E-learning (Electronic Learning) bản chất là một loại hình đào tạo trực tuyến từ xa. Nhờ sự kết hợp với các thiết bị kĩ thuật số hiện đại, quy trình hoạt động của hệ thống E-learning có những đặc điểm nổi trội, tối ưu so với hình thức giáo dục truyền thống thông thường.
Xem thêm: Hệ thống E Learning là gì?
Quy trình hoạt động của hệ thống E-learning được mô tả như sau:
- Giảng viên (A): Trực tiếp cung cấp bài giảng, nội dung khóa học cho phòng xây dựng nội dung chương trình (C) căn cứ vào kết quả dự kiến từ phòng quản lý đào tạo (D). Giảng viên đồng thời có thể tương tác với các học viên thông qua hệ thống quản lý học tập trực tuyến LMS.
- Học viên (B): Truy cập vào cổng thông tin người dùng để học tập, theo dõi bài giảng và trao đổi cùng giảng viên qua hệ thống LMS. Quy trình học tập của một học viên được mô tả gồm 3 bước:
- Bước 1: Đăng kí học tập
- Bước 2: Tìm hiểu thông tin lớp học
- Bước 3: Học tập
- Tiếp thu bài giảng
- Học phụ đạo
- Tương tác cùng giảng viên và các học viên khác
- Luyện tập
- Kiểm tra và thi kết thúc môn học
- Phòng xây dựng chương trình (C): Các kĩ thuật viên đảm nhiệm công việc biên tập, thiết kế sẽ sử dụng hệ thống LMS, lấy nội dung từ các giảng viên (A) và sử dụng kĩ thuật tích hợp multimedia để số hóa thành các bài giảng điện tử theo chuẩn SCORM (Sharable Content Object Reference Model). Trong quá trình xây dựng, họ có thể lấy nội dung có sẵn từ ngân hàng kiến thức (I) hoặc dùng các công cụ thiết kế (4) để thiết kế những đơn vị kiến thức mới. Sản phẩm cuối cùng là những bài giảng điện tử sẽ được đưa vào ngân hàng bài giảng điện tử (II)
- Phòng quản lý đào tạo (D): Thông qua hệ thống LMS, các chuyên viên sẽ tổng hợp những nhu cầu, mong muốn của học viên về chương trình học tập để đưa ra yêu cầu cho đội ngũ giảng viên cũng như nội dung bài giảng, tạo nên một chu trình khép kín liên tục cập nhật để nâng cao chất lượng đào tạo.
- Cổng thông tin người dùng: Giao diện chính cho giảng viên (A), học viên (B), phòng xây dựng chương trình (C) và phòng quản lý đào tạo (D) truy cập vào hệ thống đào tạo. Cổng thông tin người dùng có thể được truy cập qua Internet từng máy tính cá nhân, thậm chí từ các thiết bị di động.
- Hệ thống quản lý nội dung LCMS (Learning Content Management System) (1): Được kết nối cùng ngân hàng kiến thức (I) và ngân hàng bài giảng điện tử (II). Giảng viên (A) và phòng xây dựng chương trình (C) dựa trên hệ thống này để xây dựng nội dung bài giảng điện tử.
- Hệ thống quản lý học tập LMS (Learning Management System) (2): Hỗ trợ việc học tập và quản lý học tập cho học viên, được tích hợp cùng các dịch vụ như: đăng ký, hỗ trợ, tương tác cùng giảng viên, kiểm tra trình độ,…
- Công cụ hỗ trợ học tập khác (3): Gồm thư viện điện tử, phòng thực hành ảo, trò chơi,…
- Công cụ thiết kế bài giảng điện tử (4): Gồm các thiết bị dùng cho studio như máy ảnh, máy quay phim, máy ghi âm,…
- Ngân hàng kiến thức (I): Nơi lưu trữ các đơn vị kiến thức căn bản, có thể được tái sử dụng ở những bài giảng khác nhau. Các kĩ thuật viên từ phòng xây dựng chương trình (C) có thể dựa vào những đơn vị kiến thức có sẵn ở đây để biên tập bài giảng.
- Ngân hàng bài giảng điện tử (II): Nơi lưu trữ các bài giảng điện tử. Các học viên có thể truy cập đến cơ sở dữ liệu này thông qua hệ thống LMS.
Xem thêm: Thiết kế bài giảng điện tử cho doanh nghiệp chi tiết trong 5 bước
Lời kết, nhờ sự tích hợp với công nghệ mạng cùng kĩ thuật mô phỏng, kĩ thuật đồ họa,.., hệ thống E-learning có tính tương tác cao, tạo điều kiện học tập cho mọi học viên và giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trong vấn đề đào tạo nhân sự. E-learning đang dần trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức, thu hút sự quan tâm đặc biệt của các tổ chức trên thế giới.
Vậy làm thế nào để xây dựng một quy trình hệ thống E-learning tối ưu chi phí đào tạo cho doanh nghiệp? Hãy liên hệ ngay với OES để được tư vấn triển khai hệ thống E-learning bạn nhé!