Học tập trực tuyến - Xu hướng giáo dục thời đại 4.0
SELECT MENU

Cộng đồng E-learning

Học tập trực tuyến – Xu hướng giáo dục thời đại 4.0

Học tập trực tuyến đang trở thành một xu hướng giáo dục mới hiện nay. Có rất nhiều trường đại học trên thế giới đã xây dựng thành công môi trường đại học trực tuyến tuyệt vời dành cho sinh viên. Vậy các trường đại học ở Việt Nam đang ở vị trí nào trong xu hướng này? Chúng ta phải làm thế nào để bắt kịp xu hướng thời đại mới?

Xu hướng học tập trực tuyến của các trường trên thế giới

Học trực tuyến (E-learning) là phương pháp học đã áp dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore… Tại Mỹ, khoảng một phần ba sinh viên học online để lấy bằng trực tuyến. Các trường Đại học danh tiếng như Harvard, Pennsylvania, Columbia, MIT… đều có chương trình trực tuyến cho hệ đại học và thạc sĩ. Hiện nay, sinh viên có thể tìm thấy hầu hết tất cả các ngành học với hình thức này như kinh doanh, công nghệ thông tin, điều dưỡng, tài chính…

Đặc biệt, trong những tháng vừa qua của năm 2020, học tập trực tuyến tiếp tục lại trở thành “từ khóa” nóng khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và học sinh, sinh viên phải nghỉ học. Lúc này, các lớp học trực tuyến như một “cứu cánh” giúp nhà trường bảo đảm tiến độ của sinh viên trên trường lớp.

->>>> Hướng dẫn cách học trực tuyến hiệu quả mùa COVID-19

Tại sao nên học tập trực tuyến?

1. Dễ dàng tiếp cận

Người học dễ dàng truy cập E-learning để học nội dung mình mong muốn mọi lúc, mọi nơi, trên mọi thiết bị và không phải đến lớp ngoài giờ.

2. Học tập chủ động

Sinh viên dễ dàng chọn chương trình, tốc độ học tập phù hợp bản thân, có thể học đi học lại để hiểu vấn đề, học vào thời gian rảnh rỗi.

3. Tiết kiệm thời gian

E-learning giúp người học tiết kiệm từ 20% đến 40% thời gian do giảm được thời gian đi lại, thời gian chờ lớp vận hành,…

4. Nội dung hấp dẫn, có tính cập nhật

Bài giảng E-learning đều được nghiên cứu kĩ từ trước để đáp ứng từng nhu cầu nhỏ nhất của người học. Nội dung liên tục được cập nhật.

5. Học tập có sự tương tác, phối hợp

Người học dễ trao đổi với nhau, với giảng viên qua mạng trong quá trình học. Quá trình trao đổi hỗ trợ tích cực cho quá trình học tập của sinh viên.

Tuy nhiên, học tập trực tuyến vẫn có một số nhược điểm sau:

1. Giảm cơ hội học tập, giao tiếp với bạn bè; giảm nhiệt huyết của giảng viên

Hạn chế tương tác giữa các sinh viên và giảng viên, học viên ít có cơ hội trao đổi trực tiếp mà chủ yếu tương tác qua màn hình. Ngoài ra, giảng viên cũng thiếu hứng thú khi không được nhận nhiều phản hồi từ phía sinh viên.

Cách khắc phục

Nhà trường cần khai thác triệt để các công cụ giao tiếp như: boxchat, forum, lớp học ảo realtime,… và gia tăng các yếu tố tương tác cho bài giảng (gamification, quiz, video học tập,…) để tạo điều kiện tương tác tốt nhất cho sinh viên và giảng viên.

