Được dự đoán sẽ đạt giá trị 325 tỷ USD vào năm 2025, thị trường e-Learning đã tăng trưởng gần gấp đôi so với giá trị đạt được ở thập kỷ trước. Sự phát triển này không chỉ đến từ xu hướng chuyển đổi số toàn cầu, mà còn đến từ những tác nhân khách quan khác như đại dịch COVID-19. Nhưng song song với sự phủ sóng ngày càng lớn của e-Learning, vẫn có khá nhiều nhầm lẫn xoay quanh những khái niệm, đặc điểm… của hình thức đào tạo này. Cùng OES tìm hiểu hệ thống e-Learning là gì và những điều cần biết về thị trường đầy tiềm năng này nhé!
Xem thêm: Hệ thống LMS là gì? Mọi thứ doanh nghiệp cần biết về phần mềm quản lý đào tạo trực tuyến
Khái niệm e-Learning
Khái niệm
e-Learning (electronic learning) là một phương thức đào tạo trực tuyến thông qua các thiết bị kết nối mạng với máy chủ ở nơi khác có lưu trữ các bài giảng điện tử, phần mềm cần thiết để tương tác với học viên từ xa, giúp giảm thiểu chi phí, tiết kiệm thời gian, chủ động trong học tập.
Các hình thức e-Learning
Hình thức học trực tuyến đồng bộ
Học trực tuyến đồng bộ cho phép nhóm học viên tham gia vào một hoạt động học tập cùng lúc, từ bất kỳ đâu trên thế giới. Cách tiếp cận này thường được thực hiện qua các cuộc trò chuyện thông qua lớp học trực tuyến (qua các nền tảng như Zoom, Google Meet…), livestream hay webinar, …
Bên cạnh đó với hình thức học trực tuyến đồng bộ, các học viên và giáo viên có thể đặt câu hỏi và nhận được câu trả lời ngay lập tức hoặc để lại ý kiến dưới khung trò chuyện để trả lời sau. Những ưu điểm đáng kể trên khiến cách tiếp cận học trực tuyến này đang ngày càng phát triển nhanh chóng với sự tăng trưởng đáng kể của công nghệ giáo dục.
Trước khi mạng máy tính được phát minh vào những năm 1960, việc kết nối giữa người học và người đào tạo từ bất kỳ đâu trên thế giới là không thể. Ngày nay, e-Learning đã giải quyết được vấn đề này và được xem là một lợi thế, vì nó loại bỏ nhiều nhược điểm của hình thức học truyền thống, chẳng hạn như không cần phải di chuyển quá nhiều nhưng vẫn có thể học từ các chuyên gia nổi tiếng, những người có cùng sở thích và kiến thức,…
Các hình thức học trực tuyến đồng bộ sẽ là một trong những loại hình học tập phổ biến nhất và phát triển nhanh nhất trong tương lai.
Hình thức học trực tuyến không đồng bộ
Hình thức học trực tuyến không đồng bộ tập trung vào việc giúp học viên có thể chủ động lựa chọn thời gian và khung giờ học phù hợp với lịch trình cá nhân của mình. Điều này làm cho hình thức này trở thành sự lựa chọn phổ biến của các nhân viên trong các doanh nghiệp muốn học thêm kiến thức và kỹ năng hoặc áp dụng trực tiếp vào đào tạo doanh nghiệp.
Trước đây, vấn đề kết nối mạng máy tính khiến tất cả các hình thức học trực tuyến đều là không đồng bộ. Tuy nhiên, hiện nay, sự phát triển của internet đã làm cho việc lựa chọn giữa học trực tuyến đồng bộ và không đồng bộ trở nên khó khăn hơn do mỗi loại hình đều có những ưu điểm và hạn chế riêng của nó.
Tổng quan về thị trường e-Learning
Thị trường e-Learning thế giới
Hiện nay, thị trường e-Learning trên toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ. Theo một báo cáo của ResearchAndMarkets.com, thị trường e-Learning toàn cầu được dự báo sẽ tăng trưởng với tỷ suất CAGR (tỷ suất tăng trưởng hàng năm) 9,1% trong giai đoạn từ 2021 đến 2026. Đến nay, e-Learning đã ghi tên mình vào bản đồ các ngành công nghiệp sôi động nhất thế giới.
