Tại sao nên chọn hệ thống quản lý học tập Welearning khi triển khai đào tạo nhân sự?
SELECT MENU

Blog

Tại sao nên chọn hệ thống quản lý học tập Welearning khi triển khai đào tạo nhân sự?

Nếu doanh nghiệp, tổ chức, hoặc chuyên viên L&D đang tìm kiếm một hệ thống quản lý học tập phù hợp với nhu cầu của tổ chức, bạn có bao giờ từng đặt ra câu hỏi: “Hệ thống quản lý học tập cho doanh nghiệp có khác gì so với những nền tảng học trực tuyến (B2C Platform) khác?” và “Nên lựa chọn hệ thống quản lý học tập nào phù hợp với nhu cầu của tổ chức?”. Vậy thì bài viết này chính xác là dành cho bạn! 

Trong bài viết dưới đây, OES sẽ cùng doanh nghiệp, tổ chức, hoặc chuyên viên L&D làm rõ những điểm khác biệt so với những nền tảng học trực tuyến (B2C Platform) quen thuộc, cũng như giải đáp câu hỏi tại sao nên chọn hệ thống quản lý học tập Welearning khi triển khai đào tạo nhân sự. Tìm hiểu ngay dưới đây!

Tìm hiểu thêm: Giải Pháp Toàn Diện Cho Bài Toán Đào Tạo Doanh Nghiệp Với Phần Mềm Quản Lý Đào Tạo

Tổng quan về LMS và Nền tảng học trực tuyến

tai-sao-nen-chon-he-thong-quan-ly-hoc-tap-welearning-khi-trien-khai-dao-tao-nhan-su

Trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển, việc ứng dụng các hệ thống quản lý học tập (Learning Management System – LMS) và nền tảng học trực tuyến vào quy trình đào tạo nhân sự đã trở thành xu hướng tất yếu. 

LMS là một phần mềm giúp quản lý, theo dõi và cung cấp các khóa học đào tạo từ xa. Nó mang lại nhiều lợi ích, từ việc tiết kiệm thời gian và chi phí cho đến cải thiện hiệu quả và chất lượng đào tạo.

Trong khi đó, nền tảng học trực tuyến (B2C Platform) là các nền tảng cho phép người học truy cập vào các khóa học có sẵn, thường được gọi là “chợ khóa học”. 

Không ít người khi mới tiếp cận đến e-Learning đều cho rằng doanh nghiệp có thể sử dụng các nền tảng học trực tuyến cho hoạt động đào tạo của tổ chức. Tuy nhiên cần phải nhìn nhận rằng, các nền tảng học trực tuyến chỉ phát huy tối đa năng lực trong phạm vi kinh doanh khóa học B2C (Business To Consumer), chứ không áp dụng cho toàn việc triển khai vào quản lý đào tạo trong môi trường doanh nghiệp, tổ chức. 

Việc lựa chọn giữa LMS và nền tảng học trực tuyến phụ thuộc vào mục tiêu, quy mô và ngân sách của doanh nghiệp. LMS thường phù hợp với các doanh nghiệp có quy trình đào tạo phức tạp và cần quản lý chi tiết các hoạt động đào tạo. Trong khi đó, nền tảng học trực tuyến thích hợp cho những tổ chức muốn cung cấp các khóa học dễ dàng truy cập và sử dụng. Cụ thể, hãy cùng OES tìm hiểu ở phần tiếp theo nhé.

Xem thêm: Hệ thống LMS là gì? Mọi thứ doanh nghiệp cần biết về phần mềm quản lý đào tạo trực tuyến

Khi nào nên sử dụng LMS hoặc B2C platform? 

Việc lựa chọn giữa Hệ thống quản lý học tập (LMS) và nền tảng B2C (Business-to-Consumer) phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể, mục tiêu đào tạo, và đặc thù của doanh nghiệp. Dưới đây là một số yếu tố cần xem xét để đưa ra quyết định phù hợp:

