Sự thành công của bất kỳ hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS) nào đều phụ thuộc vào trải nghiệm người dùng (UX) của chúng. Một UX liền mạch, trực quan và hiệu quả đảm bảo rằng doanh nghiệp có thể cung cấp trải nghiệm học tập tốt nhất cho người học và nhà giáo dục, giúp họ tập trung vào các mục tiêu chính: giảng dạy và học tập. Kiểm thử phần mềm đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao Trải nghiệm người dùng LMS bằng cách xác định và khắc phục các sự cố trước khi chúng ảnh hưởng đến người dùng.. Vậy, làm thế nào để kiểm thử hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến hiệu quả? Thông qua bài viết này, OES sẽ chia sẻ 5 cách thức hiệu quả để kiểm thử hệ thống LMS, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và nâng cao chất lượng đào tạo.
Xem thêm: Mẹo triển khai LMS để xây dựng một hệ thống e-Learning thành công
Kiểm thử độ tin cậy và ổn định của hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến
Một nghiên cứu của Statista đã chỉ ra rằng 70% người học gặp phải các vấn đề kỹ thuật trong các khóa học trực tuyến. Độ tin cậy và ổn định là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến (LMS). Để đảm bảo hệ thống LMS hoạt động trơn tru và đáp ứng nhu cầu sử dụng của học viên, tổ chức có thể thực hiện các bước kiểm thử sau:
- Kiểm thử khả năng chịu tải: Loại kiểm thử này đảm bảo hệ thống LMS có thể chịu tải cao mà không bị gián đoạn hay giảm hiệu suất bằng cách sử dụng các công cụ mô phỏng tải để kiểm tra khả năng xử lý của hệ thống LMS khi có nhiều người dùng truy cập cùng lúc, đồng thời theo dõi thời gian phản hồi của hệ thống.
- Kiểm thử tính sẵn sàng: Tại bước này, chuyên viên thực hiện theo dõi thời gian hoạt động của hệ thống LMS và đảm bảo hệ thống luôn sẵn sàng sử dụng. Trong thời gian theo dõi, chuyên viên có thể xác định và khắc phục các lỗi tiềm ẩn có thể dẫn đến sự cố gián đoạn hệ thống. Bước này giúp cho tổ chức có thể xây dựng kế hoạch dự phòng để đảm bảo hệ thống có thể hoạt động trở lại nhanh chóng trong trường hợp xảy ra sự cố.
- Kiểm thử tính ứng suất: Để có thể kiểm thử được tính ứng suất, cần tiến hành đẩy hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến tới ngưỡng cao nhất mà LMS có thể tải nội dung được. Bước này được thực hiện với mục đích xác định khả năng tối đa mà hệ thống có thể hoạt động và chuẩn bị cho những trường hợp tăng giảm đột biến về lượng truy cập trong quá trình sử dụng.
Xem thêm: Lý do doanh nghiệp nên nâng cấp hệ thống LMS ngay bây giờ
Kiểm thử hệ thống đảm bảo khả năng tương thích giữa các thiết bị và trình duyệt
Hiện nay, người dùng có thể truy cập hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến từ nhiều thiết bị và trình duyệt khác nhau. Mỗi thiết bị và trình duyệt sẽ có một số đặc điểm riêng biệt. Đảm bảo khả năng tương thích giữa các môi trường khác nhau đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng trải nghiệm người dùng liền mạch.
Theo báo cáo của Google, tới 48% người dùng cảm thấy thất vọng và khó chịu khi các trang web không thân thiện với thiết bị di động. Việc kiểm tra thiết kế đáp ứng đảm bảo người dùng thiết bị di động có thể truy cập tài liệu khóa học và tương tác với LMS mà không gặp sự cố, nâng cao trải nghiệm tổng thể.
Để đảm bảo bảo khả năng tương thích giữa các thiết bị và trình duyệt, doanh nghiệp nên thực hiện kiểm thử theo những bước sau:
- Kiểm thử đa trình duyệt: Các trình duyệt phổ biến hiện nay là Chrome, Firefox, Safari và Microsoft Edge. Doanh nghiệp cần xác minh rằng LMS hoạt động chính xác trên tất cả các trình duyệt web phổ biến kể trên. Điều này đảm bảo rằng người dùng có trải nghiệm nhất quán bất kể họ chọn trình duyệt nào.
- Kiểm thử thiết kế đáp ứng: Người dùng có thể sử dụng bất kỳ thiết bị điện tử nào để truy cập LMS, bao gồm điện thoại, máy tính bảng, laptop,… Việc đảm bảo giao diện LMS thích ứng với nhiều kích thước và độ phân giải màn hình khác nhau sẽ mang lại trải nghiệm người dùng tối ưu trên mọi thiết bị.