Nhiều yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường này, bao gồm sự gia tăng của ngành công nghiệp giáo dục và đào tạo, sự bùng nổ của công nghệ số, sự gia tăng của nhu cầu về học tập trực tuyến, và tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí và thời gian.
Thị trường e-Learning cũng đang chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà cung cấp nội dung và nền tảng học trực tuyến, với sự xuất hiện của nhiều công ty lớn, chẳng hạn như Coursera, Udemy, LinkedIn Learning, và Skillshare. Theo đó, các khóa học trực tuyến từ các hệ thống học trực tuyến này cung cấp đa dạng về nội dung, từ các chủ đề học thuật đến các kỹ năng cần thiết cho công việc, và đáp ứng nhu cầu học tập của đa dạng đối tượng, bao gồm sinh viên, nhân viên văn phòng, chuyên gia kỹ thuật, và nhiều người khác.
Thị trường e-Learning Việt Nam
Bước vào giai đoạn kinh tế tri thức, mô hình giáo dục trực tuyến xuất hiện và trở thành một xu thế phát triển tất yếu của các nước trên thế giới. Mặc dù là quốc gia đang phát triển song Việt Nam đã nhanh chóng bắt nhịp xu hướng này và là thị trường tiềm năng của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Việt Nam đang được coi là một thị trường tiềm năng để phát triển e-Learning bởi vì hơn 60% dân số sử dụng Internet và người dùng chủ yếu là giới trẻ với nhu cầu học tập cao. Bên cạnh đó, theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chi tiêu cho giáo dục chiếm tỷ lệ 5,8% GDP và 20% tổng chi ngân sách. Vì vậy, e-Learning không chỉ là sân chơi hấp dẫn của những tên tuổi đã có uy tín trong lĩnh vực này từ những ngày đầu phát triển mà còn thu hút sự quan tâm của nhiều start-up Việt Nam và các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp đến từ Singapore. Theo thống kê đến cuối năm 2016, đã có 309 dự án đầu tư vào e-Learning tại Việt Nam với tổng số vốn đăng ký là hơn 767 triệu USD. Dòng vốn đầu tư này được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng trong những năm tiếp theo.
Được đánh giá là có tốc độ tăng trưởng khá nhanh so với các nước trong khu vực, tuy nhiên thị trường e-Learning Việt Nam vẫn chưa khai thác hết tiềm năng do số doanh nghiệp, trường đại học tổ chức đào tạo trực tuyến chưa nhiều và số lượng học viên tham gia còn hạn chế.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên được cho là do các công ty giáo dục trực tuyến ở Việt Nam phát triển một cách tự phát, dẫn đến thị trường e-Learning Việt Nam chỉ mới phát triển về mặt số lượng nhưng thiếu yếu tố chất lượng, do đó hiệu quả mang lại còn chưa cao. Bên cạnh đó, hệ thống giáo dục trực tuyến đòi hỏi cơ sở dữ liệu lớn, an ninh mạng bảo mật, đường truyền tốc độ cao và đội ngũ hỗ trợ vận hành chuyên nghiệp. Tuy nhiên, khả năng đáp ứng các yêu cầu trên của các công ty trong nước là chưa cao, thiếu cả nguồn lực tài chính, công nghệ và đội ngũ kỹ thuật.
Trong những năm gần đây, những công ty lớn, uy tín về lĩnh vực triển khai e-Learning dành cho doanh nghiệp tại Việt Nam đang dần cải thiện và khắc phục những vấn đề tồn tại, gia tăng sức hút với lượng lớn người dùng là tổ chức, công ty trên cả nước có thể kể đến như OES, Amber, Kanabiz,…
Xem thêm: Thị trường edTech Việt Nam: Xu hướng, Quy mô & Cơ hội tăng trưởng của ngành
Các giai đoạn phát triển e-Learning
Giai đoạn 1 (1990 – 2000)
Trong giai đoạn đầu tiên của sự phát triển e-Learning (từ khoảng năm 1990 đến năm 2000), e-Learning chủ yếu dựa trên các phần mềm đào tạo trên máy tính (CBT – Computer-Based Training) và phần mềm học trực tuyến (WBT – Web-Based Training).
- Phần mềm đào tạo trên máy tính (CBT) được thiết kế để giảng dạy các kỹ năng cụ thể thông qua các bài giảng, bài kiểm tra và các tài liệu học tập. Các phần mềm này có thể được cài đặt trên máy tính cá nhân hoặc các thiết bị đào tạo khác.