Tiêu chí 

So sánh 
LMS 

B2C platform 

  Một số hệ thống nổi bật OES Welearning, SABA, Moodle, Blackboard, DOCEBO, SAP Litmos…  Edumall, Kyna, Unica, Hoola… 
Mục đích  – Dành cho các hoạt động quản lý đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp  – Dành cho các hoạt động Sales – Marketing 
Khách hàng  – Các doanh nghiệp, tổ chức triển khai đào tạo nội bộ, hay đào tạo cho khách hàng, đối tác (hình thức B2B)  – Các giảng viên, các cơ sở/ trung tâm kinh doanh khóa học (hình thức B2C) 
Đối tượng thụ hưởng  – Người dùng là các nhân sự đang làm việc tại chính đơn vị triển khai hệ thống quản lý học tập – Người dùng là các khách hàng lẻ mua khóa học của đơn vị triển khai hệ thống 
– Do admin tạo tài khoản (thủ công hoặc upload hàng loạt lên hệ thống)  – Đăng ký tài khoản với hệ thống và được phê duyệt tự động 
– Các user được quản lý theo chức danh, cấp bậc, đơn vị/phòng ban và được phân quyền khác nhau trên hệ thống  – Toàn bộ user đều có tính năng và vai trò như nhau 
– Có thể có lựa chọn đăng ký với hệ thống và được admin phê duyệt hoặc phê duyệt tự động    
Điểm mạnh của hệ thống  Mạnh về quản lý & triển khai:  Mạnh về kinh doanh khóa học: 
– Quản lý user theo chức danh, phòng ban/ đơn vị  – Tạo mã kích hoạt khóa học 
– Quản lý phân quyền theo tính năng và dữ liệu  – Quản lý các hình thức thanh toán: online qua các ví Ngân lượng, VNPay; chuyển khoản, COD 
– Quản lý danh mục, học liệu, khóa học, lớp học, lộ trình  – Thiết lập các chương trình marketing: email MKT, khóa học phễu, các chương trình khuyến mãi/ giảm giá theo đợt, theo combo, theo đối tượng… 
– Quản lý ngân hàng câu hỏi, đề thi, đợt thi/ kiểm tra  – Thiết lập affiliate các chương trình giảm giá, hoa hồng, chiết khấu… 
– Triển khai đào tạo theo lộ trình    
– Triển khai đào tạo kết hợp    
– Triển khai thi/ sát hạch    
– Triển khai các hoạt động truyền thông, liên lạc    
– Triển khai báo cáo phân tích, thống kê    
Hình thức học tập  – Được admin gán vào các khóa học bắt buộc (khóa học lẻ hoặc theo lộ trình) hoặc học viên chủ động đăng ký các khóa học tự do và được admin phê duyệt  – Chọn các khóa học phù hợp, tiến hành mua khóa học để được quyền truy cập và học tập 
Cách thức hiển thị khóa học  – Các khóa học được cá nhân hóa. Chỉ hiển thị các khóa học liên quan đến từng học viên  – Hiển thị toàn bộ khóa học của hệ thống 
Theo dõi tiến độ và thúc đẩy học viên  – Quản lý theo các cấp có thể tracking tiến trình, kết quả học của học viên theo các giai đoạn để thúc đẩy học viên đạt kết quả tốt nhất  – Quản lý hệ thống chỉ thúc đẩy người học mua càng nhiều khóa học càng tốt (qua các chương trình marketing), ít quan tâm đến việc tracking tiến trình cũng như kết quả học tập của người học 
Khả năng tùy biến  – Có thể tùy chỉnh, may đo theo từng doanh nghiệp/ tổ chức để phù hợp với mục đích triển khai đào tạo khác nhau  – Thường theo mô hình SaaS (Software as a Service), sử dụng các tính năng nhà cung cấp đưa ra chung cho tất cả khách hàng 
Khả năng tích hợp  – Dễ dàng tích hợp với các hệ thống quản lý học tập khác sẵn có (HR, ERP,…)  – Hạn chế tích hợp với các hệ thống quản lý sẵn có khác (HR, ERP…) 
USER

(người học) 

– Do admin tạo tài khoản (thủ công hoặc upload hàng loạt lên hệ thống)  – Đăng ký tài khoản với hệ thống và được phê duyệt tự động 
– Các user được quản lý theo chức danh, cấp bậc, đơn vị/phòng ban và được phân quyền khác nhau trên hệ thống  – Toàn bộ user đều có tính năng và vai trò như nhau 
– Có thể có lựa chọn đăng ký với hệ thống và được admin phê duyệt hoặc phê duyệt tự động    
– Quản lý được lộ trình học tập theo chức danh/phòng ban   
Bảo mật   – Bảo mật cao: LMS thường được triển khai trên các máy chủ bảo mật cao, đảm bảo an toàn cho dữ liệu học tập và thông tin người dùng.

   – Quản lý dữ liệu thông minh: Khả năng phân tích, quản lý và backup dữ liệu giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi và quản lý hiệu quả đào tạo.

– Bảo mật học liệu và thi: Hệ thống LMS kiểm soát truy cập, mã hóa nội dung, và sử dụng các biện pháp chống gian lận trong quá trình thi cử như giám sát trực tuyến và giới hạn thời gian thi.

