Trong thời kỳ công nghệ thông tin phát triển, đặc biệt là sau giai đoạn dịch COVID-19, hình thức làm việc từ xa, hay kết hợp (hybrid) đang ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, điều này này cũng đặt ra những thách thức nhất định cho việc đào tạo và phát triển nhân viên tại các doanh nghiệp. Học tập thông qua trải nghiệm được xem là giải pháp linh hoạt để vượt qua những rào cản này. Bằng cách áp dụng phương pháp học tập trải nghiệm một cách bài bản, doanh nghiệp có thể giúp nhân viên của mình nâng cao kỹ năng, kiến thức và tăng cường hiệu suấtcông việc. Vậy, vai trò của học tập trải nghiệm như thế nào trong việc phát triển nhân sự, và làm thế nào để triển khai học tập trải nghiệm trong môi trường đào tạo từ xa? Hãy cùng OES tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm: Experiential Learning: Vai Trò Của Học Tập Trải Nghiệm Và Cách Áp Dụng Trong Tổ Chứ
Tại sao chiến lược học tập trải nghiệm quan trọng đối với doanh nghiệp có nhân viên làm việc từ xa?
Một trong những yếu tố cốt lõi để doanh nghiệp phát triển chính là sự gắn kết nội bộ giữa các nhân viên với nhau và mối quan hệ chặt chẽ giữa nhân viên với doanh nghiệp. Tuy nhiên, với mô hình làm việc từ xa, thách thức lớn nhất là duy trì sự gắn kết mà không có sự tương tác trực tiếp. Để vượt qua những khó khăn đó, các doanh nghiệp đã và đang chuyển đổi sang việc triển khai đào tạo thông qua trải nghiệm như một chiến lược mạnh mẽ, giúp nhân viên không chỉ kết nối mà còn phát triển mối quan hệ làm việc, dù không có mặt trong cùng một không gian văn phòng.
Chiến lược này thúc đẩy sự hợp tác và chia sẻ kiến thức, từ đó tạo điều kiện cho nhóm làm việc cùng nhau tìm ra giải pháp sáng tạo cho các vấn đề. Các hoạt động học tập trải nghiệm cũng làm mạnh thêm tinh thần đồng đội, xây dựng một mạng lưới kết nối mạnh mẽ giữa các nhân viên, vượt qua khoảng cách địa lý.
Ngoài ra, học tập trải nghiệm giúp nhân viên phát triển các kỹ năng mềm quan trọng như giao tiếp, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và ra quyết định. Đối với những người làm việc từ xa, những kỹ năng này trở nên cực kỳ quan trọng, giúp họ tự lập và tương tác một cách hiệu quả trong môi trường không có sự giám sát trực tiếp.Nhờ vào chiến lược học tập qua trải nghiệm, nhân viên không chỉ nâng cao khả năng cá nhân mà còn đóng góp vào việc xây dựng một môi trường làm việc đa dạng, linh hoạt và đầy kết nối.
Xem thêm: Tất Tần Tật Về Mô Hình Học Tập Trải Nghiệm Của David Kolb
4 yếu tố quan trọng trong chiến lược học tập trải nghiệm
Học tập thông qua trải nghiệm không chỉ đơn thuần là phương pháp giáo dục, mà còn cung cấp cho học viên những trải nghiệm thực tế để họ có thể học hỏi và phát triển bản thân trong môi trường doanh nghiệp. Được chứng minh qua thực tiễn, phương pháp này tối ưu hóa việc học tư duy phản biện, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm và giao tiếp. Một trong những mô hình học tập trải nghiệm phổ biến và được nhiều doanh nghiệp và đơn vị đào tạo áp dụng là của David Kolb. Mô hình học tập trải nghiệm của David Kolb được phát triển vào năm 1984, mô tả quá trình học tập thông qua 4 yếu tố như sau:
Tham gia trực tiếp và trải nghiệm thực tế
Việc tương tác trực tiếp và thực hành trải nghiệm thực tế đóng vai trò quan trọng trong nâng cao hiệu quả của chương trình học tập trải nghiệm. Khi học viên tham gia hoạt động đào tạo và tự mình thực hiện kiểm tra và điều chỉnh, họ mới thật sự hiểu bài học một cách thiết thực hoặc hiểu sâu hơn về trải nghiệm hiện tại theo cách riêng của họ. Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình tiếp thu thông tin và kinh nghiệm của học viên. Nếu cần, giảng viên nên hỗ trợ bằng cách cung cấp hướng dẫn như gợi ý, nhưng không nên can thiệp trực tiếp vào việc xử lý tình huống trong hoạt động.
