Hãy cùng theo dõi các giải pháp E-learning hot nhất năm 2020 và tác động của chúng đến người dùng trong hệ sinh thái LMS qua bài viết sau nhé!
LMS là gì?

LMS (Learning Management System), là hệ thống quản lý học trực tuyến. Về cơ bản, đây là phần mềm cho phép triển khai, quản lý và vận hành hệ thống tài liệu, dữ liệu đào tạo cho các chương trình giáo dục trực tuyến E-learning.
LMS được cấu tạo từ 2 thành phần chính:
- Thành phần công nghệ nền (server): gồm các chức năng cốt lõi như tạo, quản lý và cung cấp các dữ liệu phần mềm, thực hiện các thông báo…Thành phần này thường được phụ trách bởi những người lập trình, người quản lý hệ thống.
- Thành phần giao diện người dùng (interface): thường chạy trên các trình duyệt web.Thành phần này được quản lý và sử dụng bởi quản lý, giáo viên và học viên.
Lợi ích chính của hệ thống LMS
- Quá trình học đơn giản
- Dễ dàng quản lý và theo dõi
- Khả năng đánh giá thời gian thực
- Tăng hiệu quả đào tạo cho nhân viên
->>> 6 tiêu chuẩn của hệ thống LMS trong dự án E-learning cho doanh nghiệp
Những người dùng tham gia vào hệ sinh thái LMS

- Người học: Học E-learning được đóng gói sẵn; học E-learning dạng live class; thi, luyện tập; tra cứu thông tin, lộ trình đào tạo; trả lời khảo sát, đánh giá khóa học; trao đổi, liên lạc
- Quản lý: Quản lý và điều phối cả hệ thống LMS.
- Người phê duyệt : Phê duyệt yêu cầu đào tạo dựa trên quy trình phê duyệt được thiết lập trong hệ thống.
- Giảng viên: Cập nhật nội dung giảng dạy; Thiết lập bài thi, luyện tập; Chấm điểm, đánh giá học viên; Thông báo, trao đổi, liên lạc
- Quản trị hệ thống: Quản trị, cấu hình hệ thống và quản lý users, phân quyền
- Quản trị đào tạo: Quản lý học liệu, ngân hàng câu hỏi; Tổ chức, giám sát các khóa học; Tổ chức thi, luyện tập; Tiến hành khảo sát; Đánh giá học viên; Thông báo, trao đổi, liên lạc; Báo cáo kết quả
- Nhà sản xuất nội dung: Tạo nội dung trực tuyến và tải nội dung đó vào hệ thống để người học sử dụng.
Mỗi người dùng sẽ có trách nhiệm phụ trách một hay nhiều module trong hệ thống LMS. Bạn có thể tham khảo cấu trúc của một hệ thống LMS điển hình dưới đây:

Những nội dung này đã được đội ngũ OES diễn giải rất chi tiết trong cuốn Cẩm Nang Triển Khai Elearning Thành Công Cho Doanh Nghiệp, Tổ Chức. Để đăng kí nhận Cẩm nang miễn phí, hãy ấn vào đây bạn nhé!
Các giải pháp E-learning dẫn đầu xu hướng 2020 và cách chúng tác động đến hệ người dùng
1. Giải pháp E-learning Gamification
- Áp dụng cơ chế trò chơi và những thủ thuật trong thiết kế trò chơi để thúc đẩy người học đạt được mục tiêu của họ.
- Gamification đã được chứng minh để tăng tốc độ học tập và lưu giữ kiến thức.

