Khi xây dựng hệ thống E-learning tại tổ chức, doanh nghiệp, nhiều nhà quản lý đào tạo đau đầu khi phải giải quyết câu hỏi “Vì sao học viên không hứng thú với E-learning, dù đã đầu tư rất kĩ lưỡng vào nội dung đào tạo?”. OES sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng giải pháp E-learning phù hợp để phần nào giải quyết rắc rối đó, chỉ bằng hai câu trả lời vô cùng đơn giản: Chủ đề và Chăm sóc Khách hàng.
1.Chủ đề bài giảng E-learning quan trọng như thế nào khi xây dựng giải pháp E-learning?
Chủ đề/Đề tài (Theme) khi xây dựng bài giảng E-learning có thể được xem là yếu tố dễ đánh vào cảm xúc cũng như sự thích thú của người học nhất. Để bài giảng của bạn trở nên sống động hãy nhớ đầu tư một chủ đề ấn tượng.
Trước tiên, hãy xem xét qua các yếu tố sau trong việc xây dựng bài giảng E-learning: mục tiêu/thách thức của người học, phong cách ngôn ngữ, loại tương tác, đồ hoạ, phông chữ, hình động, âm thanh và video. Tất cả các yếu tố này như một câu chuyện bao quát sẽ chạy xuyên suốt bài giảng của bạn. Và lúc này chủ đề sẽ là thứ bạn đặt ra ban đầu để kết nối các yếu tố trên thành một chuỗi với sự phù hợp nhất.
Bắt đầu với một thử thách
Hỏi người học một câu hỏi đơn giản ở đầu bài giảng là một cách rất hiệu quả để đánh thức, tạo động lực cũng như thu hút sự tập trung của họ vào bài học. Hãy chọn những câu hỏi dễ trả lời và liên quan đến nội dung bài giảng. Có thể sử dụng hình ảnh, video hoặc bất cứ một dạng thức thể hiện nào của E-learning cho câu hỏi này.
Phông chữ phù hợp với chủ đề
Sử dụng font chữ là một cách để xây dựng bài giảng E-learning có tính xuyên suốt và thể hiện chủ đề của bài học. Những font chữ cứng cáp sẽ thể hiện một cảm xúc mạnh mẽ, tương phản hay kiểu chữ viết tay, chữ ký nhẹ nhàng sẽ dành cho chủ đề lãng mạn, các bài học không mang quá nhiều học thuật.
->>> 8 nguyên tắc thiết kế bài giảng E-learning
Đồ họa nền phù hợp với chủ đề
Đồ hoạ nền có thể giúp tăng thêm rất nhiều giá trị cảm xúc và trải nghiệm của người học với bài giảng. Hãy suy nghĩ đến những hình ảnh liên quan hiện ra trong đầu bạn khi bạn nghĩ đến chủ đề của bài học. Dù có một hình ảnh không liên quan, nhưng chúng vụt qua trong đầu bạn nghĩa là chúng đã có ảnh hưởng đến bạn khi nhắc về chủ đề đó, vậy hãy biết cách tận dụng những điểm mới sáng tạo ấy cho đồ hoạ nền của mình. Tuy nhiên vẫn nên nhớ, nếu chúng phù hợp bạn nhé!
Hiệu ứng âm thanh
Âm thanh là một yếu tố có thể tạo ra hiệu quả về mặt phát triển cảm xúc. Âm thanh cũng giúp sự chú ý của người học tăng cao hơn. Đặt âm thanh nền cũng là cách hay cho bài giảng của bạn như một sự xuất hiện bất ngờ đi kèm tiêu đề bài giảng. Hiệu ứng âm thanh phù hợp với chủ đề còn giúp người học dễ dàng nhận ra vấn đề bạn đang muốn nhắc đến, từ đó lưu lại sâu hơn trong đầu họ.
Yếu tố hoạt hình và sự chuyển động
Những hiệu ứng hoạt hoạ hay hiệu ứng chuyển động phù hợp với chủ đề E-learning của bạn sẽ tạo dựng được một sự quan tâm và chú ý đến những gì diễn ra sau đó. Chọn một vài hiệu ứng và bạn chỉ nên giữ cho nó đơn giản khi xây dựng giải pháp E-learning cho mình để chúng không áp đảo phần nội dung chính mà bạn muốn truyền tải. Sự truyền thông tin bằng yếu tố hình ảnh bao giờ cũng cho khả năng tiếp thu cao hơn.
Sử dụng ngôn ngữ phù hợp
Giọng điệu của một bài giảng E-learning cũng quan trọng không kém phần nội dung. Dù đó là âm thanh nói hay văn bản, cân nhắc sử dụng chúng một cách sáng tạo và hợp lý giúp nổi bật chủ đề bạn muốn. Bạn muốn nhấn mạnh, chắc chắn giọng văn và ngôn ngữ phải mạnh mẽ, logic. Bạn muốn hướng người học đến với hành động, chú ý các từ ngữ mang tính kêu gọi và thúc giục họ.
