Hướng dẫn chi tiết cách vẽ storyboard trong thiết kế khóa học e-Learning 
SELECT MENU

Cộng đồng E-learning

Hướng dẫn chi tiết cách vẽ storyboard trong thiết kế khóa học e-Learning 

Việc vẽ storyboard là một phần quan trọng trong quá trình thiết kế khóa học e-Learning, giúp biến ý tưởng trừu tượng thành một hình ảnh cụ thể và hợp nhất các yếu tố của bài giảng. Qua đó, giúp mọi người trong nhóm thiết kế bài giảng, khách hàng hay các đối tác liên quan hiểu tổng quan về khóa học của mình. Vậy tạo storyboad gồm những gì? Các bước thực hiện như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết cách vẽ storyboard trong bài viết dưới đây nhé! 

Xem thêm: Storyboard là gì? Cách thức áp dụng storyboad trong e-Learning 

Storyboard trong e-Learning là gì? 

Storyboard là bảng minh họa hoặc bảng phân cảnh mà trong đó hình minh họa trên mỗi bảng được kết nối chặt chẽ với nhau. Mục tiêu của storyboard là tạo ra một bảng diễn giải/bảng thuyết trình giúp người xem hiểu một cách trực quan nhất về ý tưởng hoặc cốt truyện cần truyền đạt trong video. 

Tương tự, storyboard trong e-Learning là kịch bản mô tả chi tiết về cách mà nội dung sẽ được trình bày và trải qua trong quá trình học, bao gồm văn bản, hình ảnh, lời thoại, yêu cầu thiết kế và phần hiển thị.  

Storyboad là một công cụ cốt lõi của dự án e-Learning, được các nhà thiết kế bài giảng truyền tải rõ ràng với các bên liên quan như khách hàng và các đối tác khác về kết quả đầu ra cuối cùng như thế nào. Qua đó, giúp tiết kiệm chi phí, tối ưu thời gian để thực hiện dự án hiệu quả. 

Storyboard trong e-Learning bao gồm những gì?

Storyboard trong thiết kế bài giảng e-Learning bao gồm nhiều yếu tố quan trọng để tổ chức và trình bày nội dung một cách logic và hiệu quả. Dưới đây là một số thành phần chính thường có trong storyboard của một bài giảng e-Learning: 

  • Đề mục của khóa học: Tên của bài giảng hoặc module, tác giả, ngày tạo và các thông tin liên quan đến khóa học như thời lượng dự kiến và mục tiêu học tập. 
  • Mục tiêu học tập (Learning Objectives): Mô tả rõ ràng về những gì người học sẽ đạt được sau khi hoàn thành bài giảng. 
  • Cấu trúc bài giảng: Mô tả cách phân chia bài giảng thành các phần hoặc module cụ thể và cách sắp xếp thứ tự, kết nối giữa các phần. 
  • Nội dung chi tiết: Mô tả những nội dung cần có để người học nhìn thấy như văn bản chính, hình ảnh, video, và bất kỳ tài liệu hỗ trợ nào khác cần được bao gồm. 
  • Thông tin thiết kế: Mô tả cách thông tin sẽ được trình bày, ví dụ như qua bài giảng trực tuyến, video, slideshow hoặc văn bản. 
  • Hoạt động học tập: Mô tả các hoạt động học tập như bài tập, thảo luận, câu hỏi, game và bài kiểm tra. 
  • Giao diện người dùng (UI): Mô tả cách người học sẽ di chuyển qua các phần của bài giảng, bao gồm cả cấu trúc trang, các nút điều hướng và các phần tương tác.  

Xem thêm: 6 tips áp dụng kịch bản phân nhánh trong e-Learning giúp tăng tính học tập trải nghiệm 

Hướng dẫn chi tiết cách vẽ storyboard trong thiết kế khóa học e-Learning

Bây giờ chúng ta đã có tất cả thông tin cơ bản cần thiết, đã đến lúc bắt đầu tạo bảng phân cảnh e-Learning. Chúng tôi sẽ hướng dẫn doanh nghiệp cách vẽ storyboard từng bước để có thể sử dụng nó làm tài liệu tham khảo khi bắt đầu tạo bảng phân cảnh e- Learning của riêng mình. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết 5 bước về cách vẽ storyboard trong thiết kế bài giảng e-Learning 

Bước 1: Đánh giá nhu cầu đào tạo 

Nước đầu tiên trong cách vẽ storyboard là đánh giá nhu cầu đào tạo. Tùy thuộc vào dự án của doanh nghiệp, bước này có thể đã được người thiết kế giảng dạy hoàn thành trong giai đoạn phân tích. Ở bước này, doanh nghiệp nên nhắm đến việc xác định đối tượng mục tiêu của dự án học tập và phát triển cũng như các mục tiêu học tập của dự án đó. 