2. Nguy cơ bảo mật thông tin

Hiện nay việc thông tin cá nhân bị đánh cắp, lợi dụng để phục vụ cho các hành vi lừa đảo ngày càng nhiều. Khi nhiều người đăng nhập vào hệ thống E-learning, tin tặc có thể truy cập vào hệ thống của các cơ quan, tổ chức, trường học từ khắp nơi trên thế giới dẫn đến nguy cơ bị đánh cắp tài liệu cũng như data của chính các học viên.

Cách khắc phục

Để bảo vệ thông tin, nhà trường nên cài bảo mật 3 lớp: Server – Client – Trong ứng dụng. Đồng thời, công nghệ chữ kí số chống download bài giảng chứa thông tin cũng là giải pháp vô cùng hữu hiệu.

3. Động lực tham gia trọn vẹn lớp học thấp

Một số thống kê chỉ ra rằng, tỉ lệ hoàn thành MOOC (khóa học trực tuyến đại chúng mở) ít hơn 10%. Với E-learning, nhiều ràng buộc học tập được xóa bỏ, khiến sinh viên cũng dễ dàng “luồn lách”, học “đối phó”, trì hoãn làm giảm hiệu quả của khóa đào tạo.

Cách khắc phục

Nhà trường cần thêm các ràng buộc cứng cho học viên mỗi khóa như giới hạn thời gian mở lớp và thời lượng học; đặt các ràng buộc tham gia hoạt động; đặt ra KPI tham gia E-learning hay cài đặt hệ thống thông báo tự động Notification, email nhắc nhở,…

Bên cạnh các ràng buộc cứng mang tính ép buộc và giúp lớp học quy củ, bạn có thể thêm các khích lệ mềm như nội dung phù hợp với các chức danh, tạo không khí lớp học (diễn đàn, bài giảng tương tác, lớp học ảo), bảng xếp hạng thi đua giữa các lớp, khen thưởng cá nhân xuất sắc. 

4. Rào cản về công nghệ

Sự phát triển chóng mặt của công nghệ có thể khiến nhiều người sẽ cảm thấy khó khăn khi tiếp cận với những công cụ, nền tảng mới. Đối với học sinh, sinh viên vốn là những người tiếp cận rất nhanh với công nghệ nên chúng ta không cần quá lo lắng về nhược điểm này. Tuy nhiên, cũng có một số người học lớn tuổi tham gia các lớp học tập trực tuyến, và không phải ai cũng rành về công nghệ.

Cách khắc phục

Để đem lại những trải nghiệm tốt nhất cho người học, nhà trường nên thiết kế LMS học trực tuyến theo hướng tối giản, giao diện thân thiện. Bên cạnh đó, xây dựng chatbot và đội ngũ hỗ trợ giải đáp 24/7 cũng được khuyến khích.

Có thể thấy, hình thức học tập trực tuyến có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với những lớp học truyền thống, còn một số nhược điểm thì vẫn hoàn toàn có cách khắc phục. Đó là lí do một số trường học ở Việt Nam đã nhanh chóng áp dụng E-learning vào việc giảng dạy. Tất nhiên, sinh viên vẫn học tập trên lớp là chủ yếu, kết hợp với học tập trực tuyến để tích lũy thêm kiến thức. Đặc biệt, E-learning đang được các trường đại học áp dụng triệt để vào chương trình đào tạo từ xa.

->>>> Khi hệ thống E-learning lên ngôi, giảng viên có còn quan trọng?

Nhưng, không phải trường nào cũng xây dựng được một hệ thống LMS chuyên nghiệp, hiện đại với đầy đủ tính năng cho sinh viên, dẫn đến khó khăn trong việc học tập và quản lý. Vì vậy, nếu bạn đang cần tìm một nhà cung cấp giải pháp E-learning về dịch vụ hệ thống LMS hay số hóa bài giảng E-learning, hãy liên lạc với OES để được hỗ trợ nhiệt tình bạn nhé!

Xem thêm: Có nên sở hữu riêng một hệ thống E-learning LMS tùy chỉnh?

Bài viết liên quan

×
OES

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học