Cho đến hiện nay, tháp nhu cầu của Abraham Maslow được cho là mô hình có ảnh hưởng nhất giải thích tâm lý về động cơ của con người. Vì mô hình này đã chứng tỏ tính hữu dụng trong nhiều lĩnh vực như tâm lý học, xã hội học, hành vi tiêu dùng và nhiều lĩnh vực chuyên môn khác, trong đó có e-Learning. Tháp nhu cầu này giúp các chuyên gia đào tạo và phát triển hiểu về những nhu cầu cơ bản của con người và động cơ thúc đẩy hành vi của người học. Trong suốt bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết, khám phá ý nghĩa và cách áp dụng trong đào tạo e-Learning hiệu quả.
Xem thêm: Triển khai hệ thống e-Learning, không phải là bây giờ thì là bao giờ?
Tháp nhu cầu Maslow là gì?
Tháp nhu cầu Maslow được mô tả theo hình dạng của một kim tự tháp mô tả những hành vi, tâm lý phổ biến của con người với năm tầng, được sắp xếp từ những nhu cầu cơ bản nhất ở phía dưới và nhu cầu thể hiện và siêu việt dần ở phía trên.
Cụ thể, 5 tầng tương ứng từ đơn giản đến phúc tạp hơn bao gồm:
- Tầng thứ nhất – Physiological (Sinh lý): Đây là các nhu cầu căn bản nhất thuộc về “thể lý” (physiological) như thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi,v.v. Nếu những nhu cầu cơ bản này không được đáp ứng, con người sẽ rất khó tập trung sự chú ý vào việc khác.
- Tầng thứ hai – Safety (An toàn): Những nhu cầu tập trung vào một môi trường an toàn. Điều này bao gồm cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo,v.v.
- Tầng thứ ba – Love/Belonging (Giao lưu tình cảm): Nhu cầu cảm thấy được yêu thương và chấp nhận của mỗi cá nhân. Điều này bao gồm những nhu cầu như tình yêu, gia đình, các mối quan hệ,v.v
- Tầng thứ tư – Esteem (Sự tôn trọng): Nhu cầu được tôn trọng và cảm thấy hài lòng về bản thân. Điều này thể hiện qua lòng tự trọng, địa vị, thành tích,v.v
- Tầng thứ năm – Self-Actualisation (Thể hiện bản thân): Cấp độ cuối cùng tập trung vào nhu cầu về tự thể hiện bản thân cường độ cao như ý thức đạo đức, tính sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề,v.v
Ý nghĩa của tháp nhu cầu Maslow giúp chúng ta phân loại và sắp xếp các ưu tiên theo nhu cầu của con người. Hiểu đơn giản hơn, hai cấp động dưới cùng của tháp nhu cầu tập trung “nhu cầu cơ bản” gồm các yêu cầu sinh học cho sự sống còn của con người. Tầng ba và bốn tập trung vào “nhu cầu tâm lý”, những nhu cầu quan trọng đối với sức khỏe tinh thần và động lực của con người. Cuối cùng, tầng thứ năm là “nhu cầu tăng trưởng”, xuất phát từ mong muốn cải thiện cản thân và vị thế cá nhân trong xã hội.
Tháp nhu cầu Maslow mở rộng
Theo thời gian, Maslow đã quyết định mở rộng và nâng cấp hệ thống phân cấp của mình với thêm 3 bậc trong tháp nhu cầu, cụ thể:
- Tầng thứ sau – Cognitive (Nhu cầu nhận thức): Những nhu cầu này liên quan đến mng muốn học hỏi, xây dựng kiến thức và phát triển kỹ năng của con người. Có thể bao gồm tính sáng tạo, tầm nhìn, sự tò mò và ý nghĩa.
- Tầng thứ bảy – Aesthetic (Nhu cầu thẩm mỹ): Những nhu cầu này liên quan đến mong muốn về cái đẹp, trật tự và sự hài hòa trong cuộc sống của con người. Chúng thường gắn liền với sự đánh giá sâu sắc về nghệ thuật, âm nhạc, văn học, kiến trúc, thiên nhiên và các hình thức biểu đạt khác.
- Tầng thứ tám – Transcendence (Nhu cầu siêu việt): Những nhu cầu này gắn liền với mong muốn vượt ra ngoài giới hạn thể chất của con người để tìm kiếm ý nghĩa. Chúng bao gồm các nhu cầu như giúp đỡ người khác, kết nối tâm linh, khám phá triết học và thậm chí cả những trải nghiệm thần bí.
Như vậy, với tháp nhu cầu Maslow mở rộng, chúng ta có tám tầng về các nhu cầu cơ bản nhất của cá nhân phải được đáp ứng trước khi họ có động lực để đạt được nhu cầu cấp cao hơn.
