(Vietnamica Finance) — Nếu có khi nào chúng ta lo lắng thế giới công nghệ cao sẽ lấn át nhu cầu giao tiếp của con người, thì hãy nhớ rằng, ở Việt Nam, trao đổi thư điện tử là “việc chuyển thông điệp giữa hai cái máy tính”.
Tôi từng sống ở Hà Nội trong vài năm khi các đồng nghiệp Việt Nam bắt đầu học tiếng Anh. Mặc dù có thể nói được vài thứ tiếng – tôi nói tiếng Đức, sử dụng được tiếng Pháp, đã học (và đã quên) tiếng Nhật – nhưng tiếng Việt thì vượt quá khả năng của tôi. Tôi từ bỏ nỗ lực học tiếng Việt khi nhận được bài học rằng hai từ tiếng Việt chỉ có một tí tẹo khác biệt nhưng ý nghĩa thì cách biệt quá xa. Hãy hình dung, vào một buổi sáng sớm chủ nhật, một nữ giáo sư Mỹ mong mỏi hỏi bạn đường đến ‘nhà thờ’ (chapel) nhưng lại phát âm thành ‘nhà thổ’ (brothel).
Vậy là tôi, vừa kính sợ vừa kinh ngạc, quan sát các đồng nghiệp Việt Nam nói tiếng Anh theo cách của họ. Và kết quả là, dù đôi khi rất buồn cười, nhưng luôn hấp dẫn và có lúc còn mang tới cả sự khai sáng! Một số tình huống, tôi chấp nhận cách diễn đạt của các cụm từ tiếng Anh được cấu trúc theo kiểu Việt Nam. Đơn giản vì chúng có lý.
Chẳng hạn như, sự uốn lượn trong của thuật ngữ tiếng Anh được dùng để chỉ các hình thức doanh nghiệp sẽ có lợi cho các đối tác kinh doanh ở Mỹ. Ở Việt Nam, “regal framework” (tạm dịch: khuôn khổ của vương quyền) chỉ ra cấu trúc kinh doanh của một công ty, và đồng thời giúp nhiều doanh nhân Hoa Kỳ hiểu được bằng cách nào các điều luật và quy tắc pháp lý đã kết hợp với nhau để trở thành một vương quốc. (* VF: Khi đề cập đến các điều luật và quy tắc pháp lý, người ta thường sử dụng cụm từ “legal framework,” dịch là: khuôn khổ pháp lý. Thuật ngữ “regal framework” ra đời nhiều khả năng là do phát âm sai tiếng Anh, nhưng tình cờ lại phản ánh đúng một đặc trưng văn hóa doanh nghiệp và cả môi trường kinh doanh Việt Nam.)
Một “cấu trúc vương quốc (regal structure)” khi hình thành “liên doanh (join-venture)” có lẽ sẽ nắm bắt tốt hơn bản chất được trông đợi của một liên doanh: thực sự hợp tác. Những công ty này khi đó sẽ phải quyết định – dựa trên cấu trúc nội tại của mình – với các lựa chọn như xây dựng một cơ cấu tổ chức ngang bằng (flattering) hay một cơ cấu tổ chức đồ sộ với nhiều tầng nấc (tall and fat). Thay cho bộ phận nguồn nhân lực (Human Resource Department, HRD), tại sao lại không có bộ phận “giải cứu nhân lực” (Human Rescue Department, HRD). (* VF: Lối chơi chữ của tác giả để diễn giải cùng cụm từ viết tắt HRD.)
Bộ phận giải cứu nhân lực thể hiện thái độ chăm lo đối với nhân sự mới, những người đã được “phỏng vấn sâu sắc” trong quá trình tuyển dụng, qua đó, chuyển tải thông điệp công ty và nhưng các nhân sự được giải cứu thực sự quan tâm tới việc tìm kiếm sự hòa hợp và tương thích. Cuối cùng, bộ phận giải cứu nhân lực ở Việt Nam cũng gợi ý các hoạt động huấn luyện khi người lao động có cơ hội học hỏi các kỹ năng và kiến thức mới trong cả một “rổ huấn luyện (training bowl).”
Thực tế là, tiếng Anh, khi được sử dụng bởi những người mới học ngôn ngữ này, có thể mang mùa xuân đến bên thềm và làm nụ cười xuất hiện trên khuôn mặt của bất kỳ vị quản lý nói tiếng Anh khó tính nào. Làm sao một người lại không muốn làm việc ở nơi mà “quản trị từ trên yên xe đạp (management from the seat of my bicycle”, nơi có thể sẽ tìm thấy “cơ hội vàng (gold opportunity)” nơi mà “mức độ lạc hậu khác với các lĩnh vực khác (level of backward is different from other fields,” và nơi mà doanh nghiệp quyết định “làm vừa lòng mọi khách hàng (has decided to delight any customer)”?
Và cuối cùng, những ai cần một cách lịch sự để thoát khỏi một đồng nghiệp lắm điều, một khách hàng hay cằn nhằn, một đối tác đang chờ thanh toán, có thể làm như sau:
Hello?
“Hello, this Joe.”
Xin chào, Joe đây.
“Sorry, Joe is not here.”
Xin lỗi, Joe không ở đây
“No, this IS Joe.”
Không, đây là Joe
“Sorry, Joe is still not here.”
Xin lỗi, Joe vẫn không ở đây
Và giờ thì thứ lỗi cho tôi, tôi phải chuyển sang “con đường chết (death line)” kế tiếp. Thực ra, ý tôi muốn nói là giờ phải chuyển qua một công việc khác, sắp tới hạn phải hoàn thành (deadline).
—
* Bài cùng tác giả: Khoảnh khắc lóe sáng trong cuộc đời tăm tối: À-há
***TS Nancy Napier là thành viên Ban cố vấn của OMT. Bản tiếng Việt của cuốn sách “Insight: Encouraging Aha Moments for Organizational Success” do TS Nancy Napier là tác giả đã được Công ty OMT tài trợ xuất bản dưới tựa đề Những khoảnh khắc xuất thần