Giải pháp E-learning trong đào tạo kỹ thuật - công nghệ: Storytelling
SELECT MENU

Cộng đồng E-learning

Giải pháp E-learning trong đào tạo kỹ thuật – công nghệ: Storytelling

Storytelling có là một trong những giải pháp E-learning để tăng cường hiệu quả học tập của các khóa đào tạo kỹ thuật – công nghệ không? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn tất tần tật kiến thức về storytelling, đặc điểm nào của nó giúp đạt được mục tiêu nào của, lợi ích, và cách tường thuật câu chuyện trong lĩnh vực đào tạo kỹ thuật – công nghệ hợp lý.

Thách thức trong việc đào tạo kỹ thuật

giai-phap-elearning-2

Đào tạo chuyên môn, đặc biệt trong lĩnh vực đào tạo kỹ thuật – công nghệ là nội dung quan trọng trong bất cứ khóa học đào tạo của doanh nghiệp nào. Bởi hiệu quả học tập đó phản ánh năng lực của nhân viên, và có xu hướng tỷ lệ thuận với tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) của công ty. Trong bối cảnh hiện đại ngày nay, đào tạo trong doanh nghiệp đã lấn sân sang đào tạo trực tuyến. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc thiết kế bài giảng E-learning về kỹ thuật – công nghệ như:

  • Không theo kịp sự phát triển của công nghệ
  • Khó số hóa nội dung vì quá phức tạp
  • Nội dung có độ trừu tượng cao
  • Yêu cầu ứng dụng kỹ năng thực tế

Những nhân tố trên đặt ra những thách thức về hiệu quả học tập: sự tham gia của người học, kinh nghiệm học tập, và duy trì kiến ​​thức và ứng dụng. Vậy storytelling có phải là giải pháp E-learning hiệu quả không? Câu trả lời là có. Hãy cùng xem cách storytelling giải quyết những vấn đề đó và đạt được mục tiêu của khóa đào tạo nhé!

Làm cách nào storytelling đạt được mục tiêu của khóa đào tạo?

giai-phap-elearning-1

Những câu chuyện luôn là phương tiện giao tiếp hiệu quả từ thời xa xưa. Kể chuyện hay cũng là một nghệ thuật. Câu chuyện hay có thể cải thiện quan điểm của một người hoặc thay đổi hiểu biết, truyền đạt thông tin và chia sẻ kiến ​​thức. Câu chuyện hay tạo ra sự kết nối cảm xúc, tạo ảnh hưởng và truyền cảm hứng cho mọi người

Thay vì nêu những khái niệm một cách trực tiếp trong bài giảng E-learning thông thường, storytelling diễn giải các khái niệm theo một cách khác. Qua việc xây dựng cốt truyện với mô tả về các khía cạnh khác nhau của nội dung đào tạo kỹ thuật, storytelling giúp người học đạt được kết quả cao trong học tập. Bảng sau đây đề xuất cách các yếu tố của storytelling góp phần vào việc đạt được mục tiêu học tập.

Yếu tố storytellingMiêu tảMục tiêu khóa đào tạo 
Bối cảnhXây dựng các tình huống trong đó các thách thức xảy raTăng sự hiểu biết
 Mục đíchTạo tiền đề để mở ra các vấn đề/thách thức trọng tâmTăng sự hiểu biết, nhìn vấn đề một cách toàn diện
Nhân vậtThể hiện hành động, biểu cảm khi đối mặt với các vấn đềPhát triển trí tuệ cảm xúc (EQ)
Chiến lượcMở ra ý tưởng, giải pháp cho các vấn đềPhát triển kĩ năng giải quyết vấn đề
Kết truyệnKết quả câu chuyện, suy luận các bài học rút raKĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá

Lợi ích của giải pháp storytelling trong đào tạo kỹ thuật – công nghệ

Nội dung đào tạo trong kỹ thuật – công nghệ vốn khô khan và khó nhằn. Không phải nhân viên nào cũng có thể tiếp thu bài giảng một cách nhanh chóng. Với storytelling, mọi chuyện không còn quá khó khăn bởi nội dung kiến thức được trình bày dưới hình thức đơn giản, thú vị và hấp dẫn hơn nhiều.

Sau đây là một số lợi ích tiêu biểu của giải pháp E-learning này:

  • Đơn giản hóa các khái niệm phức tạp
  • Phù hợp với nhiều đối tượng học
  • Tư duy phản biện và kĩ năng giải quyết vấn đề
  • Tăng khả năng tiếp thu và đọng lại kiến thức
  • Có trải nghiệm học tập thú vị hơn
  • Tăng sự tham gia của người học

->>> Tại sao nên đưa storytelling vào việc xây dựng bài giảng E-learning?

Nghệ thuật kể chuyện trong đào tạo kỹ thuật – công nghệ

Đến đây chắc hẳn bạn rất nóng lòng muốn áp dụng storytelling vào việc xây dựng nội dung đào tạo trong lĩnh vực kỹ thuật – công nghệ rồi nhỉ? Hãy cùng xem ví dụ cách “tell a story” về công nghệ nhé.

  1. Điều gì đã xảy ra
    Đặt ra vấn đề minh họa với các thách thức tạo ra bởi công nghệ sẽ được học.
    Tác dụng
    Cung cấp cái nhìn toàn bao quát cho người học, gây sự tò mò cho người học.
  2. Tại sao nó xảy ra
    Tiết lộ nguyên nhân của vấn đề (tùy chọn, dựa vào yêu cầu của công nghệ sẽ được học).
    Tác dụng
    Giải thích nguyên nhân của vấn đề, giúp người học có cái nhìn sâu hơn về vấn đề.
  3. Làm thế nào để giải quyết
    Tiết lộ các tính năng của công nghệ sẽ được học. Tính năng nào của công nghệ sẽ được áp dụng để giải quyết những vấn đề nêu trên.
    Tác dụng
    Giúp người học áp dụng việc học luôn vào trong làm việc.
  4. Bài học rút ra
    Nhấn mạnh những điều công nghệ đã làm và làm thế nào để giải quyết vấn đề đang được quan tâm.
    Tác dụng
    Rèn luyện tư duy phản biện, kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá.

->>> Storytelling cho bài giảng elearning, một câu chuyện nhập vai

Trên đây là cái nhìn bao quát về việc áp dụng storytelling trong đào tạo kỹ thuật – công nghệ. Để được tư vấn và giải đáp cụ thể hơn, hãy liên hệ với đơn vị cung cấp giải pháp E-learning OES bạn nhé!

Bài viết liên quan

×
OES

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học