Cách gamification tác động đến hệ người dùng trong hệ sinh thái LMS:
- Người học: Gamification tạo ra một sân chơi cạnh tranh lành mạnh cho người học, tạo động lực thúc đẩy người học. Người học sẽ muốn giành được chiến thắng để đạt vị trí cao trong bảng xếp hạng, hay thăng cấp, nhận huy hiệu.
- Giảng viên: Ngoài việc lên lịch, phân phối và quản lý đội hình, và tiến lên, họ cũng sẽ góp phần vào việc đưa các yếu tố gamification vào chương trình đào tạo.
- Nhà sản xuất nội dung: Thiết kế bài giảng E-learning theo định dạng gamification và đưa vào nội dung chương trình đào tạo.
- Quản trị đào tạo: Họ sẽ kiểm duyệt nội dung để đảm bảo rằng không có yếu tố trò chơi nào vi phạm các tiêu chuẩn của tổ chức, hoặc loại bỏ những yếu tố có chứa nội dung nhạy cảm, không phù hợp.
->>> Xu hướng Gamification trong số hóa nội dung – Một số mẹo và gợi ý triển khai
2. Giải pháp E-learning Mobile learning

- M-learning (Mobile learning) là phương thức học tập trực tuyến trên thiết bị di động. Dự đoán với xu hướng sử dụng thiết bị điện tử nhiều như hơn nay, M-learning sẽ sớm trở thành phương tiện chính để cung cấp tài liệu học tập.
- Hỗ trợ đào tạo mọi lúc, mọi nơi
Cách M-learning tác động đến hệ người dùng trong hệ sinh thái LMS:
- Người học
Hiện nay, hầu hết mọi người đều có ít nhất một chiếc điện thoại thông minh bên mình. Với M-learning, họ có thể hoàn thành bài kiểm tra, đọc tài liệu, tham dự webinar và làm mọi thứ thông qua điện thoại di động. Các số liệu thống kê cho thấy học tập trên thiết bị di động sẽ tăng tỷ lệ học tập nhiều hơn so với học tập truyền thống. - Người phê duyệt
Họ sẽ xem xét, phát triển và phê duyệt nội dung dựa trên thiết bị di động và cũng sẽ theo dõi các số liệu thống kê, tỷ lệ hoàn thành kiểm tra và mức độ tiêu thụ nội dung của người học. - Nhà sản xuất nội dung
Áp dụng các phương pháp khác nhau để phát triển nội dung phù hợp cho việc học tập M-learning. Ví dụ, các bài kiểm tra cần được thiết kế thân thiện với thiết bị di động để người học có thể xem, điền và hoàn thành bài dễ dàng. - Quản trị đào tạo
Họ sẽ kiểm duyệt nội dung để đảm bảo rằng không có yếu tố M-learning nào vi phạm các tiêu chuẩn của tổ chức, hoặc loại bỏ những yếu tố có chứa nội dung nhạy cảm, không phù hợp.
3. Học tập tự chủ và học tập xã hội (Self-directed and social learning)

- Người học không còn học một cách bị động mà đang dần chủ động hơn trong việc học, tạo điều kiện thúc đẩy học tập tự chủ hay tự nghiên cứu.
- Học tập xã hội giúp người học kết nối, chia sẻ thông tin với nhau
Cách học tập tự chủ và học tập xã hội tác động đến hệ người dùng trong hệ sinh thái LMS:
- Người học: Khi doanh nghiệp áp dụng học tập xã hội làm giải pháp E-learning, người học sẽ được tạo cơ hội chia sẻ kiến thức, các cuộc thảo luận về một chủ đề nào đó với bạn bè trên mạng xã hội. Những cuộc trò chuyện xã hội sẽ làm người học hiểu kiến thức sâu sắc hơn.
- Giảng viên: Họ sẽ phụ trách trả lời các câu hỏi của người học, và trong một số trường hợp, kiểm duyệt nội dung được đăng bởi người học. Ngoài ra, họ sẽ bắt đầu các chủ đề hoặc các cuộc thảo luận và chính họ cũng có thể chia sẻ thông tin chính cho người học trực tuyến.
- Nhà sản xuất nội dung
Người học sẽ trở thành nhà sản xuất nội dung và có thể điều chỉnh nội dung theo sở thích và quan điểm của họ. - Quản trị đào tạo
Họ sẽ kiểm duyệt nội