Xu hướng e-Learning, hay học tập trực tuyến, đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay. Với sự phổ biến của Internet và các công nghệ số, hệ thống e-Learning đã trở thành một phương thức giáo dục và đào tạo tiên tiến, mang lại nhiều lợi ích và tiềm năng cho người học và các tổ chức, doanh nghiệp trên khắp thế giới. Không nằm ngoài xu thế, các tổ chức phi chính phủ đã ứng dụng e-Learning như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Xem thêm: Xu hướng e-Learning trong đào tạo nội bộ trên thế giới 2023
Hệ thống e-Learning là gì?
Hệ thống e-Learning (hay học tập trực tuyến) là giải pháp giáo dục và đào tạo sử dụng kết nối mạng Internet để cung cấp dịch vụ học tập, tham khảo tài liệu, và trao đổi giữa học viên và giảng viên mà không cần gặp mặt trực tiếp. Ở một khái niệm rộng hơn, e-Learning còn là một môi trường học tập bao gồm các công nghệ lưu trữ và truyền tải dữ liệu. Tại đây, học viên không chỉ có thể tương tác với nhau mà còn có thể tương tác trực tiếp với hệ thống đào tạo trực tuyến.
NGOs – Họ là ai?
NGOs (Non-governmental organization) là những tổ chức không thuộc quyền quản lý của chính phủ, hoạt động trong nhiều lĩnh vực như phát triển cộng đồng, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, môi trường,… với những đóng góp tích cực vào xã hội. Với mục đích hướng tới phát triển xã hội, tập trung vào những hoàn cảnh khó khăn hay đối tượng yếu thế, NGOs thường nhận được sự ủng hộ từ các nhà tài trợ hay cộng đồng.
Mặc dù vậy, các tổ chức phi chính phủ cũng phải đối mặt rất nhiều thách thức trong hoạt động của mình. Có thể kể đến một số thách thức như:
- Tài chính: Do hoạt động không nhằm mục đích thu lợi nhuận nên NGOs thường phụ thuộc khá nhiều vào nguồn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân hay chính phủ. Việc đảm bảo nguồn lực, tài chính và sự hỗ trợ liên tục trong dài hạn là chính một thách thức lớn đối với NGOs.
- Quản lý nhân sự: Do tính chất hoạt động ở những nơi có văn hóa và thói quen khác nhau, nên việc quản lý và hợp tác giữa các nhân viên trở nên khó khăn. Nhất là đối với các tổ chức hoạt động trên quy mô quốc tế, khi phải làm việc với những tình nguyện viên hay đội ngũ nhân sự đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau.
- Sự cạnh tranh từ những tổ chức khác nhau: Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của những tổ chức phi chính phủ cũng như các doanh nghiệp hay tổ chức từ thiện xã hội đã đặt áp lực lên NGOs đang hoạt động trong một môi trường cạnh tranh với nhiều tổ chức khác nhau, từ các doanh nghiệp đến các tổ chức từ thiện. Điều này có thể đặt áp lực lên các NGOs trong việc cạnh tranh để thu hút nguồn lực hay sự chú ý của công chúng về các hoạt động của mình
- Các yêu cầu về kỹ năng và trình độ: Đội ngũ nhân viên và tình nguyện viên của NGOs cũng cần có đủ năng lực, kỹ năng (như ngoại ngữ, quản lý dự án, giao tiếp hiệu quả,…) để hoàn thiện các dự án, chương trình. Quy mô hoạt động càng lớn, NGOs sẽ càng phải đối mặt với những thách thức về địa lý, đánh giá kết quả đào tạo nhân sự đảm bảo hoạt động hiệu quả và đáp ứng được mục tiêu đề ra.
NGOs ứng dụng hệ thống e-Learning như thế nào?
Hiện nay, hệ thống e-Learning là một công cụ mạnh mẽ được ứng dụng trong nhiều tổ chức phi chính phủ (NGOs). e-Learning chính là một trong những giải pháp hiệu quả có thể giúp NGOs khắc phục các thách thức như quản lý, đào tạo nhân sự, cạnh tranh, truyền thông hay đo lường hiệu quả dự án,… . Vậy các tổ chức phi chính phủ đã sử dụng hệ thống e-Learning như thế nào để đạt được mục tiêu của mình?