Áp dụng tháp nhu cầu Maslow vào bối cảnh đào tạo trong doanh nghiệp
Với tư cách là những chuyên gia học tập, chúng ta luôn muốn tạo ra môi trường học tập giúp đáp ứng nhu cầu của mọi học viên, để tạo động lực cho người học tham gia và phát triển. Với suy nghĩ này, các doanh nghiệp nói chung và các chuyên gia đào tạo L&D nói riêng có thể áp dụng 5 tips để áp dụng tháp nhu cầu Maslow vào bối cảnh đào tạo e-Learning trong tổ chức của mình.
Tip 1: Tạo cảm giác an toàn cho nhân viên
Theo tháp nhu cầu Maslow, an toàn và bảo mật là một nhu cầu cơ bản của con người. Vì vậy, việc tạo ra một môi trường học tập an toàn và thân thiện là rất quan trọng cho sự thành công của chương trình đào tạo nói chung và đào tạo e-Learning nói riêng.
Các chuyên gia đào tạo L&D nên chú ý thiết lập các hướng dẫn, quy tắc ứng xử và chính sách chống phân biệt đối xử rõ ràng và minh bạch cho nền tảng học tập LMS của doanh nghiệp. Hãy đảm bảo những điều này được truyền đạt tới học viên của mình và doanh nghiệp có sẵn cơ chế kiểm duyệt, giám sát.
Tip 2: Tạo cảm giác quen thuộc, gần gũi
Cấp độ thứ ba trong tháp nhu cầu Maslow cho chúng ta biết rằng động lực và cảm giác “thân thuộc” về bản chất có mối liên hệ tương quan với nhau. Để tạo được cảm giác này, các chuyên gia đào tạo L&D nên tạo cơ hội cho người học cộng tác và cạnh tranh công bằng với nhau.
Trên hệ thống quản lý học tập LMS, các chuyên gia đào tạo L&D có thể sử dụng các tính năng như forum, group để giải đáp những câu hỏi thường gặp và trò chuyện trực tiếp nhằm khuyến khích phát triển cộng đồng chia sẻ kiến thức.
Tip 3: Xây dựng sự tôn trọng cho người học với Gamification
Trong cấp độ thứ tư của tháp nhu cầu Maslow, con người cũng cần được đáp ứng nhu cầu về “sự tôn trọng”. Áp dụng vào e-Learning, doanh nghiệp có thể thông qua các cơ chế công nhận, khen thưởng như huy hiệu, điểm kinh nghiệm, cấp độ và bảng xếp hạng là những công cụ tạo động lực mạnh mẽ cho người học.
Những phần thường ảo trên hệ thống quản lý học tập (LMS) mang lại cho người học cảm giác đạt được thành tích và nâng cao danh tiếng của họ trong môi trường học tập. Bên cạnh đó, Gamification cũng giúp việc học trở nên thú vị hơn, khuyến khích học viên quay lại khóa học và cải thiện khả năng ghi nhớ kiến thức của họ.
Tip 4: Cá nhân hóa trải nghiệm người học
Khi áp dụng tháp nhu cầu Maslow trong e-Learning, các tổ chức nên tạo cơ hội cho người học làm chủ hành trình học tập của họ thông qua việc cung cấp sự lựa chọn và quyền tự chủ của học viên.
Hãy khuyến khích người học phát triển tư duy phản biện và giải quyết vấn đề. Có thể nuôi dưỡng bằng cách khuyến khích các câu hỏi, thắc mắc và phản hồi của người học. Như vậy, doanh nghiệp có thể gián tiếp yêu cầu người học suy ngẫm về những gì người học đã tiếp thu và áp dụng nó vào công việc, cuộc sống hàng ngày.
Tip 5: Liên kết với sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp
Cuối cùng, trong tháp nhu cầu Maslow tập trung vào việc tự phát triển của cá nhân. Để áp dụng được nhu cầu này, điều quan trọng, các chuyên gia đào tạo L&D nên xây dựng môi trường đào tạo hướng tới càng nhiều mục đích và ý nghĩa càng tốt.
Cụ thể, giúp người học ý thức và thúc đẩy niềm đam mê của họ để đạt một mục đích nào đó. Trong bối cảnh doanh nghiệp, điều này có thể được củng số bởi sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị của công ty.
Xem thêm: Xu hướng thị trường đào tạo trực tuyến năm 2024 – 2026 doanh nghiệp không thể bỏ lỡ
Kết
Hy vọng thông qua bài viết này, các cá nhân, doanh nghiệp trong lĩnh vực đào tạo và phát triển có thể hiểu sâu hơn về động lực của mỗi cá nhân. Qua đó, vận dụng thuyết nhu cầu của Maslow phù hợp vào hoạt động e-Learning của mình.
Để tìm hiểu thêm về các phương thức, cách triển khai hệ thống quản lý học tập LMS cũng như cập nhật các xu hướng e-Learning mới nhất, hãy liên hệ ngay với OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo Trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam nhé!