- Phần mềm học trực tuyến (WBT) được truy cập thông qua Internet và cho phép học viên truy cập và hoàn thành các bài học trực tuyến từ bất kỳ đâu và bất kỳ khi nào. Các bài học thường được trình bày dưới dạng văn bản, hình ảnh và video.
Tuy nhiên, các giải pháp này không đáp ứng được nhu cầu đào tạo phức tạp hơn, cần đòi hỏi sự tương tác và phản hồi từ giảng viên hoặc đồng nghiệp và các công nghệ hỗ trợ học tập không được phát triển đầy đủ.
Giai đoạn 2 (2000 – 2010)
Ở giai đoạn 2, các hệ thống quản lý học tập (LMS – Learning Management Systems) đã trở thành công cụ quản lý và triển khai các khóa học trực tuyến. LMS cho phép giảng viên, nhà quản lý và học viên quản lý và truy cập các khóa học trực tuyến thông qua một nền tảng trực tuyến. Các tính năng của LMS bao gồm quản lý đăng ký, quản lý học tập, quản lý nội dung, đánh giá và theo dõi tiến độ học tập của học viên.
Ngoài ra, e-Learning cũng đã kết hợp với các công nghệ mới như mobile learning (học tập trên di động), podcasting và các công nghệ xã hội để tăng cường tính tương tác và phản hồi trong quá trình học tập.
Các hệ thống mobile learning cho phép học viên truy cập và hoàn thành các bài học trực tuyến từ điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng. Podcasting cho phép giảng viên tạo ra các bài giảng âm thanh hoặc video và chia sẻ trên nền tảng podcast. Các công nghệ xã hội, chẳng hạn như các diễn đàn trực tuyến, blog và mạng xã hội, cho phép học viên tương tác với giảng viên và đồng nghiệp và chia sẻ kiến thức của mình.
Giai đoạn 3 (2010 – 2020)
Trong giai đoạn thứ ba của sự phát triển e-Learning (từ khoảng năm 2010 đến năm 2020), e-Learning đã trở thành một phần không thể thiếu của giáo dục và đào tạo. Các giải pháp e-Learning hiện đại đã phát triển vượt bậc với sự kết hợp của nhiều công nghệ và xu hướng mới. Đặc biệt, học tập qua điện thoại di động trong giai đoạn này phát triển mạnh mẽ, tập trung về góc độ hành vi và đáp ứng nội dung giáo dục.
Ngoài ra, e-Learning còn được kết hợp với các xu hướng khác như học tập liên tục (continuous learning), học tập kết hợp (blended learning) và học tập xã hội (social learning). Học tập liên tục (continuous learning) tập trung vào việc nâng cao kỹ năng và kiến thức của học viên trong suốt quá trình làm việc. Còn học tập kết hợp (blended learning) là sự kết hợp giữa học online và offline để tạo ra trải nghiệm học tập toàn diện hơn. Trong khi đó, học tập xã hội (social learning) tập trung vào tương tác và chia sẻ kiến thức giữa các học viên và giảng viên.
Giai đoạn 4 (2020 – nay)
Giai đoạn thứ tư của sự phát triển e-Learning (từ năm 2020 đến hiện tại) được đánh dấu bởi sự gia tăng của học tập trực tuyến do tác động của đại dịch COVID-19. E-Learning đã trở thành một phương tiện học tập chính thức và được ưu tiên sử dụng bởi nhiều tổ chức giáo dục và doanh nghiệp trên toàn thế giới.
Các giải pháp học tập trực tuyến cũng được cải tiến với sự phát triển của các công nghệ mới như học tập dựa trên trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo và học tập tự động. Những công nghệ này cung cấp cho học viên những trải nghiệm học tập tương tác và tùy chỉnh linh hoạt hơn.
Các học thuyết về đào tạo trực tuyến
Thuyết hành vi
Áp dụng trong đào tạo trực tuyến được các nhà nghiên cứu phát triển dựa trên hành vi, thói quen, sở thích và tâm lý của đối tượng học viên để xây dựng môi trường học tập ảo phù hợp.
Trong môi trường này, học viên sẽ được đào tạo, huấn luyện và thực hành theo các kiểu trò chơi nhập vai, hoàn thành nhiệm vụ và nhận phần thưởng xứng đáng.
