Vai trò của cảm xúc nơi làm việc - Tại sao các nhà quản lý cần quan tâm 
SELECT MENU

Cộng đồng E-learning

Vai trò của cảm xúc nơi làm việc – Tại sao các nhà quản lý cần quan tâm 

Hiểu được vai trò của cảm xúc quan trọng trong môi trường làm việc, nhiều công ty đang phát triển văn hóa cảm xúc (emotion culture) để giúp nhân viên hiểu các chuẩn mực và khái niệm về loại cảm xúc nào có thể bày tỏ và cảm xúc nào nên kìm nén. Tiêu biểu các tập đoàn lớn như PepsiCo, Southwest Airlines, Zappos,…đã áp dụng văn hóa này và tạo ra môi trường làm việc vui vẻ, cởi mở để đi đến thành công của một tập thể. Trongg bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những cảm xúc phổ biến nhất và vai trò của chúng tại nơi công sở nhé! 

Xem thêm: Đánh thức “trí tuệ cảm xúc” giúp doanh nghiệp tạo ra công thức thành công 

Những cảm xúc phổ biến nhất tại nơi công sở

Nơi làm việc đóng vai trò trung tâm quan trọng trong cuộc sống của đa số mọi người. Với nhiều người, thời gian tại nơi làm việc nhiều hơn bất kỳ hoạt động hàng ngày nào khác. Do vậy, đây là nơi có nhiều cung bậc cảm xúc nhất đối của nhân viên. Một số cảm xúc phổ biến nhất như sau. 

Cảm xúc tích cực 

Cảm xúc tích cực tại nơi làm việc là yếu tố quan trọng giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực và thúc đẩy sự phát triển cá nhân. Dưới đây là một số cảm xúc tích cực phổ biến: 

  • Cảm thấy được trân trọng: Khi nhân viên cảm nhận được sự trân trọng từ đồng nghiệp và lãnh đạo, họ thường trải qua cảm xúc tích cực và tăng động lực làm việc. 
  • Hạnh phúc và hài lòng: Đạt được thành công, hoàn thành công việc, hay nhận được sự công nhận là những tình huống khiến nhân viên cảm thấy hạnh phúc và hài lòng. 
  • Sự phấn khích: Cảm xúc phấn khích thường xuất hiện khi nhân viên thấy thú vị và hứng khởi với công việc, có đủ thách thức để phát triển. 
  • Sự gắn kết: Gắn kết là cảm xúc của việc cảm thấy thuộc về một tập thể, có sự liên kết và sự đồng lòng với mục tiêu chung của tổ chức. 
  • Tự hào: Khi nhân viên thấy tự hào về những đóng góp của mình và thành công của tổ chức, họ trải qua cảm xúc tích cực và động lực cao. 
  • Tận tâm và cam kết: Cảm xúc này xuất hiện khi nhân viên có cam kết với mục tiêu của tổ chức và tận tâm với công việc hàng ngày. 

Cảm xúc tiêu cực 

Cảm xúc tiêu cực tại nơi làm việc thường bao gồm một loạt các trạng thái tâm lý và tinh thần, ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của nhân viên. Một số cảm xúc tiêu cực phổ biến như:  

  • Stress và áp lực: Áp lực từ công việc, thời hạn gấp gáp hoặc yêu cầu khó khăn có thể tạo ra cảm giác căng thẳng và áp lực nặng nề cho nhân viên. 
  • Kiệt sức: Cảm giác kiệt sức xuất hiện khi nhân viên làm việc quá mức, thiếu ngủ và không có thời gian nghỉ ngơi đủ, dẫn đến sự mệt mỏi toàn diện. 
  • Lo lắng: Lo lắng là một trạng thái tâm lý khi nhân viên cảm thấy mất kiểm soát hoặc lo ngại về các vấn đề tương lai. 
  • Trầm cảm: Cảm xúc trầm cảm có thể xuất hiện khi nhân viên trải qua áp lực lớn, cảm thấy thiếu hứng thú và mất đi sự hứng khởi trong công việc. 
  • Thất vọng: Sự thất vọng thường xảy ra khi kết quả công việc không đạt được như mong đợi, tạo ra tâm trạng tiêu cực và sự nản chí cho nhân viên. 
  • Cô lập: Cảm xúc cô lập nảy sinh khi nhân viên cảm thấy tách biệt, thiếu sự kết nối xã hội hoặc không được hỗ trợ từ đồng nghiệp và lãnh đạo. 

