PepsiCo là thương hiệu lớn thứ 2 thế giới trong ngành hàng F&B với hàng trăm nghìn sản phẩm được phân phối khắp nơi trên toàn thế giới. Vậy với đội ngũ nhân sự quy mô lớn và đến từ nhiều đất nước khác nhau, họ đã áp dụng số hóa bài giảng Elearning như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất ?
Thách thức
Pepsi Co có tới 15000 nhân viên bán hàng trên lãnh thổ vùng Sub Sahara và Châu Âu và hầu hết đều chỉ có thể sử dụng điện thoại để kết nối internet thường xuyên nhưng lại ở vùng có mạng wifi khá kém. Có tới 10000 nhân viên trong tổng số 15000 người làm việc ở Tây Ban Nha, Nga, Nam Phi – những nơi mà mạng Internet không được ổn định.
Bên cạnh đó, 95% nhân viên chỉ có thể sử dụng ngôn ngữ bản địa và biết một chút tiếng Anh cơ bản,số lượng ngôn ngữ nhân viên sử dụng lên tới 40 tiếng khác nhau. Đây cũng là lý do chính khiến công ty muốn áp dụng số hóa bài giảng Elearning, và công nghệ mới vào đào tạo cho nhân viên.
Một bài giảng của PepsiCo thông thường mất tới cả tháng để có thể truyền đạt tới nhân viên. Để làm được điều này họ mất rất nhiều công sức cho việc đi lại, chi phí ăn ở mà việc đào tạo lại không thể diễn ra thường xuyên được trong khi thị trường F&B thay đổi liên tục từng ngày. Chưa kể sau khi tới các trung tâm đào tạo, người đi học sẽ phải về phổ biến lại cho các nhân viên ở nhà dẫn đến việc có thể bỏ sót các kiến thức trong buổi đào tạo chính thống hoặc bị cảm xúc, suy nghĩ của người truyền đạt chi phối thông tin đào tạo.
Giải pháp
PepsiCo quyết định sẽ cung cấp cho nhân viên một hệ thống Elearning kèm số hóa bài giảng để nhân viên có thể tự học và các kiến thức sẽ được truyền đạt đúng và đủ nhất.
Để đáp ứng nhu cầu thích ứng theo vùng miền, địa phương và khả năng truy cập, PepsiCo đã lựa chọn hệ thống Elearning của Totara Learn’s platform, phát triển ứng dụng offline thông qua nhà cung cấp dominKnow’s offline App và sự tham vấn của các chuyên gia Kineo để thực hiện triển khai số hóa bài giảng Elearning cho công ty mình. PepsiCo lựa chọn nhiều nhà cung cấp bởi vì yêu cầu về đào tạo trực tuyến của họ khá đặc thù vừa phải có thể sử dụng offline vừa phải có dung lượng nhẹ vì mạng Internet ở vị trí của nhân viên khá yếu. Bên cạnh đó, phần lớn nhân viên chỉ có thể sử dụng Internet thường xuyên thông qua thiết bị smarthphone nên cần một ứng dụng điện thoại để đáp ứng có thể đáp ứng hết các nhu cầu này.
Kết quả
PepsiCo đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí khi chuyển sang số hóa bài giảng Elearning và sử dụng hệ thống trên ứng dụng. Một bài giảng sau khi được số hóa chỉ có mức giá tủng bình là 0.2$ và trong năm 2017, số lượng khóa học được học viên tham gia đã tăng gấp đôi so với 2016. Họ đã giảm được thời gian cho mỗi việc đào tạo nhân sự xuống còn 5 ngày cho mỗi phần học lớn thay vì 10 ngày như cũ. Chuyển đổi sang số hóa bài giảng Elearning đã giúp họ tiết kiệm không chỉ về chi phí mà còn cả nguồn lực đào tạo nữa.
Số hóa bài giảng Elearning hiện nay đã được rất nhiều doanh nghiệp lớn đưa vào triển khai bởi những ưu điểm của nó. Hiện nay, ở Việt Nam có rất nhiều công ty đã áp dụng đào tạo trực tuyến thành công như VP Bank, Nissan,… khi tin tưởng vào nhà cung cấp dịch vụ OES. Vậy doanh nghiệp của bạn đã áp dụng hình thức đào tạo này chưa ?