Trải nghiệm người dùng hệ thống quản lý học tập LMS có thực sự quan trọng?
SELECT MENU

Blog

Trải nghiệm người dùng hệ thống quản lý học tập LMS có thực sự quan trọng?

Khi nói đến việc đầu tư cho hệ thống quản lý học tập LMS, nhiều doanh nghiệp thường tập trung vào tính năng và báo giá mà bỏ qua yếu tố quan trọng không kém, đó là trải nghiệm người dùng (UX). Tuy nhiên, từ góc độ học viên và quản lý đào tạo, chính UX mới là yếu tố then chốt quyết định họ có sử dụng LMS hay không. Trong bài viết này, OES sẽ cùng doanh nghiệp phân tích tầm quan trọng của trải nghiệm người dùng trong hệ thống quản lý học tập LMS, lý do cần quan tâm đến yếu tố này và cách thức nâng cao trải nghiệm này cho hệ thống của tổ chức! 

Xem thêm: Giải mã bí quyết các phương án cắt giảm chi phí phát triển phần mềm quản lý đào tạo

Trải nghiệm người dùng (UX) trong hệ thống quản lý học tập LMS là gì?

Trải nghiệm người dùng (UX – User Experience) được hiểu là toàn bộ trải nghiệm mà người dùng, dù là học viên, giảng viên hay quản trị viên, có được khi tương tác với LMS. Điều này bao hàm nhận thức, cảm xúc và mức độ dễ sử dụng của họ khi điều hướng các khóa học, truy cập thông tin và sử dụng các tính năng khác nhau.

Một UX được thiết kế tốt đóng vai trò quan trọng trong việc định hình mức độ tham gia của người dùng và ảnh hưởng đến khả năng họ quay lại hệ thống. Giao diện thân thiện với người dùng, điều hướng trực quan và bố cục trực quan là những yếu tố thiết yếu của một UX được tối ưu hóa. 

Cụ thể, học viên nên có thể dễ dàng đăng ký các khóa học, truy cập tài liệu khóa học và theo dõi tiến độ của họ mà không gặp phải những rào cản không cần thiết. Mặt khác, giảng viên nên có thể dễ dàng tạo và quản lý các khóa học, giao tiếp với học viên và theo dõi tiến độ. Quản trị viên nên có cái nhìn tổng quan rõ ràng về mức độ sử dụng hệ thống, hoạt động của người dùng và hiệu suất tổng thể.

UX tích cực không chỉ dừng lại ở tính thẩm mỹ và chức năng. Điều này bao gồm cả kết nối cảm xúc mà người dùng phát triển với LMS. Khi người dùng cảm thấy thoải mái, được hỗ trợ và có thẩm quyền khi tương tác với nền tảng, họ có nhiều khả năng sẽ đón nhận việc học tập suốt đời và tham gia tích cực vào cộng đồng học tập.

Bằng cách ưu tiên UX, các tổ chức giáo dục có thể tạo dựng môi trường học tập kích thích, thúc đẩy sự tham gia, khuyến khích tiếp thu kiến ​​thức và nuôi dưỡng văn hóa học tập liên tục.

Hệ thống quản lý học tập LMS ảnh hưởng như thế nào đến các đối tượng khác nhau?

Hệ thống quản lý học tập LMS đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động giảng dạy và học tập trực tuyến. Tác động của LMS ảnh hưởng đến nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm:

Nhóm chuyên gia đào tạo nội bộ, quản trị viên (admin) 

Nhóm chuyên gia đào tạo nội bộ và quản trị viên (admin) đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành hệ thống quản lý học tập (LMS) hiệu quả, đảm bảo triển khai các chương trình đào tạo trực tuyến suôn sẻ. Để tối ưu hóa công việc của họ, bao gồm các hoạt động như đăng tải nội dung đào tạo, sửa đổi tài liệu, theo dõi kết quả học tập, v.v Thì một LMS sở hữu trải nghiệm người dùng (UX) xuất sắc là yếu tố then chốt nhằm. 

