Tiêu chuẩn SCORM là gì khi triển khai e-Learning
SELECT MENU

Blog

Tiêu chuẩn SCORM là gì khi triển khai e-Learning

 

SCORM là một tiêu chuẩn kỹ thuật rất phổ biến trong lĩnh vực e-Learning. Các bài giảng được đóng gói dưới dạng SCORM sẽ dễ dàng tương thích với nhiều hệ thống quản lý học tập khác nhau. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp thuân tiện hơn trong việc triển khai hoạt động đào tạo trực tuyến của mình. Trong bài viết này, OES sẽ cùng bạn tìm hiểu tiêu chuẩn SCORM là gì, lợi ích cụ thể mà SCORM mang lại ra sao để có góc nhìn toàn diện về tiêu chuẩn quốc tế này!

Xem thêm: Thiết kế bài giảng điện tử cho doanh nghiệp chi tiết trong 5 bước

Khái niệm tiêu chuẩn SCORM là gì?

E-learning đang phát triển rất nhanh, tạo điều kiện cho việc học trở nên thú vị và hiệu quả hơn so với phương pháp học truyền thống. Tuy nhiên để có thể có một hệ thống đào tạo trực tuyến mạnh mẽ chắc chắn phải cần đến sự hỗ trợ của SCORM –  một công cụ được tích hợp nội dung E-learning và nhiều hệ thống quản lý giáo dục theo tiêu chuẩn xây dựng nội dung toàn cầu. 

SCORM là gì?

SCORM (Sharable Content Object Reference Model) có nghĩa là Mô hình tham chiếu đối tượng nội dung có thể chia sẻ được sản xuất bởi ADL, một nhóm nghiên cứu do Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (DoD) tài trợ. SCORM là một tiêu chuẩn quốc tế cho các bài giảng điện tử, giúp đảm bảo bài giảng sẽ tương thích với hầu hết mọi hệ thống quản lý học tập (LMS) trong quá trình triển khai đào tạo trực tuyến. 

Về cốt lõi, SCORM cho phép các người dạy phân phối nội dung của họ đến nhiều hệ thống quản lý học tập với mức độ nhỏ nhất có thể.

SCORM là gì?

SCORM cũng quy định cách xử lý, truyền tải và lưu trữ dữ liệu học tập giữa các hệ thống quản lý khác nhau. Các công nghệ và tiêu chuẩn thường được sử dụng khi triển khai SCORM là XML hay JavaScript. 

Tiêu chuẩn SCORM là gì?

Gói SCORM hay đóng gói khóa học SCORM, hoặc module SCORM, là tệp ZIP chứa nội dung cụ thể được xác định bởi tiêu chuẩn SCORM. Nó được gọi là tệp trao đổi gói (Package Interchange File – PIF) và có chứa tất cả những dữ liệu cần thiết để chuyển nội dung học tập sang LMS. 

Tiêu chuẩn SCORM gồm ba thành phần chính: đóng gói khóa học, vận hành, và điều phối. Cụ thể:

  • Đóng gói khóa học: Mỗi khóa học theo chuẩn SCORM đi kèm với tệp tin manifest, trong đó chứa thông tin về mục lục, tiêu đề, yêu cầu kỹ thuật và các thành phần khác như hình ảnh, video, bài giảng điện tử, bài kiểm tra,… Nội dung này được đóng gói thành một đơn vị thống nhất để dễ dàng triển khai trên các hệ thống.
  • Vận hành: Thành phần này đảm bảo tương tác giữa nội dung e-learning và Hệ thống Quản lý Học tập (LMS) tuân thủ theo các quy tắc của SCORM. Điều này giúp đồng bộ hóa hệ thống, tạo ra tính tương thích cao và khả năng tái sử dụng nội dung trên nhiều nền tảng khác nhau.
  • Điều phối: Đây là chức năng định hình các phần của khóa học e-learning, quản lý và điều hướng quá trình học tập của người dùng. Nó giúp xây dựng một cấu trúc rõ ràng, hỗ trợ việc theo dõi tiến độ học tập và quản lý quá trình học một cách hiệu quả.