Phương pháp ứng dụng thuyết hành vi này sẽ đem lại nhiều thành công cho các nhà đào tạo, khi mà sự hứng thú, trí tò mò và năng lực khám phá của học viên được kích thích ở mức độ cao.
Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những tiềm năng của người học không có cơ hội thể hiện ở trong thế giới thật lại được bộc lộ hết mức trong thế giới ảo.
Thuyết nhận thức
Được áp dụng trong đào tạo trực tuyến theo cách nhà đào tạo xây dựng bài giảng, bài thực hành mô phỏng có kết hợp âm thanh, hình ảnh, hoạt hình, video và những nội dung mang tính tương tác nhằm kích thích sự hưng phấn của người học thông qua hai kênh nghe và nhìn.
Các nội dung học tập được trình bày một cách rõ ràng và phù hợp với năng lực tiếp thu kiến thức của người học.
Việc áp dụng thuyết này có ý nghĩa rất lớn trong việc hỗ trợ quá trình học tập của người học thông qua phương pháp học tập tình huống, phương pháp phát hiện vấn đề để phát triển các kỹ năng và kiến thức cho người học.
Thuyết kiến tạo
Được áp dụng trong đào tạo trực tuyến nhằm kiến tạo thông qua trải nghiệm của người học với môi trường học tập sáng tạo, khuyến khích sự chủ động của người học.
- Người học là chủ thể của hoạt động, tự chủ, tự xây dựng và thực hiện muc tiêu, phương pháp học tập.
- Người dạy đóng vai trò là người hướng dẫn, định hướng người học khám phá kiến thức.
Tại sao e-Learning ngày càng phát triển?
Tại thời điểm hiện tại, e-Learning đang ngày càng có những bước tiến lớn, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động đào tạo nói chung và đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong phạm vi doanh nghiệp nói riêng. Không quá khi nói rằng sự xuất hiện và phát triển của e-Learning đã giúp ngành đào tạo khoác lên một chiếc áo mới.
Tính thuận lợi và tính kinh tế
Lợi ích lớn nhất và dễ nhận thấy nhất mà e-Learning mang lại chính là sự thuận lợi. Song song với sự lan rộng ngày một lớn của xu hướng Hybrid Working (làm việc linh hoạt, kết hợp giữa làm việc tại văn phòng và làm việc từ xa), các hoạt động đào tạo cũng cần phải đáp ứng được nhu cầu của người học về tính thuận lợi. e-Learning cho phép học viên có thể học bất cứ khi nào và ở đâu, chỉ cần có kết nối Internet.
Chi phí thấp
Học trực tuyến thường có chi phí thấp hơn so với các khóa học truyền thống do không cần đầu tư vào vật liệu giảng dạy và không cần trả tiền cho phòng học hoặc các chương trình giáo dục tương tự.
Sự phát triển của công nghệ
Công nghệ đã đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển e-Learning. Việc sử dụng các công nghệ như video học trực tuyến, diễn đàn trực tuyến, phần mềm học tập tự động, và các công cụ tương tác giúp tăng tính tương tác và hiệu quả trong quá trình học tập.
Xem thêm: Hệ thống e-Learning đã cải thiện nhược điểm của đào tạo truyền thống như thế nào?
5 sai lầm cần tránh khi lựa chọn hệ thống LMS trong quá trình triển khai e-Learning
Một hệ thống e-Learning hoàn chỉnh bao gồm nhiều thành tố khác nhau, trong đó hệ thống LMS được coi là một trong những thành phần quan trọng và cần ưu tiên triển khai sớm nhất, bởi học viên sẽ tiếp xúc với hệ thống đầu tiên khi tiếp nhận đào tạo. Để sở hữu được hệ thống quản lý đào tạo đạt hiệu quả cao nhất, doanh nghiệp sẽ cần chú ý 5 sai lầm cần tránh sau:
Không nghiên cứu kỹ nhà cung cấp
Đánh giá năng lực của nhà cung cấp LMS là một trong những bước quan trọng nhất mà doanh nghiệp cần chú ý khi triển khai hệ thống e-Learning. Bởi ngoài những tiêu chí chung thường thấy ở mọi hệ thống quản lý đào tạo, LMS còn mang “hơi thở riêng” của từng nhà cung cấp.
