So sánh phương pháp e-Learning với dạy học truyền thống
SELECT MENU

Blog

So sánh phương pháp e-Learning với dạy học truyền thống

Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ cùng tác động sau đại dịch Covid vậy nên dạy học trực tuyến ngày càng phổ biến. Tuy nhiên hình thức này vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn phương thức dạy học truyền thống. Vậy giữa elearning với dạy học truyền thống có gì khác biệt, có nên đầu tư vào phương thức đào tạo bằng e-learning không đọc ngay bài viết dưới đây của OES để biết đáp án chính xác nhé.

Phương pháp đào tạo trực tuyến e-Learning là gì?

Đào tạo trực tuyến (E-learning) là phương thức sử dụng các thiết bị điện tử, công nghệ thông tin và truyền thông để truyền tải nội dung giữa người dạy và người học. Các thiết bị được kết nối với một máy chủ có lưu trữ các bài giảng điện tử hoặc bằng một phần mềm, nền tảng nhất định. Các bài giảng có thể được biên soạn dưới các hình thức video, đồ họa, hình ảnh, âm thanh.

Đối với giảng viên:

  • Có thể trực tiếp giảng dạy cho học sinh.
  • Thực hiện các tác vụ gửi, lưu trữ những bài giảng, dữ liệu bài học.
  • Đa dạng phương pháp truyền đạt bài giảng trên hệ thống bằng các hình ảnh, video, âm thanh.

Phương pháp đào tạo trực tuyến e-learning là gì?

Đối với học viên:

  • Có thể theo dõi nhiều bài giảng theo phương thức online hoặc offline.
  • Trao đổi với giáo viên – học viên khác thông qua các group chat.
  • Tạo chủ đề thảo luận trong forum, thực hiện các bài kiểm tra online,…

Phương thức đào tạo trực tuyến được nhiều doanh nghiệp áp dụng giúp nhân viên nâng cao hiệu quả làm việc. Quá trình đào tạo nội bộ còn là cơ hội và điều kiện để các doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và chi phí trong quá trình training nhân viên. Tóm lại, dạy học trực tuyến là một hình thức học tập và giảng dạy từ xa dựa trên các thiết bị công nghệ hiện đại, có kết nối Internet.

Đào tạo truyền thống là gì?

Dạy học truyền thống (đào tạo truyền thống) là hình thức giảng dạy lâu đời, diễn ra trong lớp học dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Giáo viên sẽ là người trực tiếp lên kế hoạch bài giảng, thuyết trình, diễn giải kiến thức cho học viên. Giảng viên có thể sử dụng các công cụ khác nhau để hỗ trợ cho việc truyền đạt thông tin cho bài giảng của mình như bảng trắng hoặc màn hình chiếu. 

Với phương pháp dạy học truyền thống, giảng viên sẽ là tâm điểm còn các học viên sẽ là quỹ đạo quay xung quanh. Học sinh sẽ là người lắng nghe, tiếp thu và tự tìm hiểu thêm kiến thức.

So sánh e-learning với dạy học truyền thống

Điểm giống nhau giữa e-learning với dạy học truyền thống

Khi so sánh đào tạo e-learning với dạy học truyền thống, ta thấy hai hình thức này có một số điểm giống nhau như:

  • Mục tiêu giảng dạy của đào tạo trực tuyến và đào tạo truyền thống đều là truyền đạt kiến thức và kỹ năng cho học viên.
  • Cung cấp đa dạng nội dung học tập, bao gồm: bài giảng, tài liệu, bài tập, đến thảo luận và bài kiểm tra.
  • Dù là e-learning hay học truyền thống đều cung cấp cơ hội cho việc giao tiếp, thảo luận và phản hồi giữa giáo viên – học viên.

Sự khác nhau giữa elearning và bài giảng truyền thống

Sự khác biệt giữa e-learning với dạy học truyền thống nằm ở 5 yếu tố chính bao gồm: phương pháp giảng dạy, thời gian, địa điểm học tập, chi phí và tính tương tác giữa người dạy – người học.