Lợi ích của định dạng SCORM

Có thể nói, SCORM hiện vẫn là tiêu chuẩn nội dung trong ngành giáo dục, hỗ trợ rất lớn trong việc đưa tài liệu lên bất kỳ hệ thống theo tiêu chuẩn SCORM nào. Ngoài ra người học còn được trải nghiệm các phương pháp và nhiều hình thức học tập mới mẻ hơn.

Khả năng tương thích

Có thể nói lợi ích chính của SCORM là khả năng tương thích với nhiều hệ thống khác nhau, về cơ bản tất cả các nội dung được sản xuất theo tiêu chuẩn SCORM đều có thể chạy trên các LMS bất kỳ. Tiêu chuẩn này cho phép người dùng nhập nội dung từ nhiều nguồn khác nhau vào LMS một cách đơn giản và liền mạch. 

Thêm vào đó, hầu như hệ thống quản lý học tập LMS nào cũng sẽ chấp nhận một bài giảng được đóng gói SCORM. Song việc tương thích còn phụ thuộc vào mức độ tuân thủ và hỗ trợ của từng hệ thống riêng biệt.  

Khả năng tương thích của SCORM

  • Tương thích trình duyệt: hầu hết các trình duyệt web phổ biến như Chrome, Microsoft Edge, Safari hay Mozilla Firefox đều có tính tương thích cao với SCORM. Tuy nhiên, vẫn có thể tồn tại một số hạn chế hoặc các vấn đề khác nhau trên các phiên bản trình duyệt cụ thể hoặc trình duyệt trên di động. 
  •  Tương thích hệ điều hành: SCORM có thể hoạt động tốt trên nhiều hệ điều hành khác nhau như macOS, Windows hay Linux. Tuy nhiên, tương tự với trình duyệt, việc hỗ trợ và tương thích cụ thể cũng khác nhau theo từng hệ điểu hành. 
  • Tương thích LMS: Đa số các LMS đều có thể đọc được các file bài giảng được đóng gói theo tiêu chuẩn SCORM, nhưng cần chú ý mỗi phiên bản SCORM lại có những yêu cầu khác nhau.  
  • Tương thích phiên bản SCORM: Phiên bản 1.2 và 2004 có cấu trúc và một số yếu tố khác nhau, do đó nên kiểm tra xem phiên bản SCORM nào được hệ thống quản lý học tập hỗ trợ tốt nhất, để từ đó đóng gói đúng phiên bản SCORM tương ứng. 

Theo dõi tiến độ 

Đối với đào tạo trực tiếp, không phải bất kỳ học viên nào cũng có tiến độ học tập giống nhau, cũng như không phải ai cũng tham gia học tập trong cùng một thời điểm. Điều này đặt ra một bài toán là: “Làm thế nào để theo dõi được tiến độ học tập của từng học viên một cách chính xác?” 

Ưu điểm của tiêu chuẩn SCORM là gì?

Các bài giảng được đóng gói SCORM có khả năng thực hiện được điều này. Khi bài giảng SCORM được khởi chạy trong một hệ thống quản lý học tập, bài giảng đó sẽ kết nối với LMS thông qua xAPI để báo cáo tiến độ học tập bao gồm: thời gian bắt đầu – kết thúc, số điểm cho bài kiểm tra trong khóa, trạng thái hoàn thành… Các dữ liệu này sẽ đổ về LMS để theo dõi và phục vụ báo cáo cho quản lý đào tạo hay giảng viên, giúp họ nắm được học viên đang học tập như thế nào. 

