Tương tác hai chiều – Cốt lõi của số hóa bài giảng
SELECT MENU

Cộng đồng E-learning

Tương tác hai chiều – Cốt lõi của số hóa bài giảng

Nhiều người lầm tưởng Elearning đơn giản là học qua video có giảng viên thuyết trình; tuy  nhiên, cốt lõi của Elearning chính là khả năng tương tác hai chiều giữa người học với bài giảng để tăng hiệu quả đào tạo. Tương tác hai chiều ngay trên nền tảng bài giảng đang chạy chính là yếu tố khiến cho việc số hóa bài giảng Elearning khác biệt hoàn toàn so với các phương thức đào tạo trực tiếp khác.

Cấp độ 1 – Mức độ tương tác cơ bản nhất trong số hóa bài giảng thông qua các thanh công cụ có sẵn

Đây là cấp độ đơn giản nhất trong tương tác giáo dục trực tuyến. Ở cấp độ này chủ yếu là tương tác thông qua các công cụ đơn giản như tua, tiến, lùi, dừng, tua nhanh, tăng giảm âm lượng.

Tuy cấp độ này chỉ bao gồm các chức năng đơn giản nhưng chúng đóng vai trò rất quan trọng trong thiết kế bài giảng trực tuyến, người học có thể chủ động điều chỉnh tuỳ theo nhu cầu của mình. Tuy nhiên, ở nhiều bài giảng chức năng tua nhanh có thể bị vô hiệu vì người xây dựng nội dung đào tạo không muốn học viên học theo kiểu chống chế, tua để nhanh chóng kết thúc bài học.

Cấp độ 2 – Tương tác đi kèm với những thiết kế riêng và kịch bản hoàn chỉnh

Cấp độ 2 bao gồm các hình thức tương tác sâu,  phức tạp và cần thiết kế hành vi chi tiết cho người học. Tiêu biểu cho cấp độ này là Quiz với các định dạng True/False hay Mutiple Choice,… Đa dạng hơn nữa là các hình thức Gamification, biến nội dung số hoá bài giảng thành những phương thức thú vị như lựa chọn đáp án, kéo thả, chọn từ,…theo phong cách trò chơi như Ai là triệu phú, game thời trang,…

số hóa bài giảng

Như vậy, mục đích của Gamification trong số hoá bài giảng khá rõ ràng, đó là tạo ra động lực kích thích người học. Có một thực tế là con người luôn có mong muốn vui vẻ và tham gia vào các cuộc chơi. Chính vì vậy, lồng ghép trò chơi trong nội dung bài giảng sẽ khuyến khích học viên tham gia tích cực, cũng như xây dựng một môi trường học rèn luyện với động lực thúc đẩy học viên hoàn toàn mới mẻ.

Mỗi trò chơi có thể thiết kế đồng hồ ảo để giới hạn thời gian trả lời cho mỗi câu hỏi. Biểu tượng đồng hồ bên góc màn hình với thời gian đếm ngược sẽ thôi thúc học viên đưa ra phương án lực chọn một cách nhanh chóng.

Tương tác trực tiếp giữa giảng viên và học viên thông qua các công cụ hỗ trợ 

Đào tạo trực tuyến khác với đào tạo trực tiếp ở việc học viên ít có cơ hội tiếp xúc và trao đổi với giảng viên hơn. Số hoá bài giảng Elearning luôn cần có sự tương tác hai chiều, bởi lẽ nếu sự tương tác chỉ xuất phát đơn phương từ một phía sẽ khiến cho bài học trở nên nhạt nhẽo và nhàm chán, tạo tâm lý nhanh nản.

Nhược điểm  này sẽ được khắc phục khi có sự tương tác trực tiếp từ cả hai phía giảng viên và học viên thông qua các lớp học ảo. Những lớp học ảo trên các forum, diễn đàn, hội nhóm với sự tham gia của cả giảng viên và học viên sẽ giúp cho học viên có thể giải quyết được những nội dung còn thắc mắc trong bài học, là sân chơi chung để cùng trao đổi, thảo luận về bài học giữa các học viên với nhau. Hai yếu tố thật và ảo đan xen trong số hoá nội dung đào tạo sẽ đem đến cho học viên những thông tin hữu dụng và cảm nhận chân thực nhất.

Số hóa bài giảng đang ngày trở nên phổ biến không chỉ trong các trường học mà còn phổ biến rộng rãi ở trong các Doanh nghiệp; đối tượng hướng đến của Elearning cũng đa dạng hơn. Phải làm sao để bài giảng trực tuyến của bạn trở nên thú vị? Đây vẫn luôn là một câu hỏi khó trả lời. Hãy liên hệ với OES – công ty hàng đầu trong lĩnh vực số hoá bài giảng Elearning để được tư vấn và hỗ trợ.

 

Bài viết liên quan

×
OES

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học