  • Tăng năng suất làm việc bởi đội ngũ quản trị không cần dành nhiều thời gian tìm hiểu về cách sử dụng hệ thống, thay vào đó họ tập trung vào công việc chính
  • Tăng sự hài lòng và cảm xúc lành mạnh trong công việc do trải nghiệm sử dụng hệ thống tích cực, ít lỗi kỹ thuật 

Nhóm người dùng cuối (end-user)

Học viên là trung tâm của mọi hoạt động đào tạo, việc ưu tiên trải nghiệm người dùng cuối cũng là mục đích của hầu hết các hệ thống quản lý học tập LMS. Trải nghiệm người dùng có tác động đáng kể đến người dùng, cụ thể:

  • Việc truy cập và sử dụng hệ thống dễ dàng khiến học viên có thêm động lực, gia tăng sự tập trung và khả năng tiếp thu
  • Giao diện trực quan, được sắp xếp logic khoa học giúp học viên nâng cao hứng thú, tăng khả năng ghi nhớ và ứng dụng vào thực tế 
  • Trải nghiệm học tập tốt để lại ấn tượng sâu sắc với học viên, tạo động lực để họ tiếp tục ủng hộ các chương trình đào tạo của doanh nghiệp trong tương lai. 

Tổ chức, doanh nghiệp nói chung 

Theo e-Learning Industry, trải nghiệm người dùng LMS thuận lợi tác động trực tiếp đến chỉ số ROI và mục tiêu kinh doanh. Bởi đào tạo trực tuyến hiệu quả với quy trình hợp lý không chỉ nâng cao sự hài lòng, khả năng tương tác trong công việc mà còn là khả năng sử dụng và phân bổ nguồn lực của tổ chức:

  • Trải nghiệm người dùng tốt giúp tổ chức tiết kiệm chi phí khắc phục các vấn đề liên quan đến LMS và hỗ trợ người dùng, thay vào đó doanh nghiệp có thể tập trung vào phát triển nội dung đào tạo. 
  • Trải nghiệm người dùng tích cực góp phần tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp và uy tín của tổ chức.
  • Trải nghiệm học tập tốt là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng lực đội ngũ, từ đó cải thiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. 

Điều gì tạo nên một trải nghiệm người dùng tốt trên hệ thống quản lý học tập LMS?

Nói một cách dễ hiểu, trải nghiệm người dùng tốt đồng nghĩa với việc họ có thể sử dụng hệ thống quản lý học tập LMS dễ dàng. Để hiểu rõ hơn, chúng ta có thể phân tích UX của LMS dựa trên 4 yếu tố: 

Trải nghiệm người dùng dễ sử dụng

Tính dễ sử dụng của LMS không chỉ nằm ở việc hệ thống có giao diện người dùng (UI) tốt hay thiết kế hấp dẫn về mặt hình ảnh, mà còn xét đến việc người dùng cuối có thể dễ dàng hiểu các chức năng của LMS vận hành ra sao, chức năng quản lý nội dung của nó tốt như thế nào. Ngoài ra, UX còn xét đến khả năng hỗ trợ, tương tác, tích hợp với các ứng dụng của bên thứ ba có dễ dàng không và làm thế nào để mở rộng các tùy chỉnh theo nhu cầu của cá nhân. 

Thiết kế trực quan

Tính trực quan trong thiết kế hệ thống quản lý học tập LMS tập trung vào việc làm cho các tính năng, thao tác trở nên dễ hiểu và dễ sử dụng. Nói cách khác, hệ thống được thiết kế theo cách mà người dùng cuối truy cập vào nền tảng với hướng dẫn đơn giản. 

Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp có nhân sự đa dạng với nhiều độ tuổi, trình độ, khả năng sử dụng công nghệ và vị trí làm việc khác nhau. Một hệ thống LMS trực quan, dễ hiểu sẽ mang lại cho người dùng trải nghiệm học tập thuận lợi, bởi họ không cần mất quá nhiều thời gian cho việc học và làm quen với nền tảng. 

Một ví dụ tuyệt vời về thiết kế tối ưu trải nghiệm người dùng là trang chủ của công cụ tìm kiếm Google. Ngay cả một người 80 tuổi với kiến thức kỹ thuật tối thiểu cũng có thể dễ dàng tìm kiếm trên Google nhờ thiết kế trực quan của nó. 

