Phân biệt Blended Learning và Hybrid Learning - Khác biệt và ưu điểm của 2 loại hình thức eLearning phổ biến hiện nay
SELECT MENU
Cộng đồng E-learning

Phân biệt Blended Learning và Hybrid Learning – Khác biệt và ưu điểm của 2 loại hình thức eLearning phổ biến hiện nay

e-Learning đang trên đà phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng lên đến 900% kể từ năm 2000 và chi tiêu dành cho công nghệ giáo dục (ed-tech) sẽ tăng từ 152 tỷ USD (2008) lên đến 342 tỷ USD (2025). Tương lai của nền giáo dục & đào tạo dường như nằm ở công nghệ với sự xuất hiện hình thức đào tạo mới: Hybrid Learning và Blended Learning. Ở bài viết này, OES sẽ cùng bạn tìm hiểu về sự khác biệt và ưu điểm của 2 loại hình thức e-Learning này nhé. 

Xem thêm: Giải pháp E-learning: 4 lời khuyên cho bạn nếu muốn áp dụng Blended Learning

Phân biệt 2 hình thức e-Learning: Blended Learning và Hybrid Learning

Hybrid Learning

Với Hybrid Learning (đào tạo hỗn hợp), học viên có thể đồng thời tham gia lớp học trực tiếp và lớp học ảo. Đây là một hình thức e-learning linh hoạt, trong đó học viên không bị hạn chế tham gia các lớp học truyền thống. Phương pháp đào tạo này cho phép người học truy cập và sử dụng các nguồn tài nguyên của khóa học bất cứ khi nào họ muốn. Giảng viên sẽ giảng dạy cả 2 nguồn học viên (trực tiếp và thông qua lớp học ảo) cùng một lúc bằng cách sử dụng các công cụ như video conference.

Blended Learning 

Blended Learning là hình thức học tập tích hợp giữa lớp học trực tiếp và các tài liệu trực tuyến được đăng tải trên một hệ thống LMS. 

Hình thức này tập trung chủ yếu vào vai trò của người học. Khi đào tạo theo hình thức e-Learning này, học viên có thể tự do truy cập vào hệ thống LMS để tiếp thu bài giảng, tham khảo tài liệu dưới các định dạng phong phú như video, slideshow,…. 

Học viên có thể tích lũy kiến thức với tốc độ phù hợp với bản thân mình tại bất kỳ đâu, bất kỳ khi nào mình muốn, sau đó tham gia vào các lớp học truyền thống để trao đổi trực tiếp với giảng viên về những điều còn thắc mắc. 

Phân biệt 2 hình thức e-Learning

Hybrid Learning

  • Lớp học truyền thống và lớp học online có vai trò ngang bằng và có thể thay thế cho nhau 
  • Việc học tập diễn ra tại lớp học truyền thống và lớp học ảo trong cùng một thời điểm
  • Tài liệu luôn sẵn sàng ngay cả trong và sau buổi học
  • Trở nên phổ biến và thành công trong đại dịch COVID-19

Để hiểu rõ hơn về hình thức e-Learning này, OES sẽ cùng bạn phân tích một ví dụ về Long và Hiếu – 2 sinh viên đang theo học cùng một lớp quản lý. Họ phải tham gia một lớp học lúc 2:00 chiều. Long tham gia lớp học trực tiếp trong khi Hiếu lại thích học online ở nhà bằng cách đăng nhập vào ứng dụng/hệ thống LMS của đơn vị đào tạo. Bài giảng khóa học và tài liệu được cung cấp trực tuyến trên LMS đó và tất cả học viên đều có thể truy cập. Điều này giúp Long và Hiếu dễ dàng tham gia cùng một bài giảng theo cách mà họ thích.

Blended Learning

  • Lớp học online trên LMS đóng vai trò bổ trợ cho việc học trực tiếp trên lớp
  • Học viên không cần phụ thuộc vào giảng viên nhờ vào các bài giảng có sẵn trên LMS. 
  • Đã phát triển ngay cả trước khi đại dịch diễn ra và ngày càng trở nên phổ biến hơn. 

