Nhiều trường Đại học ở các quốc gia đang phát triển đang phải đối mặt với các thách thức khi chuyển hình thức học tập sang các nền tảng kỹ thuật số bằng hệ thống quản lý học tập LMS.
Trong bài viết này, OES sẽ chỉ ra một số yếu tố quan trọng của LMS để các trường học không còn băn khoăn trước hàng trăm lựa chọn nữa.

Những điều trường học cần xét đến khi chọn hệ thống quản lý học tập LMS cho E-learning
Đại dịch Covid 19 đã tạo nên sự chuyển đổi nền tảng một cách đột ngột trong hình thức dạy và học với các trường Đại học. Các nhà quản lý đào tạo của nhà trường cần nghiêm túc nhìn nhận lại Hệ thống quản lý học tập của mình trong quá trình giáo dục trực tuyến. Hệ thống quản lý học tập thường được hiểu “là một thành phần của E-learning, hỗ trợ học tập và giảng dạy bằng cách cung cấp một trang trung tâm, trong đó hỗ trợ các tài liệu đã được số hóa và các hình thức phát triển nội dung khác”.
=> Làm thế nào để thiết kế hệ thống quản lý học tập LMS thật bắt mắt?
Bên cạnh đó, LMS cũng được hy vọng là sẽ “mang lại lợi ích cho người quản lý đào tạo chung, giảng viên cũng như sinh viên vì họ có thể dễ dàng truy cập cũng như tải lên các tài liệu khóa học như lịch học, thời khóa biểu, bài tập, điểm số cũng như báo cáo về kết quả học,…”

Hệ thống quản lý học tập cũng giúp giảm thiểu việc sử dụng tài liệu giấy và hỗ trợ việc học tập từ xa. Sự khác biệt của các phần mềm E-learning chính là khả năng cho phép truy cập các thư viện kỹ thuật số được quản lý bao gồm video, eBooks, cũng như các khóa học/bài giảng trực tuyến,… Trọng tâm của LMS nên là “quản lý quá trình học tập, lưu trữ và theo dõi tiến trình học tập cá nhân/tổng hợp”. Vì thế, khi lựa chọn LMS cho trường học của mình, các nhà quản lý nên hỏi bên cung cấp dịch vụ những câu hỏi sau đây:
1.Một hệ thống quản lý học tập LMS là gì?
Để hiểu hơn về LMS, các bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây.
Nếu chỉ dựa vào định nghĩa, có thể liệt kê ít nhất 274 ứng dụng LMS để lựa chọn, nhưng các nhà quản lý phải phân biệt giữa các loại khác nhau để chọn loại dành riêng cho giáo dục hơn là loại phù hợp hơn cho các tổ chức, công ty hay doanh nghiệp.
Có rất nhiều giải pháp và thậm chí cả các bài báo để giúp người mua lựa chọn một giải pháp E-learning thích hợp dựa trên yêu cầu của trường học. Do đó, người quản lý đào tạo phải nắm rõ những yêu cầu này là gì, hay điều gì họ đang tìm kiếm ở một LMS để giải quyết nhu cầu cũng như so sánh các giải pháp hiện có, bao gồm cả những hạn chế về ngân sách với việc giảm số người đăng ký, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển.
2. Trường học và hệ thống quản lý học tập liên hệ gì với nhau?
Trong xã hội ngày nay, giảng dạy trực tiếp vẫn luôn là hình thức chuẩn mực vài tháng trước khi cuộc khủng hoảng Covid 19 diễn ra, đòi hỏi sự chuyển dịch hoàn toàn sang các nền tảng kỹ thuật số. Điều này gây choáng váng cho các nhà cung cấp giáo dục ở các quốc gia đang phát triển, không chỉ cho giáo dục tư nhân, mà còn cho các trường công, nơi đa số trẻ em trong nước theo học.
Theo một bản tóm tắt chính sách của Liên hợp quốc về “Giáo dục trong thời đại COVID-19 và xa hơn”, đại dịch “đã tạo ra sự gián đoạn lớn nhất trong lịch sử của hệ thống giáo dục, ảnh hưởng đến gần 1,6 tỷ người học ở hơn 190 quốc gia và tất cả các châu lục. Việc đóng cửa trường học và các không gian học tập khác đã ảnh hưởng đến 94% dân số sinh viên trên thế giới, và con số này lên đến 99% ở các nước có thu nhập thấp và trung bình thấp.”

Xem thêm: Những lưu ý khi chọn lựa hệ thống quản lý học tập LMS để tối ưu hiệu quả E-learning
Nếu các trường đại học muốn tiếp tục hoạt động giáo dục và thu hút sinh viên cũng như cung cấp nguồn thu nhập cho giáo viên và nhân viên, chuyển đổi sang các nền tảng kỹ thuật số là không thể chối cãi. Câu hỏi chính đối với các trường là áp dụng LMS nào và mức độ hiểu biết của họ để quyết định lựa chọn nào là phù hợp nhất để giải quyết các nhu cầu cụ thể của họ.
Bên cạnh việc phân biệt giữa các tùy chọn LMS dành cho công ty và giáo dục, người mua cũng phải quyết định tùy chọn triển khai nào họ thích: dựa trên đám mây hoặc tại chỗ.
Các yếu tố cần xem xét khi so sánh các hệ thống quản lý học tập LMS
OES sẽ đưa ra một số các yếu tố cần thiết khi so sánh các hệ thống E-learning được tổng hợp từ các trang web khác nhau, gồm có:
- Khả năng truy cập trên thiết bị di động, khả năng mở rộng về tạo mới nội dung
- Có dễ sử dụng và tùy chỉnh không
- Có cho phép tích hợp bên thứ ba (bao gồm tích hợp các giải pháp kinh doanh như phần mềm nhân sự và hội nghị truyền hình) hay không
- Có cung cấp phiên bản dùng thử (demo) hoặc miễn phí, định giá dựa trên đăng ký, xếp hạng và đánh giá không thiên vị về mức độ hài lòng của người dùng
- Các tùy chọn triển khai được cung cấp, bao gồm các tính năng chính như: quản lý, biên soạn và theo dõi khóa học, cổng thông tin người học, lớp học ảo, quản lý đánh giá, bảng điều khiển báo cáo, di chuyển dữ liệu, khả năng kết nối với mạng xã hội, phân tích dữ liệu học tập, cũng như các tùy chọn nâng cao cấu hình trong tương lai.
=> Top 10 hệ thống LMS tốt nhất dành cho trường học
Nhìn chung, có thể kết luận rằng, khi lựa chọn hệ thống quản lý học tập LMS, nhà trường nên cân nhắc những yếu tố cơ bản sau đây:
- Tài chính/ngân sách hiện có cho triển khai E-learning
- Các kiến thức kỹ thuật chuyên sâu
- Sự thân thiện với người dùng (cả quản trị viên, giảng viên và sinh viên)
- Tính bền vững cho các hoạt động nâng cao lâu dài về sau
Kết
Nếu các trường Đại học cần tư vấn triển khai E-learning cũng như xây dựng các giải pháp E-learning phù hợp, đừng ngại ngần liên hệ với OES – Công ty CP Dịch vụ Đào tạo trực tuyến hàng đầu Việt Nam để nhận ngay những ưu đãi hấp dẫn nhé!
Đăng ký nhận Ebook ngay tại đây!
