Với sự phát triển của e-Learning, chắc chắn ít nhiều các doanh nghiệp đã dần nhận ra tầm quan trọng của việc xây dựng và triển khai bài giảng điện tử chất lượng cao, hấp dẫn và hiệu quả. Tuy nhiên, để thực sự đạt được hiệu quả cao và đáp ứng nhu cầu học tập của nhân viên, các doanh nghiệp không thể bỏ qua những yêu cầu cần đạt của bài giảng điện tử. Hãy cùng OES khám phá trong bài viết này từ những tiêu chuẩn e-Learning đang được áp dụng rộng rãi như SCORM, Tin Can (xAPI), Cmi5 cho đến các yêu cầu về cấu trúc nội dung, phương pháp truyền đạt, và tích hợp các nền tảng học tập nhé.
Xem thêm: Thiết kế bài giảng điện tử cho doanh nghiệp chi tiết trong 5 bước
Những yêu cầu cần đạt của bài giảng điện tử với các tiêu chuẩn phổ biến nhất
Tiêu chuẩn SCORM – Một trong những yêu cầu cần đạt của bài giảng điện tử
SCORM, viết tắt của Sharable Content Object Reference Model, là một trong những yêu cầu cần đạt của bài giảng điện tử hàng đầu, được đặt ra bởi chính phủ Hoa Kỳ qua dự án nghiên cứu về cách học phân phối nâng cao (Advanced Distributed Learning). Tiêu chuẩn này sử dụng JavaScript và XML để xây dựng 3 thành phần chính là đóng gói bài giảng, chạy chương trình và điều phối.
SCORM mang đến nhiều ưu điểm như:
- Cho phép truy cập và phân phối nội dung giảng dạy từ xa tới nhiều vị trí khác nhau.
- Điều chỉnh nội dung giảng dạy phù hợp với yêu cầu của từng cá nhân và tổ chức.
- Tiết kiệm chi phí và thời gian trong việc phân phối giảng dạy, giúp tăng hiệu quả và năng suất công việc.
- Hỗ trợ khả chuyển, cho phép sử dụng các thành phần giảng dạy tại một nơi và áp dụng chúng tại một nơi khác.
- Tính bền vững, phù hợp với sự thay đổi liên tục của công nghệ.
Tuy nhiên, cũng có một số nhược điểm khi sử dụng SCORM:
- Chỉ hoạt động trên hệ thống quản lý đào tạo LMS, không thể sử dụng trên website độc lập hoặc trong các ứng dụng điện thoại.
- Không hỗ trợ học Offline, việc cập nhật nội dung học trở nên khó khăn khi người dùng di chuyển đến khu vực không có Internet.
Tin Can (xAPI)
Tiêu chuẩn xAPI (hay còn gọi là Tin Can API) hoạt động dựa vào việc xác định những hoạt động học tập sử dụng mẫu câu “Ai? – Làm gì? – Như thế nào/Với cái gì?”. Khi người dùng thực hiện một hoạt động học tập, một tiêu đề hoạt động xAPI được ghi lại và lưu trữ trong kho lưu trữ bản ghi học tập (LRS). Kho lưu trữ hoạt động học tập như vậy có thể tồn tại độc lập hoặc trong một hệ thống quản lý đào tạo.
Ưu điểm:
- Hỗ trợ các kinh nghiệm học tập bên ngoài LMS. Điều này có nghĩa là nếu hoạt động học tập diễn ra trong một CRM hoặc bất kỳ loại phần mềm nào khác, xAPI vẫn có thể ghi lại nó.
- Không yêu cầu kết nối Internet.
- Hỗ trợ học tập di động.
- Cho phép theo dõi dữ liệu phong phú, từ kịch bản phức tạp như mô phỏng, gamification, blended-learning, cho đến những thao tác đơn giản như nhấp chuột và trả lời mở trong thời gian thực.