Xem thêm: 4 cách cân bằng cảm xúc trong cuộc sống và công việc cho nhân viên 

Vai trò của cảm xúc nơi làm việc

Cảm xúc ảnh hưởng đến việc ra quyết định 

Vai trò của cảm xúc có thể có tác động đáng kể đến việc ra quyết định tại nơi làm việc. Khi nhân viên cảm thấy tích cực, họ có nhiều khả năng chấp nhận rủi ro và đổi mới hơn dựa trên sự lạc quan, sáng tạo. Ngược lại, cảm xúc tiêu cực có thể làm giảm khả năng tập trung, ảnh hưởng đến quá trình suy nghĩ và ra quyết định. 

Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của tiến sĩ Sigal Barsad, sự truyền nhiễm cảm xúc (emotional contagion) có thể vô thức xảy ra trong một nhóm người. Từ đó, các quyết định trong kinh doanh cũng sẽ bị tác động bởi các năng lượng tiêu cực đến từ môi trường xung quanh. 

Cảm xúc liên quan tới văn hóa giao tiếp 

Cảm xúc có ảnh hưởng lớn đến cách mà nhân viên tương tác và giao tiếp trong tổ chức. Cảm xúc tích cực thường tạo ra môi trường giao tiếp tích cực, tăng sự hiểu biết và hỗ trợ giữa các thành viên trong nhóm. Tuy nhiên, những cảm xúc tiêu cực có thể dẫn đến sự hiểu lầm, gây nên xung đột và ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc. 

Cảm xúc tác động đến động lực trong tổ chức 

Theo các nhà nghiên cứu tâm lý học Gable và Gosnell (2011) đã đưa ra giả định rằng con người có các mạng lưới phản xạ não bộ đặc biệt dành cho tư duy xã hội. Các mối quan hệ thân thiết được xây dựng trong cộng đồng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tạo ra các hệ thống sinh học có khả năng bảo vệ chúng ta khỏi những tác động tiêu cực của căng thẳng. Theo nghiên cứu của họ, tiếp xúc với xã hội kích thích não tiết ra oxytocin, một hormone mạnh mẽ liên quan đến sự tin cậy và động lực, có thể thúc đẩy sự giúp đỡ đồng nghiệp tại nơi làm việc. 

Do đó, những cảm xúc tích cực như sự hạnh phúc, tự tin có thể kích thích động lực và tăng hiệu suất làm việc. Ngược lại, cảm xúc tiêu cực như lo lắng và căng thẳng có thể giảm động lực và gây mệt mỏi. 

Cảm xúc quan trọng trong việc nâng cao trí tuệ cảm xúc của doanh nghiệp 

Trí tuệ cảm xúc (EQ) của tổ chức đánh giá khả năng của nó trong việc quản lý và sử dụng thông tin cảm xúc hiệu quả. Sự hiểu biết về vai trò của cảm xúc trong nhóm làm việc, khả năng thích ứng và giải quyết xung đột cũng như khả năng thúc đẩy sự hợp tác là những yếu tố quan trọng của EQ tổ chức. Như vậy, cảm xúc đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao trí tuệ cảm xúc (EQ) giúp doanh nghiệp xây dựng một văn hóa cảm xúc tích cực. 

Các nhà quản lý nên làm gì để giúp nhân viên quản lý cảm xúc

Trí tuệ cảm xúc có thể giúp các nhà quản lý tạo ra văn hóa cảm xúc tích cực tại nơi làm việc, bởi họ đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập môi trường đó. Khi hiểu được vai trò của cảm xúc, các nhà lãnh đạo nên tập trung vào việc nâng cao nhận thức về cảm xúc và khuyến khích nhân viên bày tỏ cảm xúc của mình, thúc đẩy sự tương tác của họ nơi làm việc. 

Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp có số lượng nhân sự đông đảo, nhiều chi nhánh, để đồng nhất văn hóa cảm xúc tại nơi làm việc, doanh nghiệp có thể triển khai các khóa đào trực tuyến ngắn hạn về quản lý cảm xúc. 

Tìm hiểu ngay khoá Kỹ năng sử dụng trí tuệ cảm xúc EQ trong công việc 

Kết

Hy vọng thông qua bài viết này, doanh nghiệp đã hiểu rõ những cảm xúc phổ biến nhất, vai trò của cảm xúc nơi làm việc và cách các nhà quản lý giúp nhân viên quản lý, cân bằng cảm xúc hiệu quả. Để biết thêm thông tin chi tiết và được giải đáp thắc mắc, hãy liên hệ ngay với  OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ đào tạo trực tuyến hàng đầu Việt Nam để được tư vấn kịp thời nhé! 

 

Bài viết liên quan

×
OES

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x