Để đánh giá đâu là một đơn vị cung cấp LMS phù hợp, doanh nghiệp có thể dựa trên một số các tiêu chí: tính năng chính/nổi bật, chi phí, chính sách chăm sóc khách hàng, khả năng hỗ trợ kỹ thuật, kết quả có thể đạt được… thông qua đánh giá của khách hàng cũ, hồ sơ năng lực, các buổi Q&A, tư vấn…
Không phải “càng nhiều càng tốt”
Việc triển khai đào tạo nói chung và hệ thống e-Learning nói riêng là một kế hoạch dài hơi, do vậy phương án thực hiện cũng phải yêu cầu một định hướng dài hạn.
Thứ nhất, cần xây dựng một lộ trình rõ ràng và phù hợp. Doanh nghiệp nên lựa chọn nhà cung cấp LMS có thể đưa ra giái pháp phù hợp với những mục tiêu L&D dài hạn của mình thay vì chỉ giải quyết những vấn đề trước mắt.
Thứ hai, cần hiệu quả thay vì “nhồi nhét” nhiều tính năng. Có một thực tế là ngày càng nhiều tính năng mới được triển khai, theo một lẽ dĩ nhiên, giúp cho hệ thống LMS của riêng đơn vị cung cấp và toàn bộ lĩnh vực e-Learning có những bước chuyển mới. Tuy vậy, không phải cứ nhiều tính năng là sẽ tỷ lệ thuận với hiệu quả. Việc của doanh nghiệp chính là tránh khỏi chiếc bẫy “càng nhiều càng tốt”, bởi đôi khi sự choáng ngợp về công nghệ sẽ không thể mang lại hiệu quả như mong muốn vì sự thiếu phù hợp giữa nhu cầu và giải pháp.
Hạn chế về quyền quản trị
LMS là hệ thống quản lý đào tạo. Do vậy, tính năng quản trị là yếu tố quan trọng bậc nhất quyết định LMS đó có hiệu quả hay không. Doanh nghiệp nên tránh lựa chọn những hệ thống LMS mà quyền quản trị bị hạn chế hoặc không được phân cấp rõ ràng. Bởi những điều này sẽ gây ra rất nhiều rắc rối khi sử dụng thực tế như chồng chéo quyền quản lý, mất dữ liệu do tác động bởi quản trị viên khác….
Tiềm tàng chi phí ẩn
Có không ít bên cung cấp hệ thống LMS với mức chi phí rất hấp dẫn, nhưng lại không đề cập đến những khoản chi phí có thể phát sinh trong quá trình triển khai. Điều này có thể khiến ngân sách dành cho LMS tăng lên vượt mức cho phép và ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả đào tạo mà doanh nghiệp mong muốn. Do đó, doanh nghiệp cần làm rõ những khoản chi phí nào được tính là trọn gói, khoản chi phí nào có thể phát sinh và mức thay đổi là bao nhiêu để lựa chọn phương án phù hợp nhất.
Thiếu khả năng hỗ trợ
Triển khai hệ thống LMS cho hoạt động e-Learning không phải là một hoạt động mang tính thời điểm, mà là một quá trình với sự tham gia của nhiều đối tượng khác nhau. Việc hỗ trợ kịp thời từ phía nhà cung cấp là một yếu tố ngày càng được đánh giá quan trọng không kém những tính năng mà LMS sở hữu, đôi khi còn vượt trên tất cả. Những phản hồi hỗ trợ kịp thời có thể giúp doanh nghiệp xử lý những phát sinh xảy ra, hạn chế những rủi ro ảnh hưởng đến kết quả đào tạo nhân sự.
Xem thêm: Lựa chọn đơn vị thiết kế bài giảng e-Learning – 3 yếu tố quan trọng doanh nghiệp cần nắm rõ
Kết luận
Trong thời đại kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ như hiện nay, hệ thống e-Learning đã trở thành một phương tiện học tập không thể thiếu trong hệ thống giáo dục và đào tạo. Việc sử dụng công nghệ để tạo ra các nội dung học tập tương tác và trực quan giúp học viên tiếp cận kiến thức dễ dàng hơn, đồng thời cũng đáp ứng được sự linh hoạt trong học tập của người học.
Để được tư vấn về phương thức học tập/đào tạo kết hợp và hỗ trợ xây dựng hệ thống phần mềm e-Learning, hãy liên hệ ngay với OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ đào tạo trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam!
Mã ID: 19006100