Bảo mật thấp:

– Thường áp dụng mã hóa dữ liệu và sử dụng HTTPS nhưng mức độ bảo mật có thể không nhất quán.

– Không phải nền tảng nào cũng có xác thực đa yếu tố (MFA) và các biện pháp bảo mật tiên tiến.

Quản lý dữ liệu:

– Hệ thống backup dữ liệu có thể không toàn diện hoặc thường xuyên như LMS.

– Theo dõi và quản lý hiệu quả đào tạo không phải là mục tiêu chính, do đó tính năng này có thể hạn chế.

Cách tính chi phí – Theo số lượng người dùng (User): Nhiều nhà cung cấp LMS tính phí dựa trên số lượng người dùng. Chi phí này có thể thay đổi tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp và số lượng người dùng.

– Theo tính năng: Một số hệ thống LMS cung cấp các gói dịch vụ khác nhau với các tính năng đa dạng. Chi phí sẽ tăng lên khi doanh nghiệp chọn các gói dịch vụ có nhiều tính năng cao cấp.

– Miễn phí hoặc tính phí theo gói: Có một số hệ thống LMS miễn phí hoặc tính phí theo gói, giá cả đa dạng tùy theo từng nhà cung cấp.

– Theo khóa học: Người học trả tiền cho từng khóa học mà họ muốn tham gia. Một số nền tảng cho phép người học truy cập vĩnh viễn vào khóa học sau khi đã thanh toán, trong khi một số khác chỉ cho phép truy cập trong một khoảng thời gian nhất định.

– Gói thuê bao (Subscription): Người học trả một khoản phí hàng tháng hoặc hàng năm để truy cập không giới hạn vào tất cả hoặc một phần các khóa học trên nền tảng.

Việc lựa chọn LMS phù hợp phụ thuộc vào nhu cầu và mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân học viên. Doanh nghiệp cần cân nhắc các yếu tố như số lượng người dùng, ngân sách, tính năng cần thiết, khả năng tích hợp với hệ thống hiện có, v.v.. Hiểu rõ đặc điểm và yêu cầu của tổ chức sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn trong việc chọn lựa công cụ hỗ trợ đào tạo hiệu quả nhất.

Tóm lại, LMS và nền tảng học trực tuyến đều mang lại những lợi ích đáng kể cho việc đào tạo nhân sự. Tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp, việc lựa chọn công cụ phù hợp sẽ giúp tối ưu hóa hiệu quả đào tạo, nâng cao kỹ năng nhân viên và từ đó, thúc đẩy sự phát triển bền vững của tổ chức. 

Xem thêm: Các hệ thống LMS tốt nhất Việt Nam

Tại sao nên sử dụng hệ thống quản lý học tập Welearning cho đào tạo nhân sự tại doanh nghiệp? 

Welearning là một hệ thống quản lý học tập (LMS) được OES thiết kế để đáp ứng nhu cầu đào tạo của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Với những tính năng vượt trội và khả năng tùy chỉnh cao, Welearning không chỉ hỗ trợ học viên trong quá trình học tập mà còn giúp quản trị viên quản lý và theo dõi hiệu quả đào tạo một cách dễ dàng và hiệu quả. Dưới đây là những lý do cụ thể vì sao nên sử dụng Welearning cho đào tạo nhân sự tại doanh nghiệp.

Ưu điểm hệ thống quản lý học tập từ vị trí quản trị viên 

Thứ nhất, quản lý người dùng hiệu quả:

  • Tạo và quản lý tài khoản dễ dàng: Quản trị viên có thể dễ dàng tạo và quản lý tài khoản học viên, phân loại theo các nhóm, phòng ban hoặc chức danh khác nhau.
  • Phân quyền chi tiết: Hệ thống cho phép phân quyền chi tiết, giúp quản trị viên kiểm soát quyền truy cập và sử dụng của từng học viên, đảm bảo an ninh và hiệu quả quản lý.

Thứ hai, tạo và quản lý khóa học:

  • Linh hoạt trong việc tạo khóa học: Quản trị viên có thể tạo mới và quản lý các khóa học một cách linh hoạt, từ việc thêm tài liệu, thiết lập các mô-đun học tập đến theo dõi tiến độ học tập của học viên.
  • Tổ chức các khóa học trực tuyến và trực tiếp: Hệ thống hỗ trợ tổ chức các khóa học trực tuyến qua nền tảng Zoom hoặc các buổi học trực tiếp tại lớp học, đáp ứng đa dạng nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp.

