quy trình hoạt động của hệ thống e-Learning
Kết
Việc phát triển tính năng kiểm tra trên LMS mang lại rất nhiều lợi ích cho hoạt động đào tạo trực tuyến, cũng là một xu hướng phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo trên toàn thế giới. Chúng cho phép linh hoạt hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí hơn, điều không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được với các kỳ thi trực tiếp truyền thống. Hơn nữa, các kỳ thi trực tuyến có khả năng làm giảm mức độ gian dối trong học thuật vì chúng đi kèm với các giải pháp giám sát tiến bộ có khả năng bảo vệ tính toàn vẹn của các khóa học trực tuyến. Và để tận dụng được những ưu điểm này, các nhà quản lý đào tạo hay giảng viên cần làm chủ tính năng tạo bài kiểm tra online song song với việc khai thác tối đa các tính năng khác của LMS.
Liên hệ OES – Công ty CP Dịch vụ Đào tạo trực tuyến hàng đầu Việt Nam để nhận được tư vấn kỹ lưỡng về số hóa bài giảng và triển khai hệ thống quản lý học tập Welearning!