Tất tần tật về thiết kế bài giảng e-Learning bằng iSpring 
SELECT MENU

Cộng đồng E-learning

Tất tần tật về thiết kế bài giảng e-Learning bằng iSpring 

iSpring là phần mềm cho phép người dùng tạo các bài giảng e-Learning chuyên nghiệp một cách nhanh chóng mà không đòi hỏi kỹ năng lập trình. Đặc biệt, phần mềm iSpring Suite được cấu hình đầy đủ tính năng, tích hợp với PowerPoint và được tối ưu hóa dành cho các thiết bị máy tích, di dộng. Trong bài viết này, hãy cùng OES tìm hiểu để thiết kế bài giảng e-Learning bằng iSpring chúng ta cần làm gì, có ưu và nhược điểm như thế nào nhé! 

Xem thêm: Cách thiết kế bài giảng điện tử e-Learning cực dễ dàng trong 5 bước 

Thiết kế bài giảng e-Learning bằng iSpring là gì?

Thiết kế bài giảng e-Learning bằng iSpring là quá trình sử dụng phần mềm iSpring Suite để tạo nội dung bài giảng trực tuyến. Đây là công cụ được thiết kế để giúp người tạo nội dung   e-Learning có thể dễ dàng tạo ra các bài giảng, bài kiểm tra và tài liệu học trực tuyến một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. 

Sau khi cài đặt, phần mềm sẽ tự động tích hợp vào ứng dụng PowerPoint của Microsoft. Được phát triển bởi iSpring Solutions, iSpring cung cấp các tính năng và công cụ cho việc tạo ra các bài giảng trực tuyến chuyên nghiệp với giao diện dễ sử dụng với đầy đủ các tính năng. 

Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng phần mềm E-learning iSpring Suite: Cách tạo câu hỏi tương tác bằng QuizMaker 

Các chức năng chính của iSpring Suite trong thiết kế bài giảng e-Learning

iSpring Suite cung cấp nhiều chức năng quan trọng để hỗ trợ việc tạo ra nội dung bài giảng e-Learning chất lượng cao, bao gồm: 

  • Chèn bài tập trắc nghiệm: Khi lựa chọn “Chèn Trắc Nghiệm”, chương trình tự động kích hoạt iSpring QuizMaker, cho phép người dùng tạo bài trắc nghiệm hoặc phiếu khảo sát. Người dùng có thể lựa chọn từ các bài trắc nghiệm đã được soạn trước đó hoặc tạo mới từ giao diện khởi tạo. 
  • Ghi âm, ghi hình: iSpring cho phép ghi âm từ thiết bị micro của máy tính/ tai nghe và tích hợp trực tiếp vào slide. Trong quá trình ghi âm, giảng viên có thể theo dõi các slide với tất cả các hiệu ứng. Chức năng ghi hình cũng cho phép ghi lại giảng bài bằng webcam và tích hợp vào slide để tạo nên bài giảng sống động. 
  • Chèn video youtube: Người dùng có thể chèn file Flash có sẵn hoặc chèn video trực tiếp từ trang YouTube.com vào slide PowerPoint bằng cách sao chép địa chỉ của clip từ trang YouTube.com và dán vào. 
  • Chèn sách điện tử: Với iSpring Kinetics, được tích hợp vào bộ iSpring Suite, người dùng có thể biên soạn và chèn vào slide 4 loại sách tương tác: Directory, 3D book, Timeline, FAQ, tăng thêm sự đa dạng cho bộ công cụ soạn giảng. 

Xem thêm: Tiêu chuẩn SCORM là gì khi triển khai e-Learning 

Ưu điểm và nhược điểm khi thiết kế bài giảng e-Learning bằng iSpring

Ispring là phần mềm quen thuộc với những người làm thiết kế và triển khai bài giảng e-Learning, chúng ta hãy cùng tìm ưu và nhược điểm để hiểu rõ hơn về phần mềm này. 

Ưu điểm 

  • Dễ sử dụng: iSpring cung cấp một giao diện thân thiện, dễ sử dụng, giúp người thiết kế không chuyên nghiệp cũng có thể tạo ra nội dung e-Learning một cách nhanh chóng và dễ dàng. 
  • Tích hợp tốt với PowerPoint: Với tích hợp chặt chẽ với Microsoft PowerPoint, iSpring cho phép người dùng chuyển đổi nhanh chóng các bài giảng trình bày thành định dạng e-Learning mà không đòi hỏi sự chuyển đổi lớn. 
  • Hỗ trợ nhiều định dạng đa phương tiện: iSpring hỗ trợ nhiều định dạng đa phương tiện như video, âm thanh, hình ảnh, để tạo ra những bài giảng đa dạng và hấp dẫn. 
  • Tính năng Responsive: Các bài giảng tạo ra bằng iSpring thường có tính năng responsive, tức là có thể hiển thị đúng trên nhiều thiết bị, từ máy tính đến điện thoại di động. 
  • Tính tương tác cao: iSpring cung cấp các công cụ tương tác như bài kiểm tra, câu hỏi trắc nghiệm, giúp tăng cường kích thích học viên tham gia và tương tác với nội dung. 
  • Hỗ trợ SCORM và xAPI: iSpring hỗ trợ chuyển đổi bản trình bày PowerPoint thành các bài giảng chuẩn SCORM và xAPI, giúp tích hợp dễ dàng với các hệ thống quản lý học tập (LMS). 

