Có bao giờ bạn tự đặt cho mình câu hỏi “Tại sao lãnh đạo – những người cực kỳ thông minh và sáng suốt lại có khi phạm phải những sai lầm rất ngớ ngẩn?”. Hãy tư duy theo lối nghĩ của lãnh đạo như quá tham vọng chẳng hạn, bạn có thể tìm được lời giải đáp và cũng là để tránh cho mình những sai lầm không đáng có. Lãnh đạo luôn tin rằng họ đã có đủ mọi thông tin họ muốn, mọi lời tham vấn họ cần và lường trước hết mọi tình huống có thể xảy ra. Thế nhưng quyết sách của họ vẫn đi sai hướng.
Đã bao giờ bạn từng mổ xẻ một quyết định sai lầm mà mình vừa tạo ra? Có phải nguồn thông tin bạn có được là không chính xác? Hay bạn chỉ nhìn nhận sự việc một cách phiến diện, bảo thủ lựa chọn giải pháp mà không ai trừ bạn cho là đúng. Hầu hết chúng ta đều cố gắng hợp lý hóa những sai lầm của mình, nhưng thật ra là đang cố biện minh cho nó. Quyết định thường xảy ra trong hai giai đoạn – đầu tiên khi người lãnh đạo hoặc nhóm trưởng phạm sai lầm trong việc phán xét. Và sau đó là quá trình ra quyết định sai lầm và nếu không sửa chữa sai lầm đó thì người lãnh đạo thực sự rơi vào rắc rối
Vậy đâu là nguồn cơn của những lỗi ra quyết định này? Hai lý do đầu tiên đó là kinh nghiệm lãnh đạo đi không đúng hướng và nhìn nhận vấn đề sai lệch. Đó là minh chứng của một khẳng định bộ não chúng ta xử lý thông tin thông qua việc nhận diện các khuôn mẫu. Khi ra một quyết định và gặp phải thông tin đầu vào không tương thích, chúng ta có thể vẫn nghĩ rằng đó là thông tin chuẩn cho dù nó không thực sự tồn tại. Câu chuyện mua lại Snapple và Gatorade của Quaker Oats là một ví dụ điển hình về kinh nghiệm lãnh đạo đã đi sai hướng.Thứ hai nữa là, những phán xét được hình thành trước đó của chúng ta có thể không phù hợp trong tình hình mới. Ngoài ra, những biểu hiện tình cảm gắn liền với chúng ta trong cả đời sống cá nhân và trong công việc – nó chính là tác nhân cho những quyết định sai lầm. Để những yếu tố cảm xúc ảnh hưởng tới thực hiện chiến lược hoặc giao việc cho người không đúng chức năng; đặt quá nhiều nỗ lực, thời gian và tiền bạc vào một dự án đầu tư không được trả tiền; yếu tố cảm tính này nhiều khi không phù hợp và là nguyên nhân của các quyết định tồi.
Bởi vậy, người ra quyết định nên tìm kiếm những nguồn tư liệu rộng rãi để đảm bảo rằng điều mà họ nhìn nhận không chỉ hạn chế trong những gì họ biết. Họ nên kêu gọi những cố vấn và các vị trí chức năng vào cùng bàn luận. Tiếp đó, người đứng đầu cần quản trị doanh nghiệp một cách kiên quyết. Tích cực kiểm tra, giám sát các quyết định một cách ngặt nghèo. Và cuối cùng tác giả bài viết cho rằng các nhà lãnh đạo cần giám sát và theo dõi các quyết định trên cơ sở thường xuyên.
Giáo sư Nancy Napier
Giám đốc Điều hành,
Trung tâm Sáng tạo và Đổi mới, ĐH Boise State
Ban cố vấn, OCD