Kinh nghiệm số hóa nội dung: 8 loại visual content mà bạn nên biết
SELECT MENU

Blog

Kinh nghiệm số hóa nội dung: 8 loại visual content mà bạn nên biết

Visual content là một trong những công cụ đắc lực nhất giúp tăng hiệu quả của bài giảng e-Learning, bên cạnh các yếu tố khác nhau gamification hay chuyển động animation. Với kinh nghiệm số hóa nội dung cho nhiều doanh nghiệp lớn như MobiFone, OceanBank, VNPost,.., OES sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ kiến thức về tất cả các loại visual content phổ biến nhất và cách áp dụng chúng qua bài viết sau.

Xem thêm: Các định dạng video e-Learning phổ biến nhất hiện nay

Visual content là gì?

Visual Content (Nội dung trực quan) là những nội dung được mã hóa bằng bắt mắt, thu hút thị giác của người xem như hình ảnh, màu sắc, âm thanh và chuyển động. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ và mạng xã hội, visual content đã trở thành một phần không thể thiếu trong các chiến lược tiếp thị và truyền thông hiện đại.

Visual content là gì?

Các nội dung trực quan có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức, bao gồm ảnh chụp, video, infographic, đồ họa minh họa, hoặc thậm chí là các biểu đồ và hình ảnh động. Chúng không chỉ giúp nội dung trở nên sinh động mà còn hỗ trợ truyền tải thông điệp một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Các dạng visual content phổ biến hiện nay

Nội dung trực quan không chỉ gói gọn ở mặt hình ảnh mà có rất nhiều dạng Visual Content và mỗi một loại đều có thể hỗ trợ và giúp doanh nghiệp dễ dàng biểu thị các ý tưởng, chiến lược tiếp thị một cách hiệu quả. Cùng OES điểm những dạng Visual Content phổ biến được sử dụng rộng rãi trong những năm qua.

Ảnh chụp

Người học luôn “ưu ái” những bức ảnh hơn là những đoạn văn kín chữ. Một số thống kê cho thấy, cùng một thông điệp truyền tải nhưng 80% học viên thích học qua hình ảnh và 64% có khả năng nhớ nội dung đó với yếu tố visual. Một tấm ảnh chụp rõ nét, cân đối, màu sắc hài hòa sẽ luôn gây ấn tượng với người học, đồng thời đơn giản hóa được nội dung bài giảng và từ đó, người học sẽ dễ tiếp thu kiến thức.

visual content dạng ảnh chụp

Để biết chi tiết hơn về cách số hóa nội dung bằng hình ảnh, bạn có thể tham khảo tại đây.

Ảnh chụp màn hình

Kinh nghiệm số hóa nội dung cho thấy, ảnh chụp màn hình là giải pháp hữu hiệu khi bạn đang đào tạo các kĩ năng văn phòng hay các nội dung hướng dẫn step-by-step. Chỉ với vài bước đơn giản, nhấn vào phím Print Screen trên bàn phím hoặc sử dụng phần mềm Camtasia, bạn đã có ngay một serie ảnh hướng dẫn thao tác.

Infographic

Infographic (Information Graphic) là hình thức đồ họa trực quan sử dụng hình ảnh để cung cấp thông tin, đơn giản hóa các nội dung phức tạp một cách nhanh chóng và rõ ràng. Infographic đang ngày càng được ưa chuộng bởi hình ảnh minh họa phong phú, bắt mắt mà vẫn đầy đủ nội dung cần thiết. Loại visual content này thường được sử dụng để diễn tả các quy trình phức tạp nhiều bước hay các bản báo cáo nhiều con số.

