Nhà giáo dục Hofmann nhấn mạnh: “Lớp học hiện đại không nhất thiết là một địa điểm mà có thể diễn ra linh hoạt ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào“. Mặc dù e-Learning đã xuất hiện từ lâu, song ý tưởng về lớp học kết hợp trực tiếp và trực tuyến mới thực sự bùng nổ tại các trường Đại học ở Việt Nam kể từ sau đại dịch COVID-19. Trong bài viết này, hãy cùng OES tìm hiểu chi tiết về những thuận lợi và khó khăn khi triển khai phương pháp dạy học Blended Learning là gì, từ đó giúp các cơ sở giáo dục Đại học áp dụng thành công trong việc triển khai mô hình này!
Xem thêm: Phương pháp Blended Learning là gì?
Xu hướng triển khai phương pháp dạy học Blended Learning trong các trường Đại học
Phương pháp đào tạo kết hợp đã được áp dụng hơn 20 năm trước, đặc biệt tại Hoa Kỳ với hơn 80% các trường đại học triển khai mô hình này, trong đó 93% áp dụng cho chương trình đào tạo tiến sĩ, 89% với chương trình thạc sĩ (Arabasz và Baker, 2003). Những ‘con số biết nói” về tỉ lệ áp dụng Blended Learning với chương trình đào sau đại học đã chứng minh tiềm năng và hiệu quả của mô hình này với cả người dạy và người học.
Theo Polaris Market Research (2022), quy mô thị trường học tập trực tuyến toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ 20,5% và đạt hơn 1.124,79 tỷ đô la Mỹ vào năm 2030. Nắm bắt xu hướng thị trường này, nhiều trường đại học lớn tại Việt Nam đã áp dụng phương pháp này, cụ thể:
- Năm 2015, trường Đại học FPT cho ra đời chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến Funix chuyên ngành Công nghệ thông tin với ít nhất 1 môn mỗi học kỳ được đào tạo theo hình thức kết hợp.
- Năm 2016, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội triển khai đào tạo kết hợp với tỷ lệ 50% học trực tiếp trên lớp và 50% học trực tuyến với ngành Công nghệ thông tin và Ngoại ngữ.
- Từ năm 2016, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh triển khai đào tạo kết hợp với tỷ lệ 70% học trực tiếp và 30% học trực tuyến…
Hậu COVID-19, Blended Learning được nhiều chuyên gia ví như “tương lai của ngành giáo dục”. Mặc dù học tập trực tuyến không thể thay thế hoàn toàn các lớp học truyền thống, song đại dịch đã cho thấy lợi ích to lớn của Blended Learning trong việc hỗ trợ học tập, giúp việc tiếp thu kiến thức trở nên thuận tiện và linh hoạt hơn. Do vậy, việc kết hợp hài hòa giữa hình thức học trực tuyến và trực tuyến chính là xu hướng tất yếu trong tương lai.
Thuận lợi và khó khăn khi triển khai Blended Learning trong các trường Đại học
Thuận lợi
Sau đây là một số những lợi ích tuyệt vời khi triển khai Blended Learning tại các trường Đại học
- Giúp cơ sở đào tạo tối ưu nguồn lực
Mô hình Blended Learning mang đến lợi ích cho các cơ sở giáo dục trong việc giảm áp lực về hệ thống phòng học, giảm bớt chi phí cố định trong khâu đào tạo trực tiếp như: điện, nước, vệ sinh,… do giảm thời lượng người học tham gia học tập trực tiếp tại trường.
Ngoài ra, Blended Learning cho phép giảng viên sử dụng các kho tài nguyên sẵn có như video giảng dạy, bài giảng điện tử, tài liệu đọc và bài kiểm tra trực tuyến. Thay vì phải tạo nội dung mới từ đầu cho mỗi lớp học, giảng viên có thể sử dụng các tài nguyên này một cách linh hoạt, tiết kiệm thời gian và công sức.
Đồng thời, việc tạo nội dung một lần và sử dụng lại cho nhiều lớp học khác nhau mang lại lợi ích kép cho giảng viên. Thứ nhất, tiết kiệm thời gian và công sức đầu tư vào việc chuẩn bị bài giảng, giúp giảng viên tập trung vào việc cá nhân hóa và tối ưu trải nghiệm học tập cho sinh viên. Thứ hai, việc sử dụng nội dung bài giảng đồng nhất giúp đram bảo chất lượng giảng dạy và tạo sự nhất quán trong chương trình học..
- Hỗ trợ mở rộng quy mô đào tạo
Học tập kết hợp Blended Learning có khả năng mở rộng cao, dễ dàng được điều chỉnh theo nhu cầu dạy và học. Hiện nay, rất nhiều trường Đại học đã triển khai mô hình đào tạo từ xa, đào tạo kết hợp, giúp tạo điều kiện cho sinh viên học tập mọi lúc, mọi nơi, với mọi cách thức khác nhau.
Mặt khác, điều này cũng giúp tăng cường sự tự chủ học tập của sinh viên, từ đó tạo ra môi trường học tập đa dạng, linh hoạt, khuyến khích sự tham gia và tiến bộ của người học.
