Tạo ra bộ nhớ dài hạn
Khái niệm về học tập hiệu quả rất đơn giản – con người làm những gì mình nhớ. Khi không nhớ con người có xu hướng phán xét, phân tích dựa trên kinh nghiệm (có thể chính xác hoặc không), dựa vào lời khuyên của người khác (những người có thể nhớ hoặc không) hoặc dựa vào phán đoán.
Vậy chìa khóa để học tập hiệu quả là gì? Đó chính là tạo ra bộ nhớ dài hạn!
Tạo bộ nhớ dài hạn là một quan điểm hoàn toàn đối lập với những gì mà đào tạo trong quá khứ đã xây dựng. Trong quá khứ bộ não khó tiếp thu và lưu giữ những kiến thức được truyền đạt theo kiểu truyền thống. Bộ não con người có khả năng xử lý 4-5 thông tin cùng một lúc và có thể liên hệ chúng với những bối cảnh hay khái niệm đã biết. Để tập trung, quan trọng nhất là tạo ra bộ nhớ thông qua phương pháp triệu hồi thông tin. Hiểu đơn giản đó là tích cực nói, tự vấn và trả lời một lượng thông tin đã ghi nhớ vừa phải mỗi ngày.
Ví dụ minh họa
Sau đây là dẫn chứng. Tạp chí Fortune thống kê có khoảng 1000 tổ chức áp dụng một nền tảng đào tạo thích hợp trong việc kiểm tra nhân viên lên tới 5 lần trong vòng 1 tháng rưỡi. Các đơn vị này cũng cá nhân hóa các câu hỏi dựa trên yêu cầu công việc cụ thể và phù hợp với trình độ kiến thức của từng người. Trong mọi trường hợp, thông tin rất thiết thực đối với những nhân viên giỏi và khi một cá nhân làm chủ nền tảng công nghệ họ lại tiếp tục gợi ý những câu hỏi mới. Mỗi lần trả lời sẽ đo nghiệm được khả năng thành công và quyết định xem khi nào sẽ tiếp tục hỏi lại và hỏi như thế nào.
Đây là kết quả tổng thể trong 45 ngày đầu tiên :
Mô tả tổ chức | Chủ đề được hỏi | Trả lời đúng ngay lần thứ 1 | Trả lời đúng sau 5 lần | Tiến bộ sau 45 ngày |
Nhà máy sản xuất dược tổng hợp | Kiến thức về sản phẩm | 58.74% | 75.13% | 16.29% |
Doanh nghiệp bảo hiểm | Xử lý và hỗ trợ | 36.7% | 59.03% | 22.31% |
Doanh nghiệp bán lẻ | Thiết bị nâng an toàn | 35.05% | 76.27% | 41.22% |
Doanh nghiệp sản xuất | Tổng quan về rủi ro | 21.15% | 82.91% | 61.76% |
Tổ chức giáo dục chỉ với 28$ | Trung tâm điện thoại | 35.5% | 76.27% | 41.22% |
Doanh nghiệp hóa chất | Sử dụng đúng công cụ làm việc | 73.11% | 84.28% | 11.17% |
Mỗi ngày nhân viên dành từ 1 đến 4 phút để trả lời, tùy thuộc vào số lượng các câu hỏi, và được lồng vào thời gian làm việc khi người lao động có thể dành ra vài phút. Dữ liệu thu thập và mối tương quan giữa nhân viên với nhân viên bao gồm số lượng, tần suất của câu hỏi do cá nhân trả lời theo chủ đề, câu hỏi lặp lại (thang điểm 1-5), theo vị trí, theo chức danh công việc và theo thành tích (câu hỏi đúng sai).
Các phân tích dự đoán từ dữ liệu đào tạo
Trong thực tế, người sử dụng lao động có lúc thấy khá bất ngờ vì có những chủ đề khá đơn giản nhưng người lao động lại thoạt đầu đều trả lời sai. Khi kiến thức được nâng lên, dẫn chứng rõ ràng thì câu trả lời đúng được đưa ra sau lần thứ 5. Hiệu quả thể hiện qua các bước sau:
1. Tạo ra các câu hỏi tập trung và có liên quan đến mục tiêu kiến thức cốt lõi
2. Đặt câu hỏi + trả lời nhiều lần = ghi nhớ (đo lường bao nhiêu câu hỏi đã trả lời, bao nhiêu câu chính xác và không chính xác, theo từng người, theo từng chủ đề )
3. Bộnhớ = học tập
4. Học tập = hiệu suất
5. Hiệu suất = cải thiện kết quả tài chính (giảm tỷ lệ sự cố hoặc các sự vụ, tăng doanh số bán hàng – cả 2 đều gắn liền với những người cụ thể và cách làm ở bước 2)
Khi nhân viên nhận ra mình đang làm chủ kiến thức họ sẽ cảm thấy tự tin, và cảm giác đó sẽ nhanh chóng chuyển thành những cảm nhận về lãnh đạo (Hình 1).
Hình 1: Đường cong thể hiện kết quả đầu ra từ hoạt động triệu hồi kiến thức
“The bottom line” (hình 1) – Kết quả
Như đã nêu ở đầu bài viết, nhà điều hành tiến bộ ngày nay đang chú trọng đến đào tạo và tận dụng thông tin đào tạo nhằm mang lại lợi ích cho tổ chức và người lao động. Đo lường hiệu quả đào tạo không hề khó như mọi người vẫn nghĩ. Hỏi, trả lời và lặp lại nhiều lần không chỉ giúp kiểm tra trí nhớ mà còn là cách hay để cải thiện bộ nhớ: “trí nhớ = hiệu suất = “bottom line results”!”
Bài viết đăng trên Bản tin e-Learning: WeLearn số 29, năm 2014 do Công ty Đào tạo Quản lý Trực tuyến OMT xuất bản