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách phân tích nhu cầu đào tạo cho tổ chức, doanh nghiệp 

Bước 2: Quyết định phương pháp thiết kế/kỹ thuật giảng dạy 

Ở bước này, doanh nghiệp cần xác định cách trình bày nội dung cho người học. Doanh nghiệp muốn trình bày khóa học thông qua cách kể chuyện, cách tiếp cận dựa trên kịch bản, đồ họa thông tin trường thuật hay kết hợp nhiều loại nội dung khác nhau. 

Bước 3: Thu thập và sắp xếp nội dung 

Ở giai đoạn này, doanh nghiệp cần xem xét những nguồn lực nhân sự có thể tham gia? Tài liệu tham khảo hoặc học tập đã được cung cấp? Những nội dung nào có sẵn, chẳng hạn như ảnh, đồ họa, biểu đồ, mô phỏng phần mềm,v.v? Việc xác định này sẽ rất hữu ích khi lập danh mục hoặc lưu trữ tài liệu này trong cấu trúc thư mục với các quy ước đặt tên giúp doanh nghiệp dễ dàng tìm thấy và sắp xếp. 

Ngoài ra, doanh nghiệp nên quyết định những thành phần nào cần đưa vào để kể câu chuyện về khóa học của mình. 

Bước 4: Chọn mẫu storyboard 

Dựa trên nội dung đã chuẩn bị ở ba bước trên, lúc này doanh nghiệp đã có dữ kiện để quyết định mẫu bảng phân cảnh e-Learning nào dễ sử dụng và phù hợp với tổ chức. Thông thường, có 2 định dạng storyboard là written storyboard và visual storyboard. 

Cụ thể, written storyboard được viết bằng văn bản thông thường và thường được sử dụng trong các dự án phim ảnh, truyền hình hoặc sản xuất nội dung trên các nền tảng trực tuyến. Còn visual storyboard có tính trực quan cao, khi sử dụng hình ảnh minh họa và các bản vẽ để miêu tả các cảnh trong video, phim hoặc hoạt hình. 

Ví dụ về written storyboard  

Ví dụ về visual storyboard 

Bước 5: Thêm và sắp xếp nội dung 

Đầu tiên, doanh nghiệp cần thêm nội dung của tổ chức và sắp xếp trình tự trong màn hình hoặc cột văn bản của loại bảng phân cảnh đã chọn. Hãy cân nhắc thứ tự nội dung và chủ đề nào cần đặt trước hoặc sau các chủ đề khác. 

Sau đó, doanh nghiệp thêm các tương tác, tập lệnh, tiến trình, điều hướng, phân nhánh và chi tiết thiết kế. Ví dụ khi người học rời khỏi một slide, tiếp theo họ sẽ kết thúc ở đây? Có mấy lực chọn? Như vậy, doanh nghiệp có thể cân nhắc việc thêm các tùy chọn phân nhánh vào bảng phân cảnh của mình. 

Bước 6: Chọn công cụ soạn thảo 

Sau khi có một bảng phân cảnh e-Learning hoàn chỉnh, tiếp theo doanh nghiệp sẽ cần lực chọn một công cụ soạn thảo. Khi chọn một công cụ soạn thảo, doanh nghiệp có thể cân nhắc các tiêu chí sau: 

  • Công cụ đó giúp doanh nghiệp phát triển storyboad hiệu quả không? 
  • Công cụ đó có những tính năng nào mà doanh nghiệp cần không?  
  • Công cụ đó có giúp doanh nghiệp hoàn thiện storyboad nhanh hơn không? 

Kết

Hy vọng thông qua bài viết này, chúng tôi đã giải đáp cho doanh nghiệp tất tần tật về storyboad và cách vẽ storyboard trong e-Learning hoàn chỉnh. Bằng cách dựa trên 6 bước này và kết hợp với sự sáng tao, doanh nghiệp có thể tạo ra những storyboad hoàn chỉnh cho dự án của mình.  

OES tự hào có đội ngũ nhân sự viết kịch bản, số hóa e-Learning được đào tạo bài bản với nhiều năm kinh nghiệm thực chiến và giàu nhiệt huyết. Nếu quý công ty có nhu cầu số hóa bài giảng hay tư vấn toàn diện về e-Learning, hãy liên hệ ngay với OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo Trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam để được tư vấn nhanh chóng và kịp thời nhé!   

Bài viết liên quan

×
OES

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x