Tháp học tập (Learning Pyramid) là gì? Cách áp dụng vào hoạt động L&D trong doanh nghiệp 
SELECT MENU

Cộng đồng E-learning

Tháp học tập (Learning Pyramid) là gì? Cách áp dụng vào hoạt động L&D trong doanh nghiệp 

Tháp học tập của Dale – một nhà giáo dục người Mỹ, trình bày cách chúng ta có thể sử dụng nhiều loại tài liệu và phương tiện khác nhau để tối đa hóa trải nghiệm người học. Qua đó, giúp các chuyên gia L&D lập kế hoạch trải nghiệm học tập để tận dụng môi trường đào tạo hiệu quả nhất. Với lợi ích tuyệt vời như vậy, trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tháp học tập Learning Pyramid là gì và cách áp dụng vào hoạt động L&D trong doanh nghiệp nhé! 

Xem thêm: Triển khai hệ thống e-Learning, không phải là bây giờ thì là bao giờ? 

Tháp học tập Learning Pyramid là gì?

Khái niệm về tháp học tập Learning Pyramid 

Tháp học tập (Learning Pyramid) hay còn được biết đến với tên gọi “Cone of Experience” (hình nón kinh nghiệm) là một mô hình được chia thành các tầng trực quan miêu tả cách con người học tập và tỷ lệ ghi nhớ thông tin tương ứng. Thông thường, tháp này sắp xếp các phương pháp học tập từ phổ biến nhất đến ít phổ biến nhất, theo giả định rằng cách thức học tập có ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ thông tin và hiểu biết kiến thức của người học. 

Lịch sử hình thành  

Mô hình tháp học tập là một biểu đồ hình học được tạo ra bởi nhà giáo dục người Mỹ có tên Edgar Dale vào những năm 1940. Ông đưa ra một cách nhìn tổng quan về các phương pháp học tập và trải nghiệm giáo dục thông qua việc sắp xếp chúng theo một hình nón. Mô hình này thể hiện sự đa dạng của các phương pháp học tập từ trực tiếp, trải nghiệm thực tế đến các phương pháp giáo dục cụ thể hơn như đọc sách hoặc giảng dạy. 

Chi tiết các tầng trong mô hình tháp học tập Learning Pyramid

Lecture – bài giảng (Khả năng ghi nhớ 5%) 

Trong tầng đầu tiên, quá trình học tập tập trung vào việc trình bày kiến thức thông qua lời giảng của giảng viên hoặc tài liệu tham khảo. Cụ thể, giảng viên sẽ giới thiện và giải thích các khái niệm, thông tin quan trọng cùng với các ý tưởng cơ bản liên quan đến chủ đề học. 

Mặc dù tỷ lệ ghi nhớ từ phương pháp bài giảng thường thấp hơn so với các phương pháp tương tác khác, nhưng tầng này vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp khung kiến thức nền tảng. 

Xem thêm: Những yêu cầu khi thiết kế bài giảng điện tử e-Learning cho doanh nghiệp 

Reading – Đọc (Khả năng ghi nhớ 10%) 

Ở tầng này, quá trình học tập tập trung vào việc tiếp xúc với kiến thức qua việc đọc sách, tài liệu hoặc các bài viết có liên quan đến chủ đề học. 

Mục tiêu chính của tầng này là giúp học viên làm quen với các khái niệm cơ bản, xây dựng cơ sở kiến thức ban đầu về chủ đề và tạo ra một khung tham khảo. Để tối ưu hóa hiệu quả của tầng đọc, học viên cần tập trung vào việc tương tác và tương thích với nội dung, như việc tạo ghi chú, tóm tắt và tham gia thảo luận về những điểm quan trọng. 

Audio Visual – Học tập thông qua âm thanh, hình ảnh (Khả năng  ghi nhớ 20%) 

Tiếp theo, ở tầng thứ ba, quá trình học tập tập trung vào việc sử dụng các phương tiện như video, podcast và hình ảnh để truyền đạt kiến thức.  

