Những thách thức của nhà lãnh đạo phải đối mặt trong năm 2025
SELECT MENU

Blog

Những thách thức của nhà lãnh đạo phải đối mặt trong năm 2025

Đạt được vị trí quản lý được xem là mục tiêu nghề nghiệp của rất nhiều người, chứng tỏ bạn đang thăng tiến trong sự nghiệp của mình. Tuy nhiên chức vụ càng cao, trách nhiệm càng lớn, áp lực theo đó cũng ngày một tăng lên. Làm quản lý là một công việc khó khăn và trong năm 2025 tới đây điều này lại càng rõ ràng hơn vậy. Vậy đâu là những thách thức của nhà lãnh đạo sẽ phải đương đầu đọc ngay bài viết dưới đây của OES để biết chính xác nhé.

Những thách thức của nhà lãnh đạo phải đối mặt

Các nhà quản lý đã, đang và sẽ phải vật lộn với khối lượng công việc lớn, nhân sự bị burn out, thích nghi với công nghệ mới, quản lý công việc và đào tạo không đầy đủ. Chính những thách thức này khiến cho mức độ căng thẳng và sự không hài lòng được đẩy lên cao khiến nhiều nhân sự không thật sự mặn mà với vị trí quản lý.

Khối lượng công việc quá lớn và kỳ vọng không thực tế

Theo thống kê của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có khoảng 15% người trưởng thành trong độ tuổi lao động được chẩn đoán là mắc chứng rối loạn tâm thần (năm 2019). Trên toàn cầu, mỗi năm có khoảng 12 tỷ ngày làm việc bị lãng phí do tình trạng trầm cảm và lo lắng của nhân sự làm thất thoát 1.000 tỉ USD mỗi năm về năng suất lao động.  Tại Việt Nam, các số liệu chỉ ra rằng có khoảng 42% người lao động thường xuyên gặp căng thẳng trong công việc.

Các chuyên gia cũng dự đoán thị trường lao động trong năm 2025 có dấu hiệu khởi sắc sau đại dịch nhưng còn nhiều khó khăn. Mức độ căng thẳng và tình trạng kiệt sức của người lao động được dự đoán vẫn ở mức cao. Các nhà quản lý thường mang gánh nặng ngăn ngừa, nhận biết và giải quyết tình trạng kiệt sức trong nhóm của họ. Nhưng bản thân các nhà quản lý đã bị dàn trải và quay cuồng với công việc.

Khối lượng công việc quá lớn và kỳ vọng không thực tế

Trên thực tế, theo nghiên cứu của Gallup, tình trạng kiệt sức (cùng với căng thẳng nhiều hơn, cân bằng cuộc sống và công việc tệ hơn, cũng như sức khỏe thể chất giảm sút) ở các nhà quản lý còn tồi tệ hơn so với những người mà họ giám sát. Trong một nghiên cứu khác của Harvard Business Review, có tới 53% các nhà quản lý cho biết họ bị kiệt sức trong công việc.

Thách thức lớn nhất mà hầu hết các nhà quản lý phải gánh vác khối lượng công việc khổng lồ và kỳ vọng phi thực tế, không có dấu hiệu thuyên giảm. Trong một cuộc khảo sát, 39% các nhà quản lý cho biết áp lực từ cấp lãnh đạo đã tăng lên so với năm trước. Và theo dữ liệu từ Culture Amp, tất cả các nhược điểm chính mà các nhà quản lý báo cáo đều liên quan đến khối lượng công việc, số giờ làm việc và thiếu cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Tình trạng burn out của nhân sự

Các nhà quản lý đang kiệt quệ và đội ngũ của họ cũng vậy. Năm 2022, 48% nhân viên thừa nhận rằng họ đã bị kiệt sức trong công việc, đến năm 2023, con số này tăng lên đáng kinh ngạc 65% nhân viên.

