Hướng dẫn tạo game tương tác online thu hút người học 
SELECT MENU

Cộng đồng E-learning

Hướng dẫn tạo game tương tác online thu hút người học 

Hiện nay, việc học tập và đào tạo online đã dần trở nên phổ biến và không còn xa lạ với mọi người. Để các bài thuyết trình, bài giảng trực tuyến trở nên sôi động, vui vẻ và kết nối được mọi người, chúng ta có thể đan xen những kiến thức với các game tương tác online. Vậy các hình thức game tương tác nào phổ biến và cách tạo chúng như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé! 

Xem thêm: Những yêu cầu khi thiết kế bài giảng điện tử e-Learning cho doanh nghiệp 

Các hình thức game tương tác online phổ biến hiện nay

Hiện nay, có nhiều hình thức game tương tác online để tăng cường trải nghiệm học tập và thu hút chú ý của khán giản như: 

  • Trò chơi giáo dục (educational games) 
  • Thuyết trình tương tác 
  • Game-Based learning platforms 
  • Môi trường ảo thực tế (Virtual Reality – VR) 
  • Môi trường học tương tác 
  • Escape Room Learning, v.v 

Những phương pháp trên đều nhằm mục tiêu tạo ra môi trường học tập tương tác, thú vị và thúc đẩy sự học tập tích cực. Sự linh hoạt trong việc sử dụng nhiều hình thức này cùng một lúc thường giúp nâng cao chất lượng và hiệu suất của quá trình học tập trực tuyến. 

Xem thêm: Top các trò chơi tương tác online thu hút người học nhất 

Hướng dẫn tạo game tương tác online thu hút người học

Hãy cùng tìm hiểu cách tạo game tương tác online một cách chi tiết và đầy đủ nhất với 3 công cụ miễn phí nổi bật hiện nay: Mentimenter, Kahoot! và Wheel of Names.

Tạo game tương tác với Mentimenter 

Bước 1: Đăng ký tài khoản tại https://www.mentimeter.com, sau đó nhấp vào “Your presentations” 


Bước 2: Click vào “New presentation” để tạo bài Thuyết trình mới và đặt tên cho bài giảng của doanh nghiệp. Sau đó cửa sổ sẽ hiện lên tùy chọn các câu hỏi để người dùng lựa chọn. Cụ thể:  

  • Multiple choice chọn nhiều đáp án 
  • Image choice: chọn hình ảnh 
  • Word Cloud: liên kết từ 
  • Scales: cấp độ 
  • Open Ended: kết mở 
  • 100 Points: Thang 100 điểm 
  • 2 by 2 Matrix – Ma trận 2*2 
  • Who will win – Ai sẽ thắng 
  • Q&A: Hỏi đáp. 

Bước 3: Học viên sẽ dùng điện thoại và truy cập vào địa chỉ website của Mentimeter hoặc app Mentimeter trên điện thoại và nhập code của câu hỏi đó để truy cập và trả lời các câu hỏi. 

Tạo game tương tác với Kahoot! 

Bước 1: Trong giao diện chính chọn mục Create Kahoot. 

    

Bước 2: Tiếp theo chọn Create. 

Bước 3: Màn hình hiển thị giao diện tạo câu hỏi trắc nghiệm bạn điền câu hỏi. Sau đó thêm ảnh minh họa tại mục Add image or video. 

Bước 4: Sau đó, thêm ảnh minh họa tại mục Add image or video.

Tại đây người dùng chọn Image Library by Getty Image. Tiếp theo, chọn hình ảnh phù hợp với đề bài trắc nghiệm của mình.

Bước 5: Tiếp đến người dùng điền thông tin đáp án của mình vào 4 ô phía dưới màn hình 

Tại đây người dùng chọn mục Correct answer để tạo đáp án đúng

Ngoài ra, người dùng có thể thêm hình ảnh cho đáp án bằng cách nhấn vào biểu tượng ảnh và chọn Image library.

Bước 6: Phía bên gốc trái màn hình người dùng có thể đặt lại từ 5s-240s cho thời gian chọn câu hỏi. Sau đó chọn Done để hoàn thành. 

Cuối cùng, người dùng có thể  xem lại phần câu hỏi mình chuẩn bị bằng cách nhấn vào Preview phía góc phải màn hình. Sau đó chọn Done để hoàn thành.

Tạo game tương tác với Wheel of Names 

Bước 1: Truy cập website https://wheelofnames.com/ , điền tên người tham gia tại khung thông tin bên phải màn hình. 

Bước 2: Tại thanh menu, click vào tùy chỉnh để cài đặt thiết kế vòng quay, bao gồm: Trong khi quay, sau khi quay, màu sắc, tranh ảnh, âm thanh, thời gian quay (giây), giới hạn tên trong vòng quay…Sau đó, chọn “Đồng ý” nếu cài đặt xong và “Từ bỏ” nếu người dùng cần chỉnh sửa lại 

Bước 3: Cuối cùng, lựa chọn Save để lưu hoặc Share để chia sẻ game. 

Gamification – Định dạng số hóa bài giảng tương tác online nổi bật nhất

Bên cạnh các hình thức game tương tác online trên các công cụ trực tuyến, doanh nghiệp có thể lựa chọn sử dụng định dạng gamification – một trong những định dạng số hoá bài giảng dành được sự quan tâm nhiều nhất hiện nay. 

Với Gamification, các trò chơi sẽ được tích hợp trực tiếp trong các bài giảng e-Learning nhằm thúc đẩy tương tác, tạo động lực và tăng khả năng giữ chân người học. Các yếu tố trò chơi bao gồm hệ thống điểm, bảng xếp hạng, huy hiệu, cấp độ, nhiệm vụ, thanh tiến trình, phần thưởng,…  

Qua đó, tạo ra một môi trường học tập thú vị và cạnh tranh, thúc đẩy người học hoàn thành nhiều nhiệm vụ hơn, cũng như cống hiến hơn trong quá trình học tập. Gamification thúc đẩy sự động lực và cam kết của học viên, giúp họ tham gia liên tục vào hoạt động học tập và xây dựng cộng đồng học tập tích cực.   

Xem thêm: Gamification là gì? Xu hướng e-Learning cho doanh nghiệp mới nhất 

Kết

Hy vọng qua bài viết này, doanh nghiệp đã nắm được các game tương tác online phổ biến hiện nay và cách tạo chúng bằng một số công cụ miên phí, mang lại hiệu quả cao.   

Để tìm hiểu thêm về các phương thức, cách triển khai e-Learning cũng như cập nhật các xu hướng số hóa bài giảng e-Learning mới nhất, hãy liên hệ ngay với OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo Trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam nhé!      

Bài viết liên quan

×
OES

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x