Thiết lập chiến lược phát triển nhân sự tốt nhất cho doanh nghiệp
SELECT MENU
Cộng đồng E-learning

Thiết lập chiến lược phát triển nhân sự tốt nhất cho doanh nghiệp

Con người là một trong những yếu tố cốt lõi quyết định khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp do sở hữu tiềm năng vô hạn. Vì lẽ đó, cần hết sức chú trọng phát triển nguồn lực này để biến nhân sự trở thành mũi nhọn, lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác trong thị trường đầy tính cạnh tranh hiện tại. Là nhà quản lý, liệu bạn có nắm chắc chiến lược phát triển nhân sự tốt nhất? Cùng tìm hiểu câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây.

Xem thêm: Top 5 phương pháp phát triển nguồn nhân lực nhà quản lý nên biết

Về HRD và HRM

HRD (Human Resources Development) – Phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức được tiến hành trong một khoảng thời gian nhất định nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp của người lao động theo hướng tích cực, từ đó nâng cao chất lượng nhân sự, hiệu quả lao động cho doanh nghiệp.

HRM (Human Resources Management) – Quản trị nguồn nhân lực

Quản trị nguồn nhân lực là 1 nhánh của ngành quản lý, liên quan đến việc tối đa hóa hiệu suất của lực lượng lao động trong tổ chức. HRM bao gồm tất cả các hoạt động, chính sách và các quyết định quản lý liên quan có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhân viên  của tổ chức.

Cả HRD và HRM đều có những tác động to lớn đến lực lượng lao động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các quản lý có nên có cái nhìn toàn diện, đưa ra lựa chọn phù hợp nhất khi xây dựng chiến lược phát triển nhân sự tốt nhất cho tổ chức của mình.

Chiến lược phát triển nhân sự tốt nhất cho doanh nghiệp

Bước một – Phân tích hiện trạng nguồn nhân lực của doanh nghiệp

“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Chính xác là như vậy, phân tích hiện trạng nguồn nhân lực của doanh nghiệp sẽ giúp nhà quản lý xác định được điểm mạnh – yếu, cơ hội – thách thức (mô hình SWOT) để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế cũng như khả năng của tổ chức.

Ngoài ra, nhà quản lý có thể dựa vào các yếu tố khác để có cái nhìn bao quát hơn về tổng thể như: Số lượng nhân sự; cơ cấu, trình độ chuyên môn; năng suất lao động; khả năng tiếp thu công nghệ mới; kinh nghiệm làm việc…

Với những kết quả phân tích ở bước này, nhà quản lý sẽ có cơ sở sắp xếp, bố trí nhân sự phù hợp với từng vị trí công việc cũng như điều chỉnh, triển khai các kế hoạch đào tạo nội bộ tùy theo từng mục đích cụ thể.

Bước hai – Ổn định và duy trì nguồn nhân lực hiện có của doanh nghiệp

Kế hoạch nào cũng cần người phát triển, công việc nào cũng cần có người triển khai. Do vậy, cách nhanh nhất giúp nhà quản lý đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp luôn nhịp nhàng chính là ổn định và duy trì nguồn nhân lực hiện có. 

Doanh nghiệp cần chú ý hoàn thiện hệ thống quy chế, chính sách áp dụng trong nội bộ doanh nghiệp, đảm bảo tính công bằng và hợp lý trong đãi ngộ đối với từng nhân viên về lương thưởng, bảo hiểm… Đồng thời, cần cải thiện môi trường làm việc lành mạnh và hỗ trợ nhân viên phát triển trong khuôn khổ môi trường đó, cũng như tạo tính cạnh tranh trong công việc.

