Trong kỷ nguyên số hiện nay, việc đào tạo nhân sự thông qua các hệ thống quản lý học tập (LMS) đang trở thành xu hướng ở nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, để lựa chọn được một hệ thống LMS phù hợp, mang lại hiệu quả cao mà không gây lãng phí nguồn lực luôn là bài toán khó đối với các nhà lãnh đạo. Vì vậy, trước khi chính thức đầu tư vào một hệ thống LMS, việc trải nghiệm bản dùng thử miễn phí sẽ là phương án hữu ích để doanh nghiệp đánh giá hệ thống đó có thể giải quyết được những vấn đề và thách thức mà tổ chức đang gặp phải hay không. Hãy cùng OES khám phá những lợi ích mà việc trải nghiệm hệ thống LMS demo mang lại và cách tận dụng tối đa phiên bản dùng thử qua bài viết dưới đây!
Xem thêm: SaaS là gì? Tất cả những điều cần biết về phần mềm dịch vụ
Bản dùng thử hệ thống LMS miễn phí là gì?
Bản dùng thử hệ thống LMS miễn phí là một phiên bản giới hạn hoặc đầy đủ của hệ thống Quản lý Học tập (LMS) mà người dùng có thể sử dụng mà không phải trả phí trong một khoảng thời gian nhất định. Mục đích của bản demo miễn phí là giúp người dùng trải nghiệm các tính năng, giao diện, và hiệu suất của hệ thống trước khi quyết định đầu tư vào nó.
Do vậy, đây là cơ hội để các doanh nghiệp trải nghiệm hệ thống LMS và tìm hiểu sâu hơn về tính năng, đánh giá giao diện người dùng, kiểm tra hiệu suất, khả năng tích hợp,… Bản dùng thử miễn phí thường kéo dài từ vài tuần đến một tháng, cho phép người dùng có đủ thời gian để đánh giá toàn diện hệ thống LMS trước khi cam kết đầu tư.
Những lợi ích khi trải nghiệm hệ thống LMS
Để hiểu rõ hơn về giá trị mà bản dùng thử mang lại, hãy cùng OES tìm hiểu những lợi ích cụ thể mà doanh nghiệp có thể thu được khi trải nghiệm hệ thống LMS trước khi quyết định đầu tư.
Trải nghiệm thực tế
Khi sử dụng bản dùng thử, doanh nghiệp có cơ hội trải nghiệm thực tế toàn bộ hệ thống LMS mà không cần có bất kì cam kết nào về mặt tài chính. Trải nghiệm hệ thống LMS thực tế sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cách thức vận hành của hệ thống, từ đó đánh giá xem hệ thống có phù hợp với nhu cầu và mục tiêu đào tạo của mình hay không.
Bên cạnh đó, việc trải nghiệm trực tiếp cũng giúp doanh nghiệp nhận diện được điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống. Đây sẽ là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra những quyết định đầu tư chính xác.
Xem thêm: 5 cách kiểm thử hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến đảm bảo tối ưu hóa trải nghiệm người dùng
Đánh giá mức độ dễ sử dụng và khả năng điều hướng
Một hệ thống LMS tốt cần đảm bảo tính dễ dàng sử dụng và khả năng điều hướng, giúp người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm và sử dụng các tính năng cần thiết mà không gặp phải rào cản kỹ thuật.
Trải nghiệm thử hệ thống LMS cho phép doanh nghiệp đánh giá trực tiếp mức độ thân thiện của giao diện người dùng, các menu điều hướng, và cách bố trí các công cụ học tập.
Nhờ đó, doanh nghiệp có thể xác định liệu hệ thống có dễ sử dụng đối với nhân viên hay không nhằm tránh tình trạng mất thời gian và công sức đào tạo nhân viên sử dụng hệ thống mới.
Đánh giá tính năng và khả năng tùy chỉnh
Bản demo LMS cho phép doanh nghiệp khám phá và đánh giá hầu hết các tính năng của LMS, từ quản lý khóa học, tạo bài kiểm tra, theo dõi tiến độ học tập, đến báo cáo kết quả đào tạo,… Từ đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn hệ thống đảm bảo đáp ứng được nhu cầu đào tạo của tổ chức.
Ngoài ra, khả năng tùy chỉnh cũng là một yếu tố quan trọng, bởi mỗi tổ chức khi triển khai đào tạo sẽ có mục tiêu, nhu cầu và nghiệp vụ đào tạo khác nhau. Do đó, trong quá trình trải nghiệm hệ thống LMS, doanh nghiệp nên xem xét liệu nhà cung cấp phần mềm có khả năng xây dựng LMS với các tính năng đáp ứng yêu cầu cụ thể của tổ chức hay không.
