Nếu thương trường là chiến trường thì không thể phủ nhận rằng kỹ năng đàm phán thương lượng chính là chiếc chìa khoá vạn năng giúp doanh nghiệp chứng tỏ được vị thế của mình. Hiểu được tầm quan trọng của nó, bất kỳ nhà lãnh đạo nào cũng nên chú trọng trau dồi cho nhân viên nâng cao kỹ năng thiết yếu này. Thông qua bài viết, cùng OES tìm hiểu thêm những phương pháp giúp phát triển kỹ năng mềm này nhé!
Xem thêm: Bật mí bí mật: đâu là kỹ năng nhân sự chúng ta cần cho tương lai?
Vì sao cần phát triển kỹ năng đàm phán thương lượng cho nhân viên?
Có thể khẳng định rằng mỗi doanh nghiệp đều có chung một mục tiêu như nâng cao doanh số bán hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu,… Chính vì thế, việc các doanh nghiệp cạnh tranh hoặc hợp tác với nhau để thu được lợi ích tối đa nhất là điều đương nhiên.
Để góp phần đưa các cuộc thương thảo, ký kết giữa các doanh nghiệp đi đến thành công, đàm phán thương lượng là kỹ năng không thể thiếu.
Nhân viên sở hữu thành thạo kỹ năng này sẽ càng biết cách phân tích và dung hoà nghĩa vụ của các bên đàm phán, từ đó gặt hái được nhiều quyền lợi cho bản thân cũng như doanh nghiệp. Đào tạo đội ngũ nhân viên thành thạo kỹ năng đàm phán vừa giúp doanh nghiệp xây dựng và phát triển các mối quan hệ, hạn chế tối đa mâu thuẫn, tranh chấp trong quá trình đàm phán, vừa tạo được môi trường làm việc, cạnh tranh lành mạnh.
Các phương pháp giúp nâng cao kỹ năng đàm phán thương lượng
Xác định phong cách đàm phán
Việc xác định phong cách đàm phán của bản thân sẽ dựa vào sự quan trọng và lợi ích của mối quan hệ giữa các bên.
- Phong cách hợp tác: Sử dụng phương thức này khi đây là cuộc đàm phán mang tính xây dựng, dựa trên sự tin tưởng, bình đẳng để cả hai bên cùng tìm ra các giải pháp thoả mãn nhu cầu tất cả các bên có liên quan. Đối với những cuộc đàm phán mang vấn đề phức tạp, đòi hỏi lượng kiến thức chuyên môn sâu, phong cách hợp tác sẽ giúp quy tụ sự hiểu biết của tất cả mọi người để cùng bàn bạc và đưa ra hướng giải quyết đúng đắn nhất.
- Phong cách cạnh tranh: Khi mối quan hệ giữa các bên đàm phán không cần được duy trì, việc cạnh tranh sẽ giúp tối đa hoá lợi ích cá nhân. Đa phần, những người áp dụng phong cách này sẽ sử dụng bất kì chiến thuật nào mà họ có thể tập hợp được như tìm hiểu nhược điểm của đối phương, đưa ra các mối đe dọa như kinh tế, sức mạnh thương hiệu,…
- Phong cách lảng tránh: Nếu cần giải quyết vấn đề nhanh chóng hay cả hai bên đều giữ nguyên quan điểm bảo vệ mục tiêu của mình cũng như không cần quan tâm đến kết quả của cuộc đàm phán thì lảng tránh chắc chắn là kỹ năng đàm phán thương lượng phù hợp nhất.
- Phong cách chấp nhận: Đúng như tên gọi, việc đàm phán sẽ được kết thúc khi một bên chấp nhận hi sinh một phần hoặc toàn bộ lợi ích của mình. Nếu xác định mục tiêu đạt được của cuộc đàm phán không quan trọng bằng việc giữ gìn mối quan hệ với đối phương, hãy áp dụng phong cách này.
Sử dụng chiến thuật đàm phán
- Chiến thuật người vô hình: Chiến thuật này trong kỹ năng đàm phán thương lượng sẽ giúp có thêm thời gian để xem xét, đánh giá và đưa ra quyết định khi đối phương đưa ra một đề nghị. Hãy đưa ra một lý do hợp lí để trì hoãn cho đến khi nhận được đề xuất có lợi hơn cho mục tiêu của mình.
- Chiến thuật gặm nhấm: Ngoài những thỏa thuận đã đề nghị với đối phương, hãy lợi dụng những phút chót của cuộc đàm phán để đòi hỏi thêm một số yêu cầu khác. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng yêu cầu này không quá quan trọng so với những đề nghị đã được đồng thuận bởi cả hai phía.
- Chiến thuật người tốt kẻ xấu: Hãy dùng một bên thứ ba – bên đóng vai kẻ xấu để đưa ra thoả thuận kém hấp dẫn hơn cho đối phương. Ngược lại, lúc này bản thân người đàm phán sẽ đóng vai người tốt và xuất hiện với một đề xuất tốt hơn. Hiển nhiên lúc này đối phương sẽ đồng ý thỏa thuận.
Xem thêm: Kỹ năng mềm cho nhân viên – Vũ khí Upsale quan trọng mà hầu như tất cả các nhà quản lý đều bỏ qua
Phương pháp giao tiếp hai chiều
Để cuộc đàm phán có hiệu quả, nhà đàm phán cần thúc đẩy giao tiếp hai chiều bằng cách truyền tải thông điệp và phản hồi lại thông điệp đó. Việc đầu tiên cần làm là hãy tìm hiểu những thông tin của đối tác như mục tiêu, mong muốn, các phương án thay thế của họ. Tiếp đến là kiên nhẫn lắng nghe những phản hồi, đánh giá của đối phương về các đề nghị. Chỉ như vậy mới có thể hiểu rõ được quan điểm của đối phương để từ đó đưa ra được những phương án giải quyết cuối cùng.
Phương pháp kết thúc đàm phán
Kết quả của cuộc đàm phán có thể tốt hoặc có thể xấu. Vậy nên đây chính là thời điểm hợp lý để vận dụng phương pháp kết thúc của kỹ năng đàm phán thương lượng. Để phương pháp này phát huy được hiệu quả tối đa nhất cần xác định rõ ràng hai yếu tố:
- Nên dừng đàm phán hay không: Nếu cả hai bên đều không thể đi đến việc thống nhất một thỏa thuận, trước tiên là thử trao đổi thêm một lần nữa. Hãy cố gắng cung cấp thêm một số đề xuất không nằm trong mục tiêu của doanh nghiệp nhưng lại có giá trị với đối phương. Trong trường hợp đối phương không chấp nhận hợp tác, hãy lựa chọn rời đi.
- Đánh giá những mục tiêu sẽ đạt được và những điều sẽ mất: Điều này sẽ đem lại những bài học kinh nghiệp vô cùng quý giá để khắc phục và cải thiện trong những lần đàm phán tiếp theo.
Tìm hiểu thêm về khóa học “Kỹ năng Đàm phán và thương lượng” tại đây!
Kết
Hy vọng qua bài viết trên, quý doanh nghiệp đã nhận ra được vai trò then chốt quyết định sự thành bại mình trong việc đào tạo kỹ năng đàm phán thương lượng cho nhân viên. Tìm hiểu thêm về các phương thức, chương trình đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho công ty và nước nhà tại OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo Trực tuyến hàng đầu Việt Nam ngay hôm nay!