Việc áp dụng âm thanh và hình ảnh trong quá trình học giúp kích thích não bộ bằng cách cung cấp các ảnh hưởng trực quan và âm thanh sinh động. Điều này tạo ra một môi trường học tập đa trải nghiệm, đồng thời thúc đẩy sự tương tác tinh tế giữa người học và nội dung. Nhờ đó, học viên có thể hiểu sâu hơn về các khái niệm phức tạp, xây dựng một kết nối mạnh mẽ với nội dung học tập. 

Demonstration – Thuyết trình (Khả năng  ghi nhớ 30%) 

Tại tầng này, tập trung vào việc trình bày và thể hiện kiến thức qua các buổi thuyết trình, giúp học viên kết hợp giữa lý thuyết và thực tế, tạo ra trải nghiệm học tập sôi động và thú vị. 

Tầng thuyết trình mở ra cơ hội để liên kết giữa lý thuyết và thực tế, giúp học viên hiểu rõ hơn về cách kiến thức có thể áp dụng. Thông qua sự kết hợp này, học viên có thể xây dựng mối liên hệ chặt chẽ giữa các khái niệm học tập và các tình huống thực tế, từ đó hình thành sự hiểu biết sâu sắc hơn. 

Group Discussion – Thảo luận nhóm (Khả năng  ghi nhớ 50%) 

Tại tầng này, trọng tâm là tạo ra cơ hội cho sự trao đổi ý kiến và tư duy phản biện giữa các thành viên trong nhóm. Thảo luận nhóm mở ra nhiều góc nhìn đa dạng về một chủ đề, tạo ra sự tương tác và khám phá sâu rộng hơn về kiến thức. 

Qua thảo luận nhóm, học viên có cơ hội chia sẻ quan điểm cá nhân, lắng nghe và hiểu rõ ý kiến của đồng đội, tham gia vào quá trình tư duy phản biện. Tầng thảo luận nhóm không chỉ giúp học viên nắm bắt kiến thức một cách chặt chẽ mà còn hỗ trợ trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp, tư duy phản biện và làm việc nhóm. 

Practiced By Doing – Thực hành (Khả năng  ghi nhớ 75%) 

Tại tầng “Thực hành” (Practiced By Doing), quá trình học tập đặt trọng điểm vào việc thực hiện các hoạt động và bài tập thực tế. Thực hành giúp học viên chủ động áp dụng kiến thức vào các tình huống thực tế, tạo ra một kết nối mạnh mẽ và ghi nhớ lâu dài. 

Bằng cách thực hiện các tình huống, học viên được cơ hội áp dụng những kiến thức và kỹ năng đã học vào thực tế, giúp củng cố và ghi nhớ thông tin một cách chắc chắn hơn. 

Teaching Others – Dạy người khác (Khả năng  ghi nhớ 90%) 

Đây là tầng cuối cùng và quan trọng nhất trong tháp học tập. Tại tầng này, học viên cần phải hiểu biết sâu hơn về nội dung kháo học và có khả năng truyềnđạt cho người khác. Việc này không chỉ giúp học viên củng cố kiến thức mà còn biết cách sắp xếp nội dung một cách logic để người nghe có thể hiểu.  

Vai trò của tháp học tập Learning Pyramid trong đào tạo doanh nghiệp

Ngoài được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực giáo dục và phát triển cá nhân, mô hình tháp học tập có thể ứng trọng vào hoạt động đào tạo và phát triển (L&D) trong doanh nghiệp. Dưới đây là những vai trò trong đào tạo doanh nghiệp của mô hình tháp học tập mà chưa phải ai cũng biết:  

  • Nâng cao khả năng ghi nhớ và hiểu sâu kiến thức 
  • Phát triển kỹ năng giao tiếp và giảng dạy 
  • Tạo môi trường học tập và tham gia tích cực 
  • Tăng sự lan tỏa và chia sẻ thông tin 

Áp dụng tháp học tập Learning Pyramid trong đào tạo doanh nghiệp

Mô hình tháp học tập có thể được áp dụng trong hoạt động đào tạo và phát triển (L&D) của doanh nghiệp hiệu quả. Theo mô hình này, các nhân viên trong doanh nghiệp được khuyến khích tham gia vào các hoạt động thực tế và thảo luận để củng cố kiến thức và các kỹ năng mềm. 