Về phương pháp giảng dạy

Phương pháp giảng dạy là một điểm khác biệt rõ rệt giữa e-learning với dạy học truyền thống. Trong hình thức học truyền thống, giảng viên thường đứng lớp trực tiếp, sử dụng bảng đen, giáo trình, hoặc trình chiếu để truyền tải kiến thức tới học viên. Sự tương tác chủ yếu diễn ra ngay tại phòng học, nơi giảng viên và học viên có cơ hội trao đổi trực tiếp.

Ngược lại, elearning dựa vào các nội dung và tài liệu giảng dạy được số hóa, cho phép học viên truy cập từ bất kỳ nơi nào chỉ cần có kết nối Internet. Tài liệu học tập thường bao gồm video, bài giảng trực tuyến, sách điện tử, hình ảnh, và âm thanh, giúp học viên nắm bắt kiến thức một cách chi tiết và thuận tiện hơn.

Về phương pháp giảng dạy

Bên cạnh đó, elearning còn tích hợp các công nghệ giáo dục hiện đại như phần mềm học trực tuyến, diễn đàn thảo luận, và trò chơi tương tác, làm tăng tính hứng thú và hiệu quả học tập. Trong khi đó, với lớp học truyền thống, các hoạt động tương tác thường chỉ diễn ra trực tiếp giữa giảng viên và học viên trong không gian vật lý của lớp học.

Về thời gian 

Trong các lớp học truyền thống, thời gian học thường được ấn định từ trước, yêu cầu học viên tham gia vào các buổi học vào ngày và giờ cố định. Việc có mặt đúng giờ tại lớp học là yếu tố bắt buộc, đảm bảo sự đồng bộ giữa giảng viên và học viên.

Ngược lại, elearning mang đến sự linh hoạt vượt trội, cho phép học viên tự quản lý thời gian học tập. Họ có thể truy cập tài liệu, hoàn thành bài tập và làm bài kiểm tra bất cứ khi nào có thời gian rảnh, miễn là tuân thủ thời hạn hoàn thành khóa học. Dù các khóa học trực tuyến vẫn có khung thời gian nhất định, nhưng thường linh hoạt hơn nhiều so với lịch trình cố định của lớp học truyền thống.

Về thời gian 

Đối với những học viên khó sắp xếp thời gian phù hợp với lịch học cố định, elearning trở thành giải pháp lý tưởng. Phương pháp này không chỉ cho phép học viên học theo tốc độ riêng, mà còn giúp họ tự điều chỉnh lịch trình để cân bằng giữa học tập và các hoạt động khác trong cuộc sống.

Về địa điểm học tập

Cũng giống như yếu tố thời gian, các lớp học truyền thống thường diễn ra tại một địa điểm cụ thể, chẳng hạn như phòng học hoặc trường học. Học viên cần có mặt tại đó để tham gia vào các buổi học và hoạt động giảng dạy trực tiếp.

Ngược lại, elearning xóa bỏ rào cản về địa lý, cho phép học viên học tập từ bất kỳ nơi nào chỉ cần có kết nối Internet. Dù ở nhà, thư viện, văn phòng hay bất kỳ địa điểm nào khác, người học đều có thể dễ dàng tham gia khóa học. Điều này đặc biệt hữu ích cho những người bận rộn hoặc không thể sắp xếp thời gian đến lớp học trực tiếp.

e-learning với dạy học truyền thống: Về địa điểm học tập

Thêm vào đó, elearning có khả năng mở rộng quy mô lớn hơn nhiều so với các lớp học truyền thống. Trong khi các lớp học truyền thống bị giới hạn về số lượng học viên do không gian và cơ sở vật chất, các khóa học trực tuyến có thể tiếp cận học viên trên toàn cầu, giúp họ kết nối và học hỏi lẫn nhau mà không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý.