- Nâng cao hiệu quả đánh giá sinh viên
Việc áp dụng phương pháp dạy học Blended Learning đồng nghĩa với việc các trường Đại học sẽ triển khai các hệ thống quản lý học tập (LMS, Canvas, Moodle) có tích hợp nhiều tính năngđánh giá như bài kiểm tra trực tuyến, bài tập trực tuyến, bài làm nhóm, hoặc các dự án thực hành,v.v
Ngoài ra, LMS còn cung cấp cho giảng viên cái nhìn toàn diện về lộ trình học tập của sinh viên thông qua việc thu thập dữ liệu chi tiết như số lần truy cập, thời lượng học, và kết quả bài kiểm tra… Điều này tạo điều kiện cho việc đánh giá trở nên đa dạng, phản ánh chính xác năng lực và kiến thức của sinh viên.
Xem thêm: LMS Và Blended-Learning – Bí Kíp Giúp Doanh Nghiệp Tối Ưu Hoạt Động Đào Tạo
Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi, quá trình triển khai phương pháp dạy học Blended Learning có thể gặp một vài khó khăn nhất định như sau:
- Khó khăn trong thay đổi nhận thức và thói quen
Tuy Blended Learning kết hợp giữa hai phương pháp dạy học phổ biến là trực tuyến và trực tiếp, tuy nhiên vẫn mang nhiều yếu tố mới. Do vậy, bộ phận đào tạo và nhà trường cần nhận thức rõ tầm quan trọng của phương pháp dạy học mới này để xây dựng chiến lược triển khai phù hợp. Những vấn đề cần nghiên cứu và chuẩn bị kỹ lưỡng như thay đổi nội dung chương trình, đào tạo nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, định hướng thời lượng kết hợp, quy trình đào tạo là vô cùng cần thiết…
Ngay cả giảng viên, sinh viên cũng cần làm quen để thích ứng với sự thay đổi trong phương pháp học tập. Điều này đòi hỏi giảng viên cần trang bị kỹ năng giảng dạy, kỹ năng chuyên môn tốt; sinh viên có tinh thần học tập tự giác để tăng hiệu quả tiếp thu và phát huy hết những lợi ích tích cực của hình thức học tập này.
- Khó khăn khi thay đổi nội dung và quy trình đào tạo
Nội dung chương trình dạy học và đặc biệt là quy trình tổ chức đào tạo sẽ có nhiều sự thay đổi, từ hình thức tài liệu (chuyển từ giấy tờ sang dạng số hóa), thời lượng kết hợp giữa các loại hình giảng dạy, cách thức kiểm tra,.. cho đến đo lường và đánh giá kết quả.
Bên cạnh đó, việc tiếp cận một phương pháp đào tạo mới không phải là điều dễ dàng, nhất là với cơ sở giáo dục đã quen với đào tạo truyền thống. Có nhiều hạng mục công việc mà nhà trường, giảng viên phải bổ sung khi tham gia vào các hoạt động trong mô hình học tập kết hợp.
Điều này cũng đòi hỏi phòng đào tạo và nhà trường xây dựng kế hoạch chi tiết, thảo luận kỹ càng với đơn vị cung cấp dịch vụ để đảm bảo hiệu quả đầu tư.
- Khó khăn trong việc áp dụng và mở rộng công nghệ
Phương pháp dạy học Blended Learning đòi hỏi các cơ sở giáo dục có nền tảng nhất định về tài nguyên (nền tảng đáng tin cậy, hệ thống an toàn) và nhân lực thành thạo công nghệ để đạt được hiệu quả.
Bên cạnh đó, giảng viên và sinh viên cũng cần trang bị những máy móc, trang thiết bị và kiến thức nhất định về công nghệ thông tin. Điều này có thể trở thành khó khăn với các giảng viên lớn tuổi, học viên ở vùng sâu vùng xa, hạn chế về điều kiện kinh tế. Đây cũng là một trong những vấn đề lớn mà phòng đào tạo và nhà trường cần quan tâm để đảm bảo hiệu quả giảng dạy.
Xem thêm: Blended Learning Là Gì? Tổng Quan Về Blended Learning
Giải pháp để triển khai hiệu quả phương pháp dạy học Blended Learning
Từ những phân tích trên có thể thấy rằng, việc triển khai Blended Learning tại các trường Đại học đang là xu hướng được nhiều đơn vị quan tâm triển khai, tuy nhiên quá trình này cần được phát triển dựa trên chiến lược cụ thể và sử dụng công cụ phù hợp, đặc biệt là hệ thống quản lý học tập (LMS).
Welearning là hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS) được thiết kế và phát triển bởi OES với mục tiêu hỗ trợ các trường học triển khai phương pháp giảng dạy Blended Learning một cách hiệu quả. Hệ thống tích hợp đầy đủ các tính năng cần thiết để đáp ứng mọi nhu cầu của nhà trường và giáo viên, giúp nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả học tập của học sinh.
Kết
Trên đây là những phân tích của OES về thuận lợi và khó khăn khi triển khai phương pháp dạy học Blended Learning trong các trường Đại học. Hi vọng những thông tin hữu ích vừa rồi đã giúp thầy cô và Quý nhà trường có góc nhìn toàn diện hơn về Blended Learning trước khi áp dụng tại đơn vị mình.
Nếu Quý nhà trường quan tâm đến hệ thống LMS để triển khai phương pháp Blended Learning, hãy liên hệ ngay OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo Trực Tuyến để được tư vấn miễn phí bởi đội ngũ chuyên môn dày dặn kinh nghiệm.