Phê bình và tự phê bình là phương pháp cần thiết để đánh giá năng lực của nhân sự. Nhà quản lý nên tiến hành đánh giá chi tiết năng lực của nhân viên theo định kỳ về trình độ chuyên môn, các kỹ năng cần thiết trong công việc như ngoại ngữ, làm việc nhóm, lãnh đạo,… Từ cơ sở đó, nắm rõ được khả năng của từng người để lên kế hoạch đào tạo, tái đào tạo phù hợp, nâng cao hơn nữa năng lực của nhân viên cũng như khắc phục những tồn tại có thể cải thiện.

Bên cạnh đó, nhà quản lý nhân sự có thể tiến hành luân chuyển vị trí để giúp nhân viên có những trải nghiệm mới mẻ về công việc tại các phòng ban khác nhau, khai thác tối đa khả năng của nhân viên để tìm ra vị trí phù hợp với họ nhất. Ngoài ra, cần cải tiến phương thức làm việc, giảm thiểu các công đoạn không mang lại giá trị thặng dư, đảm bảo tính chuyên nghiệp trong môi trường làm việc.

Xem thêm: Là nhà quản lý, bạn có nắm chắc chiến lược phát triển nhân sự cho doanh nghiệp?

Bước ba – Phát triển nhân sự tốt nhất hiện có

Về tầm nhìn dài hạn, phát triển chất lượng nguồn nhân lực hiện có là một kế hoạch cần thiết để phát triển nhân sự tốt nhất, tối đa tiềm năng nội tại cũng như của toàn bộ doanh nghiệp. Sẽ chẳng có người nào từ chối gắn bó với tổ chức có thể giúp họ phát triển ở mọi mặt, cả trong và ngoài công việc.

Lộ trình sự nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới nhân sự. Hãy đề ra những mục tiêu cụ thể cho từng người cũng như xây dựng hoàn chỉnh các chính sách đề bạt, thăng tiến để nhân viên thấy được sự cố gắng của họ là có ích.

Bước bốn – Thực hiện các chính sách thu hút nhân tài

Bước đầu tiên cần làm để thu hút nhân tài mới chính là hoàn thiện chính sách đãi ngộ, lương thưởng xứng đáng cũng như lộ trình thăng tiến rõ ràng, giúp họ hiểu rõ những giá trị có thể nhận được khi là một phần của tổ chức.

Phối hợp tuyển dụng tại một số địa điểm tập trung nguồn lao động có chất lượng cao như các trường đại học, cơ sở đào tạo… để tìm kiếm những ứng viên có năng lực và phù hợp. Hoặc, xây dựng các chương trình hỗ trợ và  tìm kiếm ứng viên là sinh viên có đủ năng lực, tiềm năng ngay từ khi còn ở giảng đường đại học. 

Cần tiến hành sàng lọc kỹ càng nhóm nhân sự đầu vào để đảm bảo doanh nghiệp tuyển dụng được nhân sự thật sự “được việc”, có khả năng sáng tạo, nhiệt huyết và thực sự muốn đi đường dài với tổ chức.

Xu hướng 2023

Xây dựng chiến lược kinh doanh (sản xuất) gắn liền với chiến lược phát triển nhân sự tốt nhất

Nhiều doanh nghiệp thường chỉ chú trọng đến chiến lược kinh doanh (sản xuất) mà quên mất tầm quan trọng của công tác phát triển nguồn nhân lực. Cần phải nhớ rằng, bất cứ một công việc gì cũng có liên quan tới yếu tố con người, dù là các dây chuyền máy móc tự động hóa trong sản xuất cũng luôn cần có người quản lý vận hành. 

Việc bỏ quên công tác phát triển nhân sự tốt nhất sẽ dẫn đến tình trạng chất lượng nguồn nhân lực không đáp ứng được nhu cầu phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là các mục tiêu phát triển bền vững. Do đó, doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược kinh doanh (sản xuất) gắn liền với chiến lược phát triển con người trong nội bộ.