Đồng thời hãy đảm bảo rằng hệ thống LMS có thể phát triển và mở rộng theo nhu cầu và mục tiêu trong tương lai. Điều này giúp doanh nghiệp lựa chọn được hệ thống phù hợp và tiết kiệm chi phí khi có nhu cầu mới phát sinh.
Tính hiệu quả về chi phí
Một trong những lợi ích lớn nhất của việc sử dụng bản dùng thử là giúp doanh nghiệp có thể so sánh chi phí với những lợi ích mà hệ thống mang lại mà không có bất kì rủi ro nào.
Doanh nghiệp nên xem xét, tính toán kỹ lưỡng chênh lệch giữa chi phí triển khai, bảo trì, và nâng cấp hệ thống trong tương lai với những tiềm năng hệ thống có thể đem lại sự phát triển cho doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp xác định xem đầu tư vào LMS có thực sự mang lại lợi ích kinh tế hay không và đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.
Xem thêm: Phân tích chi phí triển khai LMS và cách tối ưu khoản đầu tư này
Khả năng hỗ trợ kỹ thuật
Khi quyết định đầu tư một hệ thống mới, sự hỗ trợ về kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần phải quan tâm. Trải nghiệm hệ thống LMS trước khi triển khai sẽ là giải pháp giúp doanh nghiệp đánh giá được khả năng hỗ trợ kỹ thuật của bên cung cấp LMS.
Khả năng hỗ trợ kỹ thuật có thể được đánh giá thông qua thời gian phản hồi, chất lượng giải đáp thắc mắc, và khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh. Việc đảm bảo nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật kịp thời và hiệu quả sẽ là cơ sở để doanh nghiệp yên tâm sử dụng hệ thống trong dài hạn. Bản dùng thử cho phép doanh nghiệp kiểm tra và xác nhận rằng đội ngũ hỗ trợ của nhà cung cấp LMS có đủ năng lực và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của mình.
Thúc đẩy tham gia và phản hồi
Để đánh giá hiệu quả của LMS, ngoài khả năng đáp ứng nhu cầu và mục tiêu, doanh nghiệp cũng cần xem xét mức độ hài lòng của nhân viên. Việc triển khai thử hệ thống LMS sẽ giúp doanh nghiệp đo lường, đánh giá thông qua phản hồi của nhân viên khi trải nghiệm LMS.
Ngoài ra, phản hồi từ nhân viên cũng giúp doanh nghiệp điều chỉnh và cải thiện hệ thống trước khi chính thức triển khai, đảm bảo rằng hệ thống LMS sẽ được chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong tổ chức.
Cách tận dụng tối đa phiên bản dùng thử miễn phí để trải nghiệm hệ thống LMS
Để tận dụng tối đa những lợi ích mà LMS demo mang lại, điều quan trọng đầu tiên mà doanh nghiệp nên làm, đó là thiết lập một mục tiêu và kế hoạch rõ ràng, chi tiết bao gồm nhu cầu đào tạo hiện tại, các vấn đề cần giải quyết, kết quả mong đợi từ hệ thống LMS, tiêu chí đánh giá,… Mục tiêu cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp định hướng quá trình trải nghiệm và đánh giá, đồng thời làm cơ sở để so sánh các hệ thống LMS khác nhau.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần đánh giá kỹ lưỡng về tính năng, khả năng tích hợp hệ thống công nghệ thông tin hiện tại của doanh nghiệp, tính tùy biến và khả năng hỗ trợ kỹ thuật của bên cung cấp hệ thống để đảm bảo hệ thống đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp cũng như vận hành trơn tru khi triển khai.
Một lưu ý nữa mà doanh nghiệp nên cân nhắc trong quá trình trải nghiệm hệ thống LMS, đó là nên thúc đẩy sự tham gia của nhân viên từ các phòng ban khác nhau và khảo sát ý kiến phản hồi hiệu quả để lựa chọn hệ thống LMS phù hợp nhất với tổ chức của mình.
Xem thêm: 5 lý do nên đầu tư phần mềm quản lý đào tạo cho đơn vị chưa triển khai
Kết
Với đội ngũ nhân sự có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo số, OES tự tin có thể hỗ trợ doanh nghiệp triển khai hệ thống LMS một cách toàn diện và hiệu quả nhất.
Liên hệ với OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo trực tuyến để trải nghiệm demo miễn phí hệ thống LMS – Welearning ngay hôm nay!