Phản hồi nhanh chóng 

Thông qua SCORM, nhà quản lý đào tạo hay giảng viên có thể đánh giá sự tiến bộ của học viên thông qua dữ liệu được thu thập trong và sau quá trình học tập, hay chính bản thân học viên cũng có thể thực hiện điều này. Cụ thể, SCORM cho phép: 

  • Phản hồi tức thì: phản hồi ngay sau khi học viên hoàn thành một phần bài giảng, làm bài kiểm tra ngắn, gửi bài tập hay hoàn thành một nhiệm vụ có trong bài giảng đang học. 
  • Phản hồi sau khi hoàn thành: cung cấp thông tin về tiến trình học tập, điểm số hay các thông tin khác để các đối tượng có quyền truy cập và theo dõi nắm được tiến trình và hiệu suất học tập của từng cá nhân. 
  • Phản hồi học tập: SCORM còn có thể cung cấp thông tin về các nội dung học tập cụ thể, hay đưa ra gọi ý giúp học viên tiếp thu hoặc giải quyết vấn đề tốt hơn trong quá trình học. 
  • Các phản hồi này có thể xuất hiện thông qua các hình thức khác nhau như pop-up, thông báo trên hệ thống hay ngay trên giao diện bài giảng, tùy thuộc vào khả năng của từng hệ thống LMS khác nhau cũng như cách mà người thiết kế và đóng gói SCORM lựa chọn. 

Cấu trúc khóa học rõ ràng 

Một trong những lợi ích mà tiêu chuẩn SCORM mang tới cho các bài giảng điện tử chính là khả năng xây dựng một cấu trúc bài giảng/khóa học một cách rõ ràng, cũng như có thể đặt ra các quy tắc giữa các phần/module nhỏ. Điều này giúp đảm bảo trình tự học tập được thực hiện theo đúng ý đồ của người thiết kế bài giảng. SCORM cho phép thiết lập yêu cầu hoàn thành các học phần tuần tự mới được chuyển tiếp sang phần mới, hay học xong các nội dung mới được tham gia kiểm tra để chính thức hoàn thành khóa học. 

Cấu trúc khóa học rõ ràng 

Khả năng chi trả

Khả năng chi trả là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và năng suất, nhờ giảm thiểu thời gian và chi phí liên quan đến việc cung cấp nội dung giảng dạy. Một số ý kiến cho rằng việc triển khai SCORM khá phức tạp và tốn kém, chủ yếu do các yêu cầu kỹ thuật và quy trình triển khai. Thậm chí tính năng sắp xếp trình tự của SCORM có thể gây khó khăn cho một số nhà cung cấp LMS và đôi khi không cần thiết cho các nhà phát triển nội dung trong những tình huống nhất định. Tuy nhiên nếu SCORM được áp dụng một cách đúng đắn sẽ mang lại lợi ích lớn về chi phí, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể khi triển khai hệ thống E-learning.

Tính mô đun 

Trong một bài giảng được đóng gói theo đúng tiêu chuẩn SCORM, nội dung đào tạo có thể được chia thành nhiều đơn vị nhỏ hoặc các module độc lập. Mỗi module lại có thể được sử dụng trong nhiều khóa học khác nhau trong LMS.

Xem thêm: Khám phá các định dạng số hoá tốt nhất cho thiết kế bài giảng điện tử

Khi nào thì áp dụng chuẩn SCORM?

SCORM chỉ có thể áp dụng cho các hệ thống E-learning dựa trên nền tảng web, vận hành thông qua một LMS hoặc sử dụng dịch vụ LMS. Tiêu chuẩn này sẽ không phù hợp với các hệ thống E-learning chạy trên CD-ROM hoặc máy chủ cục bộ. Và để triển khai SCORM các đơn vị cần cân nhắc một số tiêu chí sau:

  • Phải có nhu cầu hoặc đang triển khai E-learning trên nền tảng web.
  • Có yêu cầu hệ thống tuân thủ tiêu chuẩn SCORM.
  • Phải có hệ thống LMS hoặc dịch vụ LMS phải tương thích và tuân thủ SCORM
  • Muốn tích hợp hệ thống với các nhà cung cấp khác.
  • Đang muốn xây dựng một thư viện lớn gồm nhiều tài liệu học tập khác nhau.
  • Sử dụng LMS để phân phối và quản lý nội dung học tập.
  • Đang thiết kế nội dung học tập có khả năng tái sử dụng trong các bối cảnh khác nhau.
  • Muốn theo dõi hiệu suất học tập của học viên thông qua hệ thống học tập.