Infographic

Ảnh động

Ảnh động (GIF – Graphics Interchange Format)  là tập tin ảnh có độ phân giải thấp, có những chuyển động ngắn và lặp đi lặp lại. GIF thường được ví như người con của hình ảnh và video, hấp dẫn hơn hình ảnh nhờ các chuyển động và “rẻ” hơn video bởi độ phân giải thấp và không mất nhiều thời gian để tải. Bạn có thể tham khảo những kho ảnh động miễn phí như: Google, Tumblr, Imgur, Giphy,…

kinh-nghiem-so-hoa-noi-dung-voi-anh-dong

Ảnh minh họa

Đôi khi trong quá trình số hóa nội dung, có một số khái niệm vô cùng trừu tượng mà bạn khó có thể chụp lại hay diễn tả bằng những câu chữ. Đó là lúc mà bạn nên tìm đến ảnh minh họa, hay còn được biết đến với cái tên illustration. Khi sử dụng loại visual content này, bạn hãy chú ý đến một số điều sau:

  • Không nên lạm dụng quá nhiều sẽ khiến bài giảng trở nên khó hiểu và vô nghĩa, chỉ sử dụng khi bạn cần mô tả cho nội dung.
  • Ảnh minh hoạt đặc biệt phù hợp với những nội dung trừu tượng và phức tạp như các mối liên hệ, quá trình,..
  • Các biểu tượng cảm xúc cũng là lựa chọn không tồi để tăng phần sinh động cho bài giảng.

Biểu đồ và đồ thị

Biểu đồ và đồ thị rất thích hợp để phân tích và đánh giá các mối quan hệ tương quan, xu hướng phát triển của các thành tố. Bạn có thể cân nhắc đến 3 loại biểu đồ sau:

Biểu đồ và đồ thị

  • Lưu đồ: loại sơ đồ biểu diễn một thuật hay một quá trình, diễn tả các bước công việc dưới dạng các loại hình khác nhau theo thứ tự.
  • Biểu đồ tròn: biểu diễn dữ liệu ở dạng phần trăm, được dùng để đánh giá về quy mô và cơ cấu.
  • Biểu đồ cột: loại biểu đồ thường được áp dụng để so sánh về độ lớn các đại lượng thành phần hoặc so sánh các thành tố qua thời gian, thể hiện một xu hướng phát triển nào đó.

Meme/Quote

Meme/Quote được hiểu là những trích dẫn hài hước, hay và vui nhộn được nhiều người dùng sử dụng để thu hút khách hàng quan tâm và điều hướng về các bài viết, mạng xã hội của doanh nghiệp. Dạng Visual Content này được chia ra làm 2 loại, trong đó:

  • Quote: Là những câu trích dẫn tục ngữ, danh ngôn hay các lời nói của những người nổi tiếng
  • Meme: Là những trích dẫn mang ý nghĩa hài hước, giải trí và vui nhộn

Đây là dạng content có khả năng gây ấn tượng với người đọc khiến họ trở nên thích thú với nội dung doanh nghiệp đưa ra. Còn nữa, việc triển khai Meme/Quote thường rất ngắn gọn và đơn giản, ít hơn rất nhiều so với việc sử dụng video để tiếp thị.

Visual content: Meme/Quote

Typography

Typography là từ ghép bởi “Typo” và “Graphy” mô tả nghệ thuật sắp đặt và trình bày các chữ cái. Nếu sử dụng thành thạo typography, bạn sẽ dễ dàng tạo được điểm nhấn và khiến bài giảng của mình trở nên ấn tượng hơn so với việc chỉ sử dụng các font chữ phổ biến như: Times New Roman, Calibri, VnTimes,… Khi áp dụng loại visual content này, bạn nên lưu ý chọn phông chữ rõ ràng, dễ đọc và tạo sự tương phản với background.

Sketchnote

Sketchnote là những bản phác thảo (sketch) thể hiện ý tưởng, kiểm soát mối quan hệ giữa những ý tưởng đó trên giấy ghi chú. Sketchnote ngày nay đã được số hóa và chuyển thành một loại visual content vô cùng thú vị. Thông qua việc sử dụng hình ảnh, câu chữ và sơ đồ, những ghi chép này tận dụng tư duy hình ảnh để lý giải một nội dung phức tạp nào đó. Nếu 7 loại visual content trên chỉ đơn thuần thể hiện những con chữ biết nói thì sketchnote còn thể hiện một lối tư duy nhất định, giúp học viên dễ dàng tiếp thu và xử lý thông tin hơn.