Cũng có rất nhiều cách khác giúp bạn xây dựng một chủ đề cho bài giảng của mình, chẳng hạn như xây dựng một nhân vật hay một câu chuyện. Một điều quan trọng bạn phải nhớ, những yếu tố trên chỉ nên là yếu tố bạn thêm vào chứ không phải là phần tối quan trọng cho những gì bạn muốn truyền đạt. Và thật chú ý kẻo chúng làm phân tán nội dung của bài giảng nhé.
Xem thêm: 4 xu hướng số hóa bài giảng E-learning mới nhất năm 2020
2. Cải thiện dịch vụ CSKH cũng là cách xây dựng giải pháp E-learning
Nếu xây dựng Chủ đề phù hợp nằm ở giai đoạn đầu, CSKH là hoạt động thuộc giai đoạn hậu sự kiện – sau khi đã triển khai E-learning tới người học. Các bạn có biết, 73% khách hàng yêu và luôn gắn bó với một thương hiệu, đều phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống chăm sóc khách hàng (CSKH) của tổ chức đó. Vậy với giải pháp E-learning, chúng ta có thể phát triển và nâng cao vấn đề đó như thế nào ?
Đầu tiên, 3 loại kỹ năng cơ bản bạn cần đưa vào kế hoạch đào tạo để xây dựng giải pháp E-learning của mình :
Kiến thức sản phẩm
Điều cần thiết là tất cả nhân viên phải có một kiến thức hay kĩ năng chuyên sâu về dịch vụ của tổ chức mà mình đang làm việc. Khách hàng ngày nay, họ có thể tự mình tìm kiếm thông tin cơ bản về sản phẩm hay dịch vụ. Từ đó, nhân viên không chỉ là biết chi tiết về sản phẩm, mà còn cần phải thấu hiểu và đáp ứng từng nhu cầu cụ thể của mỗi khách hàng.
Kĩ năng mềm
Kĩ năng mềm sẽ giúp nhân viên của bạn giao tiếp tốt hơn với khách hàng, chắc chắn là vậy. Đối với bất kì nhóm dịch vụ khách hàng nào, kĩ năng giao tiếp là rất quan trọng. Một số kĩ năng mềm phổ biến bạn có thể đào tạo cho từng lứa nhân viên :
- Giao tiếp rõ ràng ( Clear Communication )
- Ngôn ngữ tích cực ( Positive Language )
- Kĩ năng Thuyết phục ( Persuasion )
- Đồng cảm ( Empathy )
- Lắng nghe chủ động ( Active listening )
Sứ mệnh và giá trị của công ty
Thực sự, mỗi nhân viên nên có một sự hiểu biết
sâu sắc về sứ mệnh và giá trị của công ty mình. Bởi điều này không chỉ là định
hướng, mà còn là động lực thúc đẩy khiến lực lượng lao động cảm thấy bản thân
có giá trị hơn
Hơn thế nữa, khi họ hình thành sự tương tác với khách hàng, họ
cần thể hiện sứ mệnh và hoài bão của công ty để gây dựng niềm tin với khách
hàng nhiều hơn
Kết hợp với xây dựng giải pháp E-learning : Học tập dựa trên kịch bản
Mô phỏng (hình thức phổ biến nhất của học tập dựa trên kịch bản) sẽ giúp tăng đáng kể tỷ lệ tham gia và duy trì kiến thức. Việc sử dụng cách kể chuyện cũng lam cho nội dung trở nên dễ hiểu và gần gũi hơn. Chúng thu hút cảm xúc của người học, điều này kích hoạt cả trí nhớ dài hạn và ngắn hạn làm cho nội dung dễ nhớ và tiếp thu nhanh hơn. Sau khi thực hành một kĩ năng trong quá trình mô phỏng, nhân viên cũng có nhiều khả năng thực hành nó trong các tình huống thực tế một cách dễ dàng hơn nữa.
Một ưu điểm của phương pháp này nữa chính là khả năng theo dõi tiến trình của nhân viên và phản hồi một cách tức thì. Việc mô phỏng sẽ cung cấp phản hồi chính xác để nhân viên sẽ biết họ cần phải thay đổi hay cải thiện gì đó ngay lập tức.
Với sự phát triển của giải pháp E-learning như hiện nay, đây sẽ không còn là một nỗi trăn trở nữa. Các video tương tác, hay các phần mềm gamification,… đều sẽ là những vũ khí mạnh mẽ nhất.
Cải thiện và nâng cao dịch vụ CSKH luôn là mục tiêu lớn của mọi tổ chức, nhưng rất ít tổ chức có thể làm tốt điều này . Một trong những lí do chính là thiếu chương trình có thể đào tạo đội ngũ dịch vụ khách hàng của họ với các kĩ năng phù hợp. Nếu bạn đang cần xây dựng giải pháp E–learning để đào tạo trực tuyến cho dịch vụ CSKH của doanh nghiệp , đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với OES – Công ty dịch vụ E – learning hàng đầu Việt Nam!
Xem thêm : Các video tương tác đã nâng cao hiệu quả bài giảng E-learning như thế nào ?