Người giám sát chịu trách nhiệm nhận ra những vấn đề này và nhanh chóng chỉnh đốn tình hình. Điều này thường đòi hỏi một cuộc trò chuyện trực tiếp và thẳng thắn với những người họ quản lý. Khi 70% nhân viên thừa nhận rằng họ tránh những cuộc thảo luận khó khăn tại nơi làm việc, trách nhiệm thuộc về các nhà quản lý phải chủ động giải quyết vấn đề và đưa ra giải pháp.

Thách thức của nhà lãnh đạo: Nhân sự burn out

Nhân sự thường xuyên bị burn out nên phải liên tục tìm ra giải pháp đã khiến nhà quản lý bị quá tải công việc và gánh vác nhiều trách nhiệm hơn. Và khi sự gắn kết của nhân viên, năng suất, độ chính xác và hiệu suất giảm do tình trạng kiệt sức kéo dài, lãnh đạo cấp cao lại tăng cường áp lực và đưa ra các mục tiêu cao hơn – một vòng luẩn quẩn tiếp tục.

Từ đó có thể thấy, một trong những thách thức của nhà lãnh đạo trong tương lai là làm thế nào để cân bằng giữa việc duy trì hiệu suất làm việc của đội ngũ, đồng thời không tự đặt mình vào tình trạng quá tải. Nhà lãnh đạo cần có khả năng giải quyết kiệt sức một cách hiệu quả, xây dựng môi trường làm việc hỗ trợ và bền vững, đồng thời duy trì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cho cả nhân viên và chính họ.

Giao tiếp không hiệu quả

Thách thức lớn nhất đối với các nhà quản lý mới thường nằm ở khả năng giao tiếp hay chính xác hơn là thiếu sự truyền đạt thông tin hiệu quả. Những gì họ nói (hoặc không nói) với tư cách người quản lý đều tác động mạnh mẽ đến nhân viên, và mọi hành động của họ đều bị “soi” kỹ lưỡng.

Chẳng hạn, khi có một vấn đề cần giải quyết gấp nhưng nhân viên không nhận ra tầm quan trọng, người quản lý có thể tỏ ra khó chịu và yêu cầu họ hoàn thành công việc sớm. Điều này có thể giúp nhiệm vụ được hoàn tất nhanh chóng, nhưng nếu hành xử quá căng thẳng, họ có nguy cơ làm tổn hại mối quan hệ với nhân viên.

thách thức của nhà lãnh đạo: Giao tiếp không hiệu quả

Về lâu dài, cách tiếp cận hiệu quả hơn là người quản lý nên giải thích rõ lý do tại sao công việc lại khẩn cấp và tầm quan trọng của việc hoàn thành nó. Dù điều này có thể tốn thêm thời gian ban đầu, nhưng sẽ giúp nhân viên hiểu và làm việc tốt hơn trong tương lai.

Điều này cũng áp dụng cho việc truyền đạt rõ ràng phong cách làm việc và cách giao tiếp của bạn với đội ngũ. Nếu bạn là người ưu tiên tính chính xác hơn cảm xúc, hãy nói rõ điều đó ngay từ đầu để tránh hiểu lầm sau này.

Có một câu thoại rất ấn tượng trong bộ phim My Blue Heaven của Steve Martin, Martin nói: “Tôi không tin vào tiền tip, tôi tin vào việc tip nhiều hơn nữa”. Tương tự như vậy đối với người quản lý, đừng chỉ giao tiếp, hãy giao tiếp nhiều hơn.

Xuất hiện nhiều công nghệ mới

Không ai có thể phủ nhận được mức độ ảnh hưởng, tầm quan trọng và tác động tiềm năng của AI đối với một doanh nghiệp. Tuy nhiên khi phần lớn người lao động lạc quan về tương lai của AI tại nơi làm việc, các nhà quản lý lại phải đối mặt với một thách thức đặc biệt liên quan đến tiến bộ công nghệ: thuyết phục các nhà lãnh đạo cấp cao tham gia.