Nhược điểm 

  • Giá cả cao: Bản quyền iSpring có giá khá cao, đặc biệt là đối với các tổ chức nhỏ hoặc cá nhân. 
  • Không tùy chỉnh được thiết kế quiz: Một trong những hạn chế nổi bật của iSpring là người dùng phải sử dụng và cài đặt quiz theo mặc định có sẵn của iSpring. Với giao diện thiết kế mặc định còn đơn giản, việc này có thể khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thu hút, tạo tương tác với người học. Nếu doanh nghiệp muốn thay đổi thiết kế của quiz để phản ánh đúng hơn với yêu cầu và mục tiêu học tập cụ thể, việc này cần nhiều thao tác kỹ thuật nên sẽ không phù hợp với nhiều đối tượng sủ dụng. 
  • Khó lưu trữ, quản lý Project và dễ lỗi khi chuyển giao cho người khác chỉnh sửa: Việc quản lý dự án và chia sẻ giữa nhiều người có thể là một thách thức khi doanh nghiệp làm việc với iSpring. Các vấn đề liên quan đến lưu trữ, chia sẻ và chỉnh sửa dự án có thể gây khó khăn, đặc biệt là khi nhiều người cùng làm việc trên cùng một dự án. 
  • nháp 

Để thiết kế bài giảng e-Learning bằng iSrping, chúng ta cần làm gì?

Với các tính năng và ưu điểm đã phân tích ở trên về iSpring, đây là một công cụ hoàn toàn phù hợp để thiết kế bài giảng theo chuẩn e-Learning. Vậy để thiết kế bài giảng e-Learning bằng iSpring chúng ta cần làm gì? 

Bước 1 – Lên ý tưởng, xác định rõ mục tiêu, kiến thức chủ đạo của bài giảng trực tuyến 

Bước đầu tiên trong quá trình thiết kế bài giảng điện tử với iSpring là lên ý tưởng và xác định rõ mục tiêu cũng như nội dung chính của bài giảng trực tuyến. Đây là giai đoạn quan trọng để đặt nền tảng cho quy trình thiết kế, nơi doanh nghiệp cần xác định ý tưởng cốt lõi, kiến thức chủ đạo và mục tiêu cụ thể của bài giảng. Điều này đảm bảo rằng quá trình thiết kế sẽ truyền tải đầy đủ nội dung và thông tin cần thiết. 

Bước 2 – Ứng dụng iSpring Suite để thiết kế bài giảng 

Tiếp theo, sau khi đã xác định được ý tưởng, cá nhân và doanh nghiệp có thể ứng dụng iSpring để hỗ trợ trong quá trình thiết kế bài giảng. iSpring cung cấp công cụ mạnh mẽ giúp người dùng tạo ra bài giảng sinh động và hấp dẫn, giúp thu hút sự chú ý của người học. 

Nếu quan tâm, các cá nhân và doanh nghiệp có thể tham khảo hướng dẫn chi tiết về Thiết kế bài giảng e-Learning: HDSD phần mềm iSpring Suite từ A-Z 

Bước 3 – Kiểm tra bài giảng, chỉnh sửa và hoàn thiện 

Cuối cùng, đối với mọi sản phẩm, bao gồm bài giảng trực tuyến, việc kiểm tra, chỉnh sửa và hoàn thiện là bước quan trọng. Trước khi đăng tải bài giảng lên các nền tảng học tập, việc chạy thử chương trình, thu được đánh giá và nhận xét, cũng như rà soát lỗi trong bài giảng, đều rất quan trọng để đảm bảo chất lượng và hiệu suất tốt nhất của bài giảng. 

Xem thêm: Hướng dẫn cách sửa lỗi không xuất bản được bài giảng e-Learning trong iSpring 

Kết

Xây dựng bài giảng điện tử e-Learning là một trong những kỹ năng cần thiết đối với mỗi giảng viên, người thiết kế bài giảng và bộ phận L&D trong doanh nghiệp ngày nay, khi mà giáo dục và đào tạo Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và tiếp cận với công nghệ giáo dục, đào tạo hiện đại. Hy vọng thông qua bài viết này, các cá nhân và tổ chức đã có thêm thông tin về thiết kế bài giảng e-Learning bằng iSpring. 

Để tìm hiểu thêm về các phương thức, cách triển khai e-Learning cũng như cập nhật các xu hướng số hóa bài giảng e-Learning mới nhất, hãy liên hệ ngay với OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo Trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam nhé!   

 

Bài viết liên quan

×
OES

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x