Tăng cường đào tạo, tạo điều kiện cho phát triển nhân sự tốt nhất

Doanh nghiệp cần xác định hình thức áp dụng phù hợp với mục đích, khả năng và kết quả mong muốn của mình để tránh lãng phí những nguồn lực không cần thiết. Thông thường, có 3 loại hình đào tạo phổ biến với những ưu – nhược điểm riêng:

  • Đào tạo truyền thống: mở lớp học phiên bản doanh nghiệp, có giảng viên đứng lớp và các học viên tiếp thu như cách thức giảng dạy truyền thống. Tính quen thuộc và tương tác cao nhưng chưa tối ưu về chi phí, thời gian; dễ xung đột về lịch trình giữa các phòng ban khác nhau và phụ thuộc nhiều vào các yếu tố chủ quan như tâm trạng giảng viên…
  • Đào tạo trực tuyến e-Learning: e-Learning là xu hướng đào tạo phổ biến hiện nay. Đối với hình thức này, doanh nghiệp có thể áp dụng triển khai chiến lược phát triển nhân sự tốt nhất trên quy mô lớn, tại các thời điểm khác nhau mà vẫn đảm bảo tính đồng bộ trong nội dung, không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố chủ quan như người dạy, cơ sở vật chất… Tất cả những gì người học cần có chỉ là 1 thiết bị có thể kết nối Internet.
  • Đào tạo kết hợp – Blended Learning: là sự kết hợp giữa đào tạo truyền thống và e-Learning. Trọng tâm lớp học vẫn xoay chuyển từ người dạy sang người học nhưng không hoàn toàn loại bỏ vai trò của giảng viên, chỉ chuyển từ vị trí giảng dạy sang hướng dẫn. Học viên chủ động tiếp nhận kiến thức thông qua các bài giảng trực tuyến từ trước, sau đó thảo luận, tương tác với giảng viên tại các lớp học trực tiếp để làm rõ hơn vấn đề vừa tiếp nhận.

Trọng dụng người tài, thăng tiến hợp lý

Một doanh nghiệp thông minh là một doanh nghiệp biết trọng dụng người tài. Cần chú trọng phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài ở đúng nơi đúng chỗ để đạt hiệu quả cao nhất trong công việc, từ đó xây dựng nền tảng phát triển bền vững cho tổ chức.

Theo đó, doanh nghiệp cần hoàn thiện và đẩy mạnh các chính sách thu hút “chất xám mới” gia nhập công ty, đồng thời tiến hành các chương trình bồi dưỡng nguồn nhân lực hiện có, khai thác tối đa khả năng tiềm ẩn của họ.

Mặt khác, nhà quản lý phải xây dựng lộ trình thăng tiến rõ ràng, phù hợp với từng vị trí, phòng ban khác nhau để người lao động thấy được cơ hội phát triển lâu dài của mình trong tổ chức. Điều này giúp nhân sự có thể “toàn tâm toàn ý” cống hiến cho sự phát triển chung của doanh nghiệp, đồng thời là yếu tố quan trọng thu hút các nhân tài mới.

Xem thêm: 3 hình thức đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp phổ biến nhất

Kết

Tựu chung lại, nhà quản lý cần thật sự nắm chắc chiến lược phát triển nhân sự tốt nhất để đảm bảo đưa ra những phương pháp thực hiện phù hợp với từng mục đích, từng giai đoạn. Guồng quay của xã hội vẫn luôn xoay chuyển, nếu doanh nghiệp không chịu chuyển mình sẽ bị bỏ lại phía sau. Vì vậy các nhà quản lý cần tiếp nhận những giải pháp mới để bổ sung, phát triển những yếu tố truyền thống sẵn có. Có như vậy mới có thể phát triển được nhân sự hiện tại cũng như nhân sự tương lai, đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc, đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn nữa.

Liên hệ OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo hàng đầu Việt Nam để nhận được tư vấn kỹ lưỡng về dịch vụ số hóa nội dung bài giảng e-Learning!

Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments

Bài viết liên quan

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

DMCA.com Protection Status

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x