Giao diện thân thiện với người dùng và tính dễ sử dụng
Giao diện thân thiện với người dùng (UI) và trải nghiệm người dùng (UX) là những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến thành công của bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ. Một giao diện đẹp mắt nhưng khó sử dụng có thể khiến người dùng nhanh chóng cảm thấy thất vọng và từ bỏ. Ngược lại, giao diện đơn giản, dễ hiểu và trực quan sẽ giúp người dùng hoàn thành mục tiêu một cách nhanh chóng và hiệu quả, từ đó nâng cao trải nghiệm người dùng (UX) tổng thể.
Để đảm bảo được UI/UX của hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến, doanh nghiệp nên thường xuyên tổ chức kiểm tra khả năng sử dụng và kiểm thử A/B. Với kiểm tra khả năng sử dụng, người phụ trách kiểm tra cung cấp các phản hồi về thiết kế, điều hướng và trải nghiệm người dùng tổng thể, căn cứ vào những thông tin này để cải thiện hệ thống. Với kiểm thử A/B, cần thực hiện so sánh 2 phiên bản của trang web hoặc giao diện để xem phiên bản nào hoạt động tốt hơn, từ đó tối ưu hóa bố cục và tính năng của LMS dựa theo xu hướng của người sử dụng.
Xem thêm: Trải nghiệm người dùng hệ thống quản lý học tập LMS có thực sự quan trọng?
Kiểm thử hệ thống đảm bảo an ninh dữ liệu và quyền riêng tư
Bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư là điều quan trọng bậc nhất trong bất kỳ hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến nào, vì các hệ thống này thường lưu trữ thông tin nhạy cảm về người tham gia học và tổ chức. Nếu vi phạm điều này, tổ chức có thể đánh mất lòng tin và thậm chí là phải chịu hậu quả pháp lý.
Để đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu của hệ thống, doanh nghiệp nên thực hiện sao lưu dữ liệu thường xuyên và lưu trữ tại nơi an toàn, đồng thời thường xuyên kiểm tra tính nhất quán của dữ liệu trong hệ thống LMS. Các dữ liệu của hệ thống bị rò rỉ thường liên quan đến các lỗ hổng trong LMS mà tin tặc có thể khai thác, bao gồm kiểm tra SQL injection, cross site scripting (XSS) và các mối đe dọa bảo mật phổ biến khác.
Bên cạnh việc “vá” các lỗ hổng kể trên, doanh nghiệp nên thực hiện mô phỏng các cuộc tấn công mạng để đánh giá các biện pháp bảo mật của LMS. Điều này giúp doanh nghiệp xác định điểm yếu và tăng cường hệ thống chống lại các mối đe dọa tiềm ẩn. Ngoài ra, doanh nghiệp nên thường xuyên cập nhật hệ thống LMS và phần mềm chống virus để vá các lỗ hổng bảo mật.
Xem thêm: Cách thức giải quyết vấn đề bảo mật dữ liệu trong phát triển ứng dụng e-Learning cho doanh nghiệp
Khả năng tối ưu hóa hiệu suất và tốc độ của hệ thống
Không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để chờ đợi một hệ thống với khả năng tải chậm chạp. Hiệu suất và tốc độ của LMS ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng. Thời gian tải chậm có thể ngăn cản người dùng tham gia đầy đủ vào nền tảng. Một số hệ thống xuất hiện hiện tượng giật, lag khi có một lượng lớn người dùng truy cập. Việc xử lý được vấn đề này đặc biệt quan trọng đối với các tổ chức mong muốn tăng lượng người dùng và dịch vụ trực tuyến của mình.
Để kiểm tra được hiệu suất của hệ thống, cần tiến hành đo tốc độ, khả năng phản hồi và tính ổn định của LMS trong nhiều điều kiện khác biệt. Trong đó bao gồm kiểm tra tốc độ tải trang,
cách hệ thống xử lý dữ liệu đầu vào của người dùng và thời gian hoàn thành các tác vụ khác nhau.
Xem thêm: Phân tích chi phí triển khai LMS và cách tối ưu khoản đầu tư này
Kết
Có thể thấy, việc kiểm thử hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến thường xuyên là điều cần thiết để đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả và mang lại trải nghiệm người dùng tốt nhất. Bằng cách thực hiện 5 cách thức kiểm thử hệ thống được chia sẻ trong bài viết này, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa hệ thống LMS của mình và nâng cao chất lượng đào tạo cho tổ chức.
Nếu Quý doanh nghiệp đang quan tâm đến hệ thống LMS, hãy liên hệ ngay với OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo trực tuyến để trải nghiệm demo miễn phí hệ thống LMS – Welearning nhằm kiểm thử và đảm bảo tối ưu hóa trải nghiệm người dùng ngay hôm nay!