Nhược điểm:
- Không được hỗ trợ rộng rãi như SCORM
1.3. Cmi5
Được xây dựng dựa trên Tin Can API (xAPI), Cmi5 nhằm cải thiện khả năng tích hợp và chia sẻ dữ liệu học tập giữa các ứng dụng và nền tảng khác nhau. Mục tiêu của Cmi5 là tạo ra một khung chung cho việc kết nối các nền tảng học tập và ứng dụng trong môi trường học tập kỹ thuật số.
Tuy nhiên, nhược điểm của Cmi5 chính là đòi hỏi kiến thức kỹ thuật và sự hiểu biết sâu về Tin Can xAPI để triển khai một cách hiệu quả. Điều này có thể gây khó khăn cho những doanh nghiệp hoặc cá nhân không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ và e-Learning.
Xem thêm: Lựa chọn đơn vị thiết kế bài giảng e-Learning – 3 yếu tố quan trọng doanh nghiệp cần nắm rõ
Những yêu cầu cần đạt của bài giảng điện tử về nội dung
Có định hướng chủ đề rõ ràng
Một bài giảng điện tử đạt chuẩn về nội dung khi có định hướng chủ đề rõ ràng. Thông qua việc phân loại và xác định rõ các chủ đề, tiêu đề,… học viên sẽ dễ dàng tiếp cận và theo dõi quá trình học tập. Học viên có thể tập trung vào những khái niệm và kiến thức quan trọng nhất, từ đó hiểu rõ được mục tiêu và nội dung chính của bài giảng là gì.
Bên cạnh đó, với một định hướng chủ đề rõ ràng, giảng viên và người thiết kế bài giảng sẽ dễ dàng tổ chức và cung cấp nội dung một cách có trật tự và hợp lý. Điều này tạo ra môi trường học tập chuyên nghiệp và chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu và mong muốn học tập của người học.
Cấu trúc nội dung sắp xếp có hệ thống, logic
Sự sắp xếp có hệ thống cũng là một trong những tiêu chuẩn hàng đầu đối với nội dung bài giảng e-Learning. Thứ tự logic trong cấu trúc nội dung cần được xác định sao cho bắt đầu từ cơ bản đến nâng cao, từ dễ đến khó. Học viên có thể bắt đầu từ những kiến thức cơ bản, các khái niệm và nguyên tắc trước khi tiến đến những nội dung phức tạp và chi tiết hơn. Điều này giúp học viên xây dựng nền tảng vững chắc cho việc tiếp thu kiến thức mới.
Ngoài ra, những thông tin liên quan đến bài giảng nên được nhóm lại và đặt trong cùng một chủ đề hoặc đề mục. Người học sẽ dễ dàng tìm hiểu, liên kết và nắm bắt được sự liên quan giữa các kiến thức với nhau. Đồng thời, việc sắp xếp hệ thống giúp tránh nhầm lẫn và xuyên tạc thông tin, giữ cho nội dung rõ ràng và chính xác.
Sử dụng các phương pháp truyền đạt hiệu quả, đa dạng
Nội dung bài giảng e-Learning cần được truyền đạt bằng những phương pháp đa dạng để thu hút sự quan tâm và chú ý của người học. Sử dụng video giảng dạy, hình ảnh, âm thanh, bài giảng trực tiếp hay các hình thức tương tác đều giúp làm phong phú và sinh động hóa nội dung. Các tài liệu bổ sung như bài giảng đi kèm, bài tập, trò chơi học tập cũng là giải pháp tốt để làm cho quá trình học tập thêm hấp dẫn và hiệu quả.
Xem thêm: 4 cách thiết kế bài giảng điện tử e-Learning tăng trải nghiệm học tập nhập vai
Kết
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của việc đáp ứng những yêu cầu cần đạt của bài giảng điện tử trong lĩnh vực e-Learning hiện nay. Để đạt được thành công, các doanh nghiệp cần tập trung vào việc xây dựng nội dung bài giảng một cách tỉ mỉ, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cần thiết và tạo ra trải nghiệm học tập thú vị và hiệu quả. Hãy liên hệ với OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ đào tạo trực tuyến hàng đầu Việt Nam để nhận được tư vấn chuyên sâu và triển khai e–Learning ngay hôm nay.