Xem thêm:  Hệ thống LMS đa người dùng (multi-tenancy) và sự phát triển của doanh nghiệp mở rộng

Bố cục nhất quán cho trải nghiệm người dùng

Nếu coi thiết kế như một sợi dây nối liền với nhau, thì tính nhất quán sẽ là mắt xích trong đó. Tính nhất quán có tầm quan trọng hàng đầu trong thiết kế LMS bởi nó có thể thu hút sự tập trung và hứng thú của học viên với hoạt động đào tạo. 

Tính nhất quán không chỉ đơn thuần là sử dụng bố cục tương đương nhau trong các trang hoặc sử dụng bảng màu đồng bộ trên toàn bộ nền tảng. Thay vào đó, thiết kế của hệ thống LMS cũng phải đồng đều về mặt hình ảnh và chức năng. 

Ví dụ, nếu hệ thống có một nút đưa thẳng về trang chủ, vậy thì nút đó cần được thiết kế giống nhau trên tất cả các trang của LMS. Màu sắc, kích thước và thậm chí cả chức năng phải nhất quán. Bố cục nhất quán sẽ giúp người học tự tưởng tượng – liên hệ – mô phỏng các chức năng của hệ thống và tạo điều kiện thuận lợi cho họ trong quá trình đào tạo. 

Khả năng truy cập – tiếp cận 

Khả năng truy cập – tiếp cận là việc đảm bảo hệ thống LMS có thể truy cập được bởi tất cả người dùng, bất kể họ có khả năng đặc biệt hay không. Ví dụ, hỗ trợ đọc cho người học bị khiếm thị, các tính năng thân thiện với người khuyết tật, tính năng đọc màn hình cho người mù và điều chỉnh màu sắc,… là một số trợ năng mà LMS nên có. Cũng giống như cách mà Google đa dạng hóa tính năng tìm kiếm, như tìm kiếm bằng hình ảnh, giọng nói, bản đồ để phù hợp cho nhiều đối tượng.  

Các tính năng này không chỉ bổ sung cho trải nghiệm người dùng thêm phong phú mà còn giúp tạo ra một môi trường học tập toàn diện, tích cực. 

Làm thế nào để lựa chọn hệ thống quản lý học tập LMS phù hợp với doanh nghiệp?

Dựa trên bốn yếu tố được đề cập ở trên, doanh nghiệp cũng đã phần nào xác định các tiêu chí lựa chọn một hệ thống LMS mang đến trải nghiệm người dùng tuyệt vời. Tuy nhiên, làm thế nào để doanh nghiệp quyết định lựa chọn hệ thống dễ dàng và chính xác hơn? 

Hầu hết các nhà cung cấp LMS đều cung cấp bản dùng thử LMS miễn phí hoặc bản demo LMS cho phép doanh nghiệp dùng thử nền tảng trước khi quyết định đầu tư. Điều này cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn sâu sắc về cách LMS sẽ hoạt động trong tổ chức và cân nhắc xem liệu hệ thống này có đáp ứng yêu cầu, kỹ năng và trình độ kinh nghiệm của nhân sự hay không. 

Để có kết quả chính xác, doanh nghiệp hãy tạo điều kiện để toàn bộ nhân sự được tham gia dùng thử và đưa ra phản hồi về tính hữu dụng, điểm mạnh, hạn chế và yêu cầu cá nhân của họ. 

Xem thêm: 10 tính năng có sẵn trong LMS khiến doanh nghiệp quyết định đầu tư

Kết

Hệ thống quản lý học tập LMS mang lại trải nghiệm người dùng tối ưu là yếu tố quyết định sự thành công của chương trình đào tạo trực tuyến e-Learning của doanh nghiệp. Bởi nó không chỉ giúp doanh nghiệp giữ chân người tài mà còn giảm bớt gánh nặng cho đội ngũ đào tạo. 

Nếu Quý doanh nghiệp muốn tìm hiểu sâu hơn về hệ thống LMS, dùng thử và trải nghiệm tính năng của Welearning như người dùng cuối, hãy liên hệ OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo Trực tuyến để được nhận tư vấn ngay hôm nay! 

Bài viết liên quan

×
OES

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học