Quay trở lại với ví dụ của Long và Hiếu để thấy rõ điểm khác biệt giữa Hybrid và Blended. Trong trường hợp này, Long và Hiếu không có lựa chọn tham gia lớp học ảo. Cả hai đều phải tham gia lớp học trực tiếp nhưng có thể truy cập bài giảng online để nghiên cứu và ôn tập.

2. Ưu điểm của 2 hình thức e-Learning được ưa chuộng hiện nay

2.1 Ưu điểm của Hybrid Learning

  • Cho phép truy cập từ xa vào lớp đào tạo, xóa bỏ rào cản địa lý.
  • Nâng cao năng suất của học viên bằng cách cho họ tự quyết định hình thức học tập ưa thích, sắp xếp các buổi học online hay offline xen kẽ.
  • Tiết kiệm thời gian và nguồn lực vì không bị ràng buộc vào lớp học truyền thống.
  • Áp dụng vào hoạt động đào tạo & phát triển nguồn nhân lực, hình thức e-Learning này cho phép doanh nghiệp tiếp tục phát triển trình độ của nhân sự mà không gặp bất cứ rào cản gì khi đại dịch diễn ra.

2.2 Ưu điểm của Blended Learning

  • Tăng sự tương tác giữa học viên với giảng viên và giữa học viên với nhau.
  • Trao cơ hội bình đẳng cho tất cả học viên vì đều tiếp cận lượng kiến thức như nhau.
  • Nâng cao tỷ lệ hoàn thành khóa học khi tạo sự liên kết chặt chẽ giữa người học, giảng viên, nhà quản lý
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí đào tạo cho doanh nghiệp khi có thể tái sử dụng tài nguyên học tập nhiều lần cho nhiều đối tượng tại những thời điểm khác nhau
  • Cá nhân hóa trải nghiệm học tập, giúp học viên chủ động vạch ra lộ trình học cũng như các nguồn dữ liệu cần thiết trong tiếp thu kiến thức
  • Về khía cạnh đào tạo nội bộ, hình thức e-Learning này giúp doanh nghiệp cắt giảm những nguồn lực không cần thiết mà vẫn đảm bảo chất lượng đầu ra. Ví dụ như họ chỉ cần tổ chức một phần nhỏ nội dung học cần sự tương tác, giải đáp trực tiếp của học viên.

3. Lợi ích khi áp dụng Hybrid Learning và Blended Learning cho doanh nghiệp

Áp dụng đồng 2 hình thức e-Learning này, doanh nghiệp sẽ đạt được rất nhiều lợi ích cụ thể như: 

  • Truy cập thông tin và tài liệu khóa học trực tuyến mọi lúc, mọi nơi.
  • Giảm chi phí đào tạo vì tài liệu được lưu trữ online trên hệ thống, loại bỏ chi phí in ấn tài liệu.
  • Chấm điểm, đánh giá qua công cụ có sẵn trên hệ thống LMS.
  • Hệ thống đánh giá, kiểm tra khách quan, giúp người quản lý xác định được điểm yếu của học viên, từ đó lên phương án cải thiện hiệu quả.

Xem thêm: Blended learning: Giải pháp E-learning tối ưu cho đào tạo nhập môn

Kết

Với 2 hình thức e-Learning này, doanh nghiệp sẽ có nhiều lựa chọn hơn để ứng dụng vào hoạt động đào tạo nguồn nhân lực của mình mà không gặp phải chướng ngại gì lớn từ các yếu tố ngoại cảnh. Liên hệ ngay với OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ đào tạo trực tuyến hàng đầu Việt Nam để được tư vấn kỹ lưỡng về e-Learning và số hóa bài giảng!

Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments

Bài viết liên quan

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

DMCA.com Protection Status

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x