Các phiên bản SCORM phổ biến nhất hiện nay

Hiện có 3 phiên bản SCORM gồm: 1.1, 1.2 và 2004 với các đặc điểm và ưu điểm kỹ thuật riêng biệt. Tuy nhiên phiên bản SCORM 1.1 đầu tiên không được áp dụng rộng rãi, nên bài viết này OES sẽ chỉ đề cập tới 2 phiên bản còn lại. 

SCORM 1.2

Tiêu chuẩn SCORM phiên bản 1.2 cho phép thấy được sự tiến bộ của học viên thông qua báo cáo, có nghĩa là học viên đã hoàn thành được bao nhiêu phần trăm của khóa học (ví dụ: Người học A đã hoàn thành 70% khóa học). Trong trường hợp học viên đã học hết, hệ thống sẽ hiển thị trạng thái “Đã hoàn thành”. 

Các phiên bản SCORM

SCORM 2004 

SCORM 2004 vượt trội hơn phiên bản 1.2 ở khả năng cung cấp thông tin chi tiết hơn. Ngoài tiến độ và trạng thái, phiên bản này cho biết học viên đã đạt bao nhiêu điểm khi hoàn thành khóa học và bài kiểm tra.

Hướng dẫn chọn phiên bản SCORM phù hợp với doanh nghiệp

Mặc dù SCORM 1.2 vẫn được sử dụng rộng rãi nhưng bạn cần xem xét nhu cầu cụ thể của mình trước khi đưa ra lựa chọn SCORM. Nếu chương trình đào tạo của bạn chỉ cần theo dõi cơ bản có thể sử dụng SCORM 1.2. Tuy nhiên, để có các tính năng nâng cao như sắp xếp chuỗi, báo cáo chi tiết về hoạt động học tập… SCORM 2004 là lựa chọn tốt hơn. Các nguồn tài nguyên như trang web ADL (Advanced Distributed Learning) cung cấp các giải thích chi tiết về từng phiên bản và công cụ tương thích để giúp bạn đưa ra quyết định.

Chìa khóa để có trải nghiệm SCORM mượt mà nằm ở việc sử dụng các công cụ soạn thảo và nền tảng LMS (Learning Management System) tương thích. Nhiều lựa chọn phổ biến hiện nay cung cấp tích hợp SCORM liền mạch. Khám phá các tính năng, giá cả và đánh giá từ người dùng để tìm ra giải pháp phù hợp nhất với nhu cầu tạo nội dung và phân phối của bạn.

Dự đoán tương lai của SCORM

Mặc dù SCORM là một công nghệ không mới nhưng nó vẫn đang thống trị thị trường e-Learning trên toàn thế giới. SCORM 1.2 và SCORM 2004 đã trở thành tiêu chuẩn công nghệ phổ biến nhất cho các bài giảng điện tử. Theo một khảo sát Tư vấn phần mềm, 62% doanh nghiệp đang sử dụng các khóa học, bài giảng được đóng gói SCORM để chạy trên các hệ thống quản lý học tập LMS của họ. 

Dự đoán tương lai của SCORM

Song, một số chuyên gia cũng đưa ra niềm tin rằng tiêu chuẩn e-Learning khác sẽ chiếm ưu thế hơn trong tương lai và dần thay thế tiêu chuẩn SCORM. Gần đây hơn, sự phát triển của SCORM đã tạo ra các định dạng như Tin Can (xAPI) và cmi5. Các định dạng này có nhiều khả năng như cho phép học viên học ngoại tuyến và/hoặc sử dụng thiết bị di động, hỗ trợ các tài liệu định dạng PDF hay mô phỏng các tương tác, thu thập số liệu thống kê chi tiết về tiến độ và thành tích của người học… 

Liên hệ OES – CTCP Dịch vụ Đào tạo trực tuyến hàng đầu Việt Nam để nhận được tư vấn kỹ lưỡng về số hóa bài giảng, triển khai hệ thống quản lý học tập LMS và các hoạt động quản trị, đào tạo cho doanh nghiệp! 

 

Bài viết liên quan

×
OES

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x