Thứ ba, quản lý và phân tích dữ liệu:

  • Báo cáo chi tiết: Hệ thống cung cấp các báo cáo chi tiết giúp quản trị viên theo dõi tiến độ học tập, kết quả kiểm tra của học viên và hiệu quả của các khóa học.
  • Phân tích dữ liệu học tập: Khả năng phân tích dữ liệu học tập giúp xác định những điểm mạnh và yếu của chương trình đào tạo, từ đó đưa ra các điều chỉnh kịp thời và hợp lý.

Thứ tư, bảo mật và an toàn:

  • Bảo mật cao: Welearning được triển khai trên các máy chủ bảo mật cao, đảm bảo an toàn cho dữ liệu học tập và thông tin cá nhân của học viên.
  • Sao lưu và phục hồi dữ liệu: Tính năng sao lưu và phục hồi dữ liệu giúp đảm bảo thông tin không bị mất mát, giữ cho hoạt động đào tạo không bị gián đoạn.

Thứ năm, tùy chỉnh theo nhu cầu doanh nghiệp:

  • Tùy chỉnh giao diện và tính năng: Welearning hỗ trợ tùy chỉnh giao diện và tính năng theo nhu cầu riêng của từng doanh nghiệp, giúp tối ưu hóa quy trình đào tạo và phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.
  • Tích hợp với các hệ thống khác: Hệ thống dễ dàng tích hợp với các hệ thống quản lý nhân sự (HRM) và các công cụ khác, tạo sự liên kết chặt chẽ trong hoạt động quản lý và đào tạo nhân sự.

Ưu điểm hệ thống quản lý học tập từ vị trí học viên  

Thứ nhất, giao diện thân thiện với người dùng:

  • Dễ sử dụng và trực quan: Giao diện của Welearning được thiết kế để học viên có thể dễ dàng đăng nhập, tìm kiếm và tham gia các khóa học mà không gặp khó khăn.
  • Trải nghiệm người dùng tối ưu: Từ việc đăng ký tài khoản đến theo dõi tiến độ học tập, mọi bước đều được thiết kế đơn giản và logic, giúp học viên tập trung vào việc học.

Thứ hai, tài liệu học tập đa dạng:

  • Hỗ trợ nhiều định dạng tài liệu: Welearning cho phép học viên truy cập các tài liệu học tập dưới nhiều định dạng khác nhau như video, SCORM, xAPI, tài liệu văn bản (Doc, PDF), giúp họ học theo cách phù hợp nhất với mình.
  • Chia nhỏ mô-đun học tập: Các khóa học được chia nhỏ thành các mô-đun, giúp học viên dễ dàng nắm bắt kiến thức theo từng phần nhỏ, tăng cường hiệu quả học tập.

Thứ ba, tính năng học tập tương tác:

  • Diễn đàn và bảng thảo luận: Học viên có thể trao đổi kiến thức và kinh nghiệm với nhau thông qua các diễn đàn và bảng thảo luận tích hợp sẵn trên hệ thống.
  • Bài kiểm tra và kỳ thi trực tuyến: Hệ thống cung cấp các công cụ để tạo bài kiểm tra và kỳ thi, giúp học viên tự đánh giá năng lực của mình và cải thiện kết quả học tập.

Thứ tư, truy cập mọi lúc, mọi nơi:

  • Hỗ trợ đa thiết bị: Học viên có thể truy cập Welearning từ nhiều thiết bị khác nhau như máy tính, điện thoại di động và máy tính bảng, giúp họ học tập linh hoạt theo lịch trình cá nhân.
  • Tính năng học tập ngoại tuyến: Học viên có thể tải trước tài liệu học tập và tiếp tục học ngay cả khi không có kết nối internet.

Kết

Nhìn chung, Welearning không chỉ là một nền tảng LMS thông thường, mà còn là một giải pháp toàn diện cho việc đào tạo nhân sự tại doanh nghiệp. Với những ưu điểm vượt trội từ cả góc độ học viên và quản trị viên, Welearning giúp nâng cao hiệu quả đào tạo, tối ưu hóa quy trình quản lý và mang lại giá trị bền vững cho doanh nghiệp. Việc sử dụng Welearning sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý, theo dõi và cải thiện chất lượng đào tạo nhân sự, góp phần vào sự phát triển và thành công của tổ chức.

Nếu quý vị đang tìm kiếm đơn vị cung cấp hệ thống LMS toàn diện, đừng ngần ngại LIÊN HỆ NGAY tới OES – Công ty CP Dịch vụ Đào tạo trực tuyến hàng đầu Việt Nam để nhận được tư vấn nhanh chóng và kịp thời.

Bài viết liên quan

×
OES

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x