Sketchnote

Nguyên lý để xây dựng visual content chất lượng

Để xây dựng Visual Content chất lượng, mang lại nhiều giá trị cao thì các doanh nghiệp cần phải để ý đến các nguyên lý cơ bản như sau.

Nguyên lý toán học

Nguyên lý toán học trong thiết kế visual content liên quan đến việc sử dụng các tỷ lệ, cấu trúc và căn chỉnh để tạo ra sự cân đối và hài hòa cho nội dung trực quan.

  • Tỷ lệ vàng (Golden Ratio): Đây là một trong những nguyên tắc nổi tiếng nhất, giúp tạo ra sự cân đối tự nhiên và thu hút người xem. Tỷ lệ vàng thường được áp dụng trong việc bố trí các yếu tố hình ảnh, văn bản và không gian trắng.
  • Lưới (Grid): Sử dụng lưới để căn chỉnh các thành phần trong visual content. Lưới giúp đảm bảo sự đồng nhất và tránh sự lộn xộn, đồng thời tạo ra cảm giác chuyên nghiệp.
  • Quy tắc một phần ba (Rule of Thirds): Áp dụng quy tắc này để sắp xếp các yếu tố quan trọng tại các giao điểm của lưới chia khung hình thành ba phần ngang và ba phần dọc. Điều này giúp tăng tính thẩm mỹ và thu hút ánh nhìn của người xem.
  • Tính đối xứng và cân đối: Đảm bảo sự phân bố hợp lý giữa các yếu tố hình ảnh và văn bản để tạo cảm giác hài hòa. Bố cục đối xứng thường mang lại cảm giác ổn định, trong khi bố cục bất đối xứng có thể tạo sự thú vị và năng động.

Việc áp dụng các nguyên lý toán học giúp visual content trở nên hấp dẫn và chuyên nghiệp hơn, đồng thời tạo ấn tượng sâu sắc với người xem.

Nguyên lý về phông chữ và màu sắc

Phông chữ và màu sắc là hai yếu tố cơ bản nhưng đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng visual content chất lượng.

  • Phông chữ: Sử dụng phông chữ rõ ràng, dễ đọc và phù hợp với thông điệp cần truyền tải. Các phông chữ quá cầu kỳ có thể làm giảm tính chuyên nghiệp và gây khó khăn cho người xem trong việc tiếp nhận thông tin. Nên giới hạn số lượng phông chữ sử dụng trong một nội dung để tạo sự đồng nhất và tránh làm người xem bị phân tâm. Một số phông chữ được sử dụng phổ biến đó là Slab serif, erif, Modern, Sans-serif và Script.
  • Màu sắc: Lựa chọn màu sắc hài hòa, phù hợp với thương hiệu và cảm xúc mà bạn muốn truyền tải. Mỗi màu sắc đều mang một ý nghĩa tâm lý riêng, ví dụ như màu xanh tạo cảm giác tin tưởng, màu đỏ thể hiện sự năng động. Ngoài ra, cần đảm bảo độ tương phản hợp lý giữa màu nền và màu chữ để thông tin dễ đọc hơn.

Kết hợp phông chữ và màu sắc một cách hợp lý không chỉ làm tăng tính thẩm mỹ mà còn giúp visual content truyền tải thông điệp mạnh mẽ và hiệu quả hơn.

Xem thêm: Tự số hóa nội dung bằng phần mềm iSpring Suite, Adobe Captivate hay Articulate 360?

Kết luận

Visual content không chỉ là vật liệu trang trí cho các bài giảng trực tuyến mà còn là công cụ chiến lược, là ngôn ngữ của sự sáng tạo trong thế giới tiếp thị số. Dù là doanh nghiệp hay trường học, việc đầu tư vào visual content không chỉ là một chiến lược tiếp thị, mà còn là cách để kết nối, gây ấn tượng và tạo ra những trải nghiệm không thể quên trong tâm trí khách hàng.

Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm số hóa nội dung và gặp khó khăn trong quá trình tự triển khai, hãy liên hệ ngay với OES – Công ty Đào tạo trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam bạn nhé!

Triển khai khóa học trực tuyến cùng OES

Bài viết liên quan

×
OES

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

This will close in 0 seconds