Trong hoạt động học tập và phát triển L&D 

Theo Dale, môi trường học tập, muốn đào tạo doanh nghiệp hiệu quả nên tạo điều kiện cho người học sử dụng nhiều giác quan và mang lại những trải nghiệm phong phú và đáng nhớ như: 

  • Người học được sử dụng các giác quan mắt, tai, mũi, miệng và tay để khám khá, cảm nhận các trải nghiệm trong khóa học. 
  • Người học có cơ hội khám phá những trải nghiệm mới. 
  • Các sự kiện đào tạo mang lại cảm xúc bổ ích và sẽ thúc đẩy người tham gia tiếp tục học tập trong suốt cuộc đời của họ. 
  • Người học có sơ hội suy ngẫm về những trải nghiệm trong quá khứ của mình để tạo ra những trải nghiệm mới. 
  • Người học có được cảm giác công nhận về thành tích cá nhân. 
  • Học viên có cơ hội chủ động tạo ra những trải nghiệm năng động, sáng tạo của riêng mình. 

Như vậy, doanh nghiệp có thể tận dụng các phương tiện truyền thông khác nhau, miễn là tất cả các phương tiện đều có lợi cho người học. 

Trong phát triển chiến lược đào tạo 

Theo tháp nhu cầu của Dale, thông qua việc sử dụng khéo léo đài phát thanh, ghi âm, truyền hình, ghi video, vẽ tranh, vẽ đường, điện ảnh, nhiếp ảnh, mô hình, triển lãm, áp phích, chúng ta có thể mang thế giới thực tế đến lớp học.  

Nói cách khác, các nhà thiết kế giảng dạy nên thực hiện các chiến lược học tập được thúc đẩy bởi sự tương tác. Họ có thể làm như vậy bằng cách giới thiệu các kỹ thuật học tập hiện đại.  

Trên thực tế, ngày càng có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các biện pháp can thiệp đào tạo sử dụng nội dung đa phương tiện được thiết kế tốt sẽ hiệu quả hơn những biện pháp không sử dụng. 

Để có được kết quả tốt nhất, các nhà thiết kế giảng dạy nên kết hợp các phương pháp tiếp cận, cân bằng giữa trải nghiệm cụ thể và trừu tượng. Điều này giúp họ đáp ứng và giải quyết mọi nhu cầu của người học nhằm hỗ trợ từng người học trong hành trình học tập của họ. 

Hiện nay, công nghệ học tập có thể khiến việc này dễ dàng hơn bao giờ hết. Ví dụ với LMS, cho phép doanh nghiệp sử dụng nhiều loại nội dung khác nhau để xây dựng kế hoạch đào tạo của mình, cho phép tạo ra những trải nghiệm phong phú như gamification, bài giảng tương tác 360,v.v 

Xem thêm: LMS và số hoá: Sự kết hợp “đỉnh cao” giúp tối ưu đào tạo trực tuyến 

Kết

Mô hình tháp học tập Learning Pyramid là một công cụ hữu ích để các nhà lãnh đạo, quản lý L&D tìm hiểu và áp dụng các phương pháp học tập khác nhau tại doanh nghiệp. Việc sử dụng mô hình này mang lại nhiều lợi ích cho người học, nhân viên và giúp tăng cường hiệu quả của quá trình học tập, kinh doanh.  

Để tìm hiểu thêm về các phương thức, cách triển khai hệ thống LMS cũng như cập nhật các xu hướng e-Learning mới nhất, hãy liên hệ ngay với OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo Trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam nhé!       

Bài viết liên quan

×
OES

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x