64% nhà quản lý đồng ý rằng các lãnh đạo cấp cao chậm tiếp nhận các công nghệ mới nổi. Vì vậy, ngay cả khi nhà quản lý và các nhân viên trực tiếp hứng thú với tiềm năng của một công cụ hoặc giải pháp, thì việc thuyết phục ban lãnh đạo của công ty đồng ý là một cuộc chiến khó khăn.

thách thức của nhà lãnh đạo: Xuất hiện nhiều công nghệ mới

Và khi đã vượt qua được rào cản này việc giới thiệu công nghệ mới (ngay cả khi được chào đón hoặc hứa hẹn) vẫn là một bài toán khó. Trong khi nhiều người lạc quan và tỏ ra tin tưởng vào AI thì một nửa còn lại tỏ ra hoài nghi và lo lắng, nhiều nhà quản lý cảm thấy chưa sẵn sàng để giải quyết những mối lo ngại này.

AI có tiềm năng giải quyết một số khó khăn khác của quản lý hiện đại, chẳng hạn như hợp lý hóa sự hợp tác hoặc tự động hóa những công việc tốn thời gian. Nhưng để đạt được điều đó, các nhà quản lý cần thuyết phục ban lãnh đạo cấp cao về tiềm năng của công nghệ mới và sau đó triển khai nó một cách suôn sẻ cho đội ngũ của mình — và đó là một trách nhiệm lớn, chồng chất lên khối lượng công việc vốn đã không thể quản lý được.

Thách thức của nhà lãnh đạo lúc này đó là làm thế nào để cân bằng giữa việc tận dụng lợi ích của công nghệ mới, đặc biệt là AI, đồng thời thuyết phục và định hướng ban lãnh đạo cũng như đội ngũ nhân viên về tiềm năng của công nghệ đó. Việc quản lý sự thay đổi và xoa dịu những lo lắng của nhân viên về AI sẽ trở thành một phần quan trọng trong vai trò lãnh đạo tương lai.

Sắp xếp công việc từ xa và kết hợp

Năm 2025 và trong tương lai được dự đoán là năm của các hình thức làm việc từ xa hoặc kết hợp (Remote or hybrid work). Theo một cuộc khảo sát gần đây, 33% số người tham gia làm việc hoàn toàn từ xa và 33% khác làm việc theo mô hình kết hợp. Vì vậy không có gì ngạc nhiên khi hình thức làm việc giữa làm việc tại nhà và văn phòng ngày càng trở nên phổ biến. 

Sắp xếp công việc từ xa và kết hợp

Việc quản lý một nhóm phân tán đặt ra những thách thức mới cho các nhà quản lý, từ việc duy trì văn hóa nhóm gắn kết và tích cực cho đến việc có được tầm nhìn cần thiết về đóng góp và hiệu suất của nhân viên. 85% lãnh đạo cho biết sự chuyển đổi sang làm việc kết hợp khiến họ khó cảm thấy tự tin rằng nhân viên đang làm việc hiệu quả.

Thêm vào đó, các nhà quản lý cảm thấy rằng họ không nhận được đủ sự đào tạo và tài nguyên cần thiết để giúp họ lãnh đạo nhóm trong “thế giới” làm việc mới. Đáng lo ngại là 70% nhà quản lý không nhận được bất kỳ đào tạo nào về cách lãnh đạo thành công một nhóm làm việc theo mô hình kết hợp.

Điều này khiến họ cảm thấy như mình bị bỏ mặc tự xoay xở — trong khi vẫn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hiệu suất và kết quả của nhóm.

Thiếu hụt nguồn lao động

Cuối cùng, các nhà quản lý không chỉ thiếu hụt đào tạo về quản lý đội ngũ làm việc từ xa — mà họ còn thiếu hụt đào tạo nói chung. Có tới 82% các sếp chưa từng nhận được bất kỳ khóa đào tạo lãnh đạo chính thức nào và không khác gì những “nhà quản lý tình cờ.”

Thiếu hụt nguồn lao động

Những nhân viên trực tiếp dưới quyền của họ nhận thấy điều này. Theo một cuộc khảo sát từ Hiệp hội Quản lý Nguồn nhân lực (SHRM):

  • 57% nhân viên tin rằng các nhà quản lý trong nơi làm việc của họ có thể hưởng lợi từ việc được đào tạo về cách quản lý con người tốt hơn.
  • 84% nhân viên cho rằng các nhà quản lý được đào tạo kém gây ra rất nhiều công việc và căng thẳng không cần thiết.

Lãnh đạo là một kỹ năng tự thân. Thiếu các nguồn lực và kiến thức nền tảng để hoàn thiện kỹ năng đó, các nhà quản lý (và cả đội ngũ của họ) sẽ gặp khó khăn.

Xem thêm: 10 cách giúp phát triển kỹ năng lãnh đạo hiệu quả

Các nhà quản lý hiện đại nên làm gì để vượt qua thách thức? 

Thành công của bất kỳ tổ chức nào phụ thuộc vào con người bao gồm các nhà quản lý có năng lực và kỹ năng. Đáng tiếc là, trải nghiệm của các nhà quản lý hiện đại đang gặp phải rất nhiều thách thức.

Những khó khăn này không chỉ khiến nhân viên hiện tại ngần ngại khi muốn tham gia vào hàng ngũ quản lý mà còn làm cho các nhà quản lý hiện tại có xu hướng muốn rời bỏ công ty. Như nghiên cứu của Gallup chỉ ra, khi mức độ hài lòng của các nhà quản lý giảm, ý định rời bỏ của họ lại tăng.

Các nhà quản lý hiện đại nên làm gì để vượt qua thách thức? 

Điều đó đặt ra câu hỏi: Bạn có thể làm gì? Bạn có thể bắt đầu bằng cách tập trung vào trải nghiệm của các nhà quản lý với cùng mức độ chiến lược và ý định như bạn dành cho trải nghiệm tổng thể của nhân viên. Hãy thử triển khai một số sáng kiến cụ thể như:

  • Thu thập phản hồi thường xuyên từ các nhà quản lý về khối lượng công việc, kỳ vọng, đào tạo và các thách thức khác.
  • Lên lịch các cuộc họp thường xuyên cho các nhà quản lý để họ có thể kết nối và hỗ trợ lẫn nhau.
  • Cung cấp các cơ hội đào tạo và phát triển kỹ năng nhắm đến các nhà quản lý.

Những nỗ lực này không quá nặng nề nhưng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc giúp các nhà quản lý của bạn cảm thấy được quan tâm và hỗ trợ.

Tạm kết

Những thách thức của nhà lãnh đạo phải đối mặt nếu như tìm cách khắc phục và vượt qua được sẽ là một bước tiến lớn trong hành trình trở thành một nhà quản trị tài ba. Không ít các doanh nghiệp thấu hiểu được các vấn đề của quản lý nên từng bước tối ưu năng suất làm việc nhờ vào các công cụ quản lý khách hàng, hệ thống LMS… để tự động dễ dàng theo dõi công việc, tránh sai sót từ các việc làm thủ công và cải thiện năng suất làm việc.

Sở hữu đội ngũ chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong về đào tạo và số hóa, OES đã nghiên cứu và sản xuất ra SkillHub – ngân hàng khóa học kỹ năng mềm online cho doanh nghiệp. Với phương châm đặt người học làm trung tâm, SkillHub không chỉ đưa vào các khóa học những ví dụ cụ thể, những tình huống thực tế mà còn đưa vào đó những định dạng thú vị như Games, Slides, trắc nghiệm hay Quiz,… cực kỳ thú vị và dễ dàng áp dụng vào công việc ngay sau khi học. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ ngay để nhận được những tư vấn cụ thể nhé! 

 

Bài viết liên quan

×
OES

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x