Trong quá trình số hóa bài giảng E-learning, sẽ có nhiều vấn đề phát sinh khiến bạn không thể kiểm soát và tùy vào mức độ của mỗi trường hợp mà bạn sẽ phải trả những cái giá khác nhau. Để hạn chế tối đa những vấn đề đó, bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 sai lầm dễ mắc phải cùng với cách khắc phục.
1. Quá nhiều mục tiêu được đặt ra
Háo hức bắt đầu với biết bao ý tưởng, vô vàn mục tiêu được đặt ra nhưng lại kết thúc bằng sự trì hoãn và cuối cùng là chẳng hoàn thành được bất cứ thứ gì. Đó là nghịch lý của sự lựa chọn, bạn càng có nhiều mục tiêu để theo đuổi thì lại càng ít khả năng bạn thực hiện được chúng.
Trong quá trình số hóa bài giảng E-learning, nhiều người chắc hẳn đã mắc phải sai lầm này. Biết bao ý tưởng về nội dung, thiết kế được ấp ủ thực hiện nhưng cuối cùng vì nhiều lý do như sợ thất bại, chi phí không đủ, thiếu thời gian,… mà phải bỏ ngỏ.
Nếu đang gặp phải vấn đề này, bạn nên chia nhỏ các mục tiêu và đặt các deadline ngắn hạn cho chúng. Ngoài ra, khi bạn lập kế hoạch, sẽ luôn có những mục tiêu và ý tưởng vô cùng thú vị nhưng lại bất khả thi mà bạn phải chấp nhận từ bỏ. Điều cuối cùng, đó là hãy tin tưởng vào bản thân mình, đừng ngần ngại bắt đầu hay trì hoãn chỉ vì sợ thất bại bạn nhé.
2. Quá nhiều bài giảng liên tục
Bài giảng liên tục là kiểu bài giảng không cho phép học viên bỏ qua bất cứ một mô đun nào trong quá trình học. Loại bài giảng này rất phù hợp với những nội dung đòi hỏi người học phải theo sát từng bước step-by-step, và đây cũng là sự lựa chọn hoàn hảo cho bài giảng hướng đến những người mới bắt đầu khiến họ không thể bỏ lỡ bất kì thông tin nào. Tuy nhiên, nếu bạn quá lạm dụng bài giảng liên tục, học viên sẽ cảm thấy nhàm chán thậm chí là giận dữ vì các bài giảng dường như kéo dài đến bất tận, đặc biệt với những học viên ở trình độ cao hơn.
Bạn nên xác định đối tượng đào tạo là ai, từ đó chọn kiểu bài giảng thích hợp với đối tượng đó.
->>>>>> Xây dựng bài giảng E-learning – 15 câu hỏi giúp bạn xác định nhóm đối tượng mục tiêu
3. Quá nhiều chữ
Đây là một trong những sai lầm hiển nhiên và dễ nhận thấy nhất bằng mắt thường, tuy nhiên vẫn có rất nhiều người mắc phải. E-learning ghi điểm trong mắt người dùng vốn dĩ là nhờ vào khả năng tương tác hai chiều và các yếu tố visuals sinh động. Vậy mà trong quá trình số hóa bài giảng E-learning, nhiều tổ chức chỉ đơn thuần “copy and paste” toàn bộ nội dung trong sách giáo trình mà không hề biên soạn lại. Liệu học viên có muốn xem một bài giảng chi chít chữ, chẳng khác gì quyển sách bình thường?
4. Quá nhiều visuals
Nếu quá nhiều chữ khiến bài giảng của bạn nghèo nàn và không thu hút được người học thì quá nhiều visuals lại khiến người xem xao nhãng và không thể tập trung vào nội dung bài giảng. Một bài giảng E-learning thành công phải cân bằng được yếu tố nội dung và visuals, hễ cán cân lệch về bên nào đều khiến bạn phải trả giá. Mặc dù các yếu tố visuals hay graphics đóng vai trò rất quan trọng, giúp tạo cảm hứng học tập cho học viên nhưng “ở đời cái gì quá cũng đều không tốt”.
5. Quá nhiều audio
Khi số hóa bài giảng E-learning, còn một vấn đề mà bạn rất dễ mắc phải – lạm dụng âm thanh. Đồng ý rằng lời giảng là một trong những hình thức truyền tải thông tin hiệu quả, tuy nhiên nếu bạn quá lạm dụng sẽ làm các học viên khó chịu. Tệ hơn là khi nhiều biên tập viên vừa hiển thị chữ đồng thời chèn âm thanh lời giảng trong cùng một slide, khiến học viên phải đọc và nghe một nội dung giống nhau cùng lúc.
Để hạn chế trường hợp này xảy ra, luôn nhớ thêm chức năng tắt lời giảng và hãy cân đối giữa thông tin hiển thị trên slide và thông tin truyền đạt qua audio bạn nhé!
Để được tư vấn và hỗ trợ thêm trong quá trình số hóa bài giảng E-learning, hãy liên hệ ngay với OES – Công ty Đào tạo trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam bạn nhé!
Xem thêm: Thiết kế bài giảng E-learning – Hướng dẫn sử dụng phần mềm iSpring Suite từ A đến Z