Phân tích và phản hồi theo phương pháp
Với yếu tố này, học viên được đặt vào tình huống cụ thể, sử dụng trải nghiệm cá nhân để suy ngẫm và phân tích, từ đó rút ra bài học cho bản thân. Quá trình này có thể diễn ra cá nhân hoặc nhóm, thông qua thảo luận và phân tích, giúp xác định và giải quyết các vấn đề.
Ví dụ: nếu nhân viên đang được đặt vào tình huống mắc lỗi sai khi tư vấn sản phẩm tới khách hàng, thì đây là lúc họ xác định được những hành vi có thể có vấn đề.
Đánh giá và đo lường
Sau khi có những phân tích của cá nhân, nhân viên có thể sử dụng những quan sát mà họ đã thực hiện trước đó để hình thành những ý tưởng mới và sửa đổi trải nghiệm. Nói cách khác, những nhân viên tham gia đánh giá tình huống và khái niệm hóa những hành động cần thực hiện để đạt được kết quả khác. Ở giai đoạn này, học viên phát triển lý thuyết dựa trên kinh nghiệm của mình và phản ánh cá nhân, kết hợp với suy nghĩ của nhóm, và bắt đầu rút ra kết luận về cách phản ứng của họ trong các tình huống thực tế trong tương lai. Sử dụng ví dụ tương tự như trên, đây là thời điểm mà học viên quyết định những điều chỉnh cần thiết để đảm bảo thành công trong việc bán hàng.
Liên hệ và áp dụng thực tế
Bước cuối cùng, cũng là bước quyết định, học viên sẽ áp dụng lý thuyết vào thực tiễn. Họ cần tự mình phản ánh và đánh giá xem kiến thức và kỹ năng mới học có mang lại kết quả tích cực không, và liệu có cần điều chỉnh gì để phù hợp hơn. Quá trình này có thể diễn ra ngay sau khóa học hoặc mất một thời gian để thấy rõ hiệu quả. Điều quan trọng là học viên có khả năng ghi nhớ và áp dụng những bài học từ trải nghiệm của mình một cách linh hoạt khi đối mặt với các tình huống cần sự thích nghi.
Có thể triển khai học tập trải nghiệm trong môi trường đào tạo từ xa như thế nào?
Mặc dù môi trường đào tạo từ xa có những hạn chế nhất định, nhưng việc triển khai học tập trải nghiệm vẫn hoàn toàn có thể thực hiện được. Mỗi tổ chức đều có mục tiêu và chương trình đào tạo riêng biệt, vì vậy cần phát triển chiến lược đào tạo phù hợp với đặc thù của mình. Do đó, hệ thống quản lý đào tạo (LMS) đóng vai trò then chốt trong việc này.
Hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS) là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều tổ chức nhờ vào tính năng tiện ích của nó. Sử dụng LMS cùng với bài giảng số hóa mang lại lợi ích cho cả giáo viên và học viên, từ đó cải thiện chất lượng đào tạo
Với LMS và bài giảng số hóa, doanh nghiệp có thể tiết kiệm thời gian và công sức nhân lực. Thông qua các định dạng số hóa bài giảng tương tác, người học có thể dễ dàng tiếp cận các trải nghiệm thực tế. Trong khi đó, hệ thống quản lý đào tạo (LMS) không chỉ quản lý và theo dõi quá trình học tập mà còn cung cấp nền tảng lưu trữ nội dung đào tạo số hóa.
Do đó, thay vì ưu tiên lựa chọn một trong hai, doanh nghiệp nên xem xét kết hợp cả hai để đạt hiệu quả tối đa trong hoạt động đào tạo trực tuyến. Sự kết hợp hoàn hảo giữa LMS và nội dung số hóa là chìa khóa để phát triển chiến lược học tập thông qua trải nghiệm đáng giá cho doanh nghiệp.
Nếu Quý doanh nghiệp đang có nhu cầu phát triển học tập thông qua trải nghiệm với bài giảng số hóa và hệ thống quản lý học tập LMS, hãy liên hệ ngay OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo Trực Tuyến để được tư vấn miễn phí bởi đội ngũ chuyên môn dày dặn kinh nghiệm.