Bản thân là nhà quản lý nguồn nhân lực, bạn đã nắm chắc những phương pháp phát triển nguồn nhân lực hiệu quả nhất chưa? Hãy cùng OES tìm hiểu và làm rõ 5 phương pháp phổ biến, hiệu quả nhất!
Xem thêm: Thế nào là phát triển nguồn nhân lực? Ý nghĩa đối với doanh nghiệp là gì?
Một, chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực
Đào tạo là yếu tố cốt yếu của phát triển nguồn nhân lực, bao gồm đào tạo về cả chuyên môn cũng như những kỹ năng cần thiết phục vụ cho công việc và phát triển bản thân nhân sự.
Cụ thể, doanh nghiệp có thể mở các lớp học trực tiếp hoặc đào tạo trực tuyến e-Learning để bổ sung kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ liên quan cho nhân viên. Về các kỹ năng mềm, có thể khuyến khích tự học thông qua các nguồn tài liệu không chính thức trên Internet như các khóa học kỹ năng mềm (Skillhub….), Youtube, blog chia sẻ kiến thức….
Đối với lớp học truyền thống hay e-Learning, nhà quản lý phải có lựa chọn phù hợp với tình hình của nhân sự và mục đích của doanh nghiệp. Mặt khác, phải tích cực truyền thông nội bộ về mục đích đào tạo, giúp nhân viên hiểu được tầm quan trọng của nó, từ đó tích cực hơn khi học tập thay vì tâm lý tham gia đối phó.
Hai, luân chuyển công việc
Nhằm tăng khả năng thích ứng, linh hoạt của nhân sự, nhà quản lý có thể áp dụng phương pháp luân chuyển nhân viên giữa các vị trí, công việc khác nhau, giúp họ có thêm những kỹ năng, kiến thức mới để áp dụng vào thực tiễn.
Xem thêm: 3 hình thức đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp phổ biến nhất
Ba, huấn luyện trực tiếp
Một phương pháp phát triển nguồn nhân lực không thể bỏ qua chính là huấn luyện nhân sự. Cụ thể, các nhân viên cấp cao sẽ trực tiếp hướng dẫn, huấn luyện cho những cá nhân ít kinh nghiệm hơn, thường là về kiến thức chuyên môn, để giúp họ nắm bắt một cách nhanh nhất những kiến thức đó. Phương pháp này hướng tới những nhân viên có khả năng trở thành quản lý, lãnh đạo trong tương lai của tổ chức.
Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của huấn luyện trực tiếp là thời gian và rủi ro tạo ra một bản sao của người huấn luyện thay vì một nhà quản lý mới với những chính kiến mới.
Bốn, xây dựng kế hoạch nghề nghiệp cho nhân sự
Thực tế, bất kì một cá nhân nào cũng đều mong muốn một lộ trình thăng tiến thật rõ ràng cho sự nghiệp của mình từ tổ chức đang cống hiến. Đây cũng là 1 trong những lý do quan trọng để nhân viên quyết định gắn bó và cống hiến cho doanh nghiệp. Lộ trình càng rõ ràng sẽ giúp nhân viên phấn đấu hơn trong công việc, vừa phát triển năng lực bản thân, vừa góp phần không nhỏ vào sự phát triển của tổ chức.
Năm, đánh giá toàn diện
Trong công tác phát triển nguồn nhân lực, cần phải có hoạt động đánh giá toàn diện về công việc cũng như những vấn đề ngoài lề. Nhờ đó, ban lãnh đạo, nhà quản lý có thể có góc nhìn toàn cảnh về mọi hoạt động đang diễn ra trong nội bộ nhân sự tổ chức, kịp thời can thiệp, xử lý và điều chỉnh những vấn đề, xung đột đang phát sinh hoặc tiềm ẩn trước khi quá muộn.
Xem thêm: Top các phương pháp giúp nâng cao trình độ nhân sự
Mặt khác, về phía nhà quản lý cũng cần có những lưu ý khi phát triển nguồn nhân lực để đạt được hiệu quả tốt nhất, tiêu biểu ở các khía cạnh:
- Luôn lắng nghe tiếng nói của nhân viên. Cần tích cực khuyến khích nhân sự nói ra suy nghĩ của mình để 2 phía thấu hiểu nhau hơn, đặc biệt khi có những khúc mắc, khó khăn cần được giải quyết.
- Ưu tiên những câu hỏi mở. Ngoại trừ những vấn đề thuộc về quy trình hoặc những ngành nghề có tính đặc thù cần độ chính xác cao, hãy luôn luôn ưu tiên những câu hỏi mở để nhận được câu trả lời phong phú. Việc này sẽ giúp nhà quản lý hiểu hơn về nhân viên của mình và ngược lại.
- Giao nhiệm vụ và quy trách nhiệm. Khi phát triển nguồn nhân lực, nhà quản lý nên giao nhiệm vụ cụ thể cho từng người và kèm theo đó là quyền và trách nhiệm cho công việc, vị trí đó. Nhờ vậy, nhân viên vừa có trách nhiệm đối với công việc, vừa có cơ hội, môi trường để phát triển bản thân hơn.
Khi đóng vai trò là nhà quản lý, bạn cần phải hiểu được doanh nghiệp mình đang có gì và sẽ cần gì để lựa chọn, thay đổi linh hoạt các phương pháp phát triển nguồn nhân lực phù hợp với từng đối tượng, từng giai đoạn khác nhau. Ví dụ, trong thời điểm dịch COVID-19 đang ngày càng phức tạp như hiện nay, doanh nghiệp nên chọn phương án đào tạo trực tuyến e-Learning thay vì các hình thức tiếp xúc trực tiếp để đảm bảo an toàn mà vẫn đạt được hiệu quả nhất định.
Liên hệ OES – Công ty CP Dịch vụ Đào tạo trực tuyến hàng đầu Việt Nam để được tư vấn kỹ lưỡng về giải pháp e-Learning – giải pháp đào tạo xu hướng hiện đại mới.