Giám sát và đánh giá hoạt động với hệ thống e-Learning
Với hệ thống học tập trực tuyến, NGOs thường áp dụng để giám sát và đánh giá hiệu quả các chương trình và dự án của họ. Với những cuộc khảo sát trực tuyến, Q&A,… các tổ chức phi chính phủ sẽ dễ dàng thu thập phản hồi từ những đối tượng hưởng lợi và các bên liên quan để đo lường hiệu quả hoạt động của mình. Nhờ vậy, NGOs sẽ dễ dàng chứng minh được những tác động và kết quả của các dự án đã được thực hiện đối với các nhà tài trợ hay chính phủ.
Quản lý đào tạo nhân sự với hệ thống e-Learning
Một trong những mục đích hàng đầu mà NGOs ứng dụng hệ thống e-Learning chính để quản lý nhân sự của mình. Đây là một vấn đề quan trọng trong các tổ chức phi chính phủ, vì họ cần phải đào tạo và phát triển nhân lực của mình để đáp ứng các mục tiêu và nhiệm vụ của tổ chức. Hệ thống e-Learning cung cấp một nền tảng trực tuyến để NGOs có thể tổ chức đào tạo, đánh giá kết quả và phát triển nhân viên của mình một cách hiệu quả.
Truyền thông, vận động chính sách
Các tổ chức phi chính phủ có thể sử dụng hệ thống e-Learning để nâng cao nhận thức cho cộng đồng về mục đích và cũng như những thông tin về chiến dịch hoạt động của họ. Thông qua các khóa học trực tuyến, hội thảo trên web hay các tài nguyên giáo dục, công chúng sẽ dễ dàng hiểu các vấn đề mà tổ chức đang hướng tới giải quyết hay các cách thức mà họ có thể tham gia những hoạt động này.
Cung cấp dịch vụ giáo dục, đào tạo
e-Learning cũng được ứng dụng một cách sáng tạo trong việc cung cấp giáo dục và đào tạo cho những cá nhân ở những vùng sâu, vùng xa hoặc có hoàn cảnh khó khăn. Thay vì phương pháp truyền thống, các tổ chức phi chính phủ có thể cung cấp các khóa học đào tạo từ xa để tiếp cận đến nhiều đối tượng hơn, nhất là đối với những hoàn cảnh không đủ điều kiện thể tham gia học tập trực tiếp. Đây chính là sự linh hoạt và tiện lợi của e-Learning, giúp mở rộng kiến thức và cung cấp cơ hội học tập cho mọi người, không phân biệt vị trí hay điều kiện kinh tế.
Case study của Room to Read
Room to Read là tổ chức phi lợi nhuận thành lập năm 2000, với mục đích tập trung vào việc cải thiện khả năng đọc viết và bình đẳng giới trong giáo dục ở các quốc gia thu nhập thấp. Room to Read đã triển khai nền tảng học tập trực tuyến Literacy Cloud – nơi lưu trữ hàng trăm cuốn sách dành cho trẻ em trên khắp thế giới. Những cuốn sách này luôn sẵn sàng được tải xuống để sử dụng ngoại tuyến.
Trong đại dịch Covid 19, các trường học đều bị đóng cửa, hơn 1,5 tỷ trẻ em không được đến trường (theo UNESCO). Tuy nhiên, sự ra mắt của Literacy Cloud đã có những đóng góp đáng kể trong việc tăng cường khả năng đọc và viết cho trẻ em.
Ngoài ra, Literacy Cloud còn cung cấp các tài liệu học tập đa dạng và hấp dẫn để khuyến khích sự sáng tạo trong giáo dục với những chủ đề khác nhau như: làm sao để xây dựng thói quen đọc sách cho trẻ, yếu tố gì tạo nên một cuốn sách tuyệt vời dành cho trẻ em,…
Tóm lại, Room to Read là một ví dụ điển hình về việc ứng dụng e-Learning và công nghệ số vào giáo dục, tạo ra những giải pháp thực tế và tiếp cận rộng rãi để nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ em.
Xem thêm: Hệ thống e-Learning đã cải thiện nhược điểm của đào tạo truyền thống như thế nào?
Kết
Có thể nói, trong bối cảnh e-Learning ngày càng trở nên mạnh mẽ, việc áp dụng hệ thống e-Learning trong các tổ chức phi chính phủ (NGOs) là một quyết định đúng đắn. Không chỉ là sự bắt kịp xu hướng, ứng dụng e-Learning còn thể hiện sự đổi mới và sáng tạo của NGOs trong việc đáp ứng nhu cầu giáo dục và đào tạo của cộng đồng. Để được tư vấn về phương thức học tập/đào tạo kết hợp và hỗ trợ xây dựng hệ thống phần mềm e-Learning, hãy liên hệ ngay với OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ đào tạo trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam nhé!