Về tính tương tác

Trong các lớp học truyền thống, học viên và giảng viên thường gặp gỡ trực tiếp trong phòng học, tạo cơ hội cho các cuộc trao đổi và thảo luận ngay lập tức. Học viên có thể đặt câu hỏi, nhận phản hồi trực tiếp từ giảng viên và từ bạn học, thảo luận về bài giảng, bài tập và các bài kiểm tra. Mối quan hệ tương tác này thường diễn ra ngay tại lớp, giúp tạo ra một không gian học tập sống động và tương tác.

Trong khi đó, với elearning, tương tác giữa học viên và giảng viên chủ yếu diễn ra qua các nền tảng trực tuyến như diễn đàn, video call, email hoặc tin nhắn. Những công cụ này cho phép học viên đặt câu hỏi và nhận phản hồi từ giảng viên cũng như từ bạn bè học cùng lớp. Giảng viên có thể dễ dàng đăng tải bài giảng, bài tập và các bài kiểm tra, đồng thời theo dõi và đánh giá kết quả học tập của học viên.

e-learning với dạy học truyền thống: Về tính tương tác

Mặc dù sự tương tác trực tiếp trong các lớp học truyền thống có thể tạo ra môi trường học tập phong phú và hiệu quả, elearning lại mang đến cơ hội tương tác kéo dài và kết nối học viên từ khắp nơi trên thế giới. Điều này mở ra một môi trường học tập toàn cầu, giúp học viên học hỏi và giao lưu với người học ở mọi nơi, bất kể vị trí địa lý.

Về chi phí

Việc tập trung học viên để có một lớp học tập trung cần khoản chi phí tương đối nhưng với e-learning thì chỉ chi phí chỉ bằng 1/10 mà thôi. Với học viên, ngoài học phí khi học tại một học tập trung thì còn phải chi trả các khoản phụ phí như tiền xăng xe, tiền ăn khi những buổi học nối liền nhau, tiền sách, tiền giáo trình… Chi phí tiết kiệm hơn là những gì mà cuộc cách mạng khoa học công nghệ mang đến cho toàn cầu.

Doanh nghiệp có nên đầu tư phát triển hệ thống elearning không?

Các doanh nghiệp luôn đối mặt với những thách thức về chi phí và tốc độ tăng trưởng, cùng với áp lực hoàn thành chỉ tiêu doanh thu và duy trì tính cạnh tranh trên thị trường. Làm thế nào để tối ưu hóa quy trình làm việc? Làm thế nào để tăng trưởng bền vững và theo kịp xu hướng công nghệ mới?

Một yếu tố quan trọng giúp giải quyết những vấn đề này chính là con người – đội ngũ nhân sự. Để nâng cao hiệu suất làm việc và đạt được mục tiêu, việc đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân lực là vô cùng cần thiết.

Doanh nghiệp có nên đầu tư phát triển elearning không?

Tuy nhiên, việc tổ chức các khóa học đào tạo truyền thống với chi phí cao, thời gian và công sức để lên kế hoạch, mời giảng viên và thiết kế chương trình học có thể là một thách thức lớn đối với nhiều doanh nghiệp.

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, giải pháp đào tạo trực tuyến (elearning) đã trở thành lựa chọn tối ưu. Elearning không chỉ giúp tiết kiệm chi phí đi lại, mà còn mang đến sự linh hoạt về thời gian và địa điểm, giúp nhân viên học hỏi bất cứ lúc nào và ở đâu, mà không bị phụ thuộc vào các 

Hệ thống có đầy đủ các tiện ích dùng trong thiết kế bài giảng như: tạo bài thi trắc nghiệm online, tạo bài giảng tương tác, tổ chức các lớp học ảo….Tổ chức thi không giới hạn như thi kết thúc bài học, thi cuối khóa … Hệ thống elearning của OES đảm bảo chất lượng đào tạo đồng nhất, hiệu quả đến từng nhân viên trong thời kỳ kỷ nguyên số.

Các doanh nghiệp nếu muốn được tư vấn triển khai Elearning hãy liên hệ ngay với OES – Công ty hàng đầu về Elearning tại Việt Nam hiện nay nhé.

Đăng ký triển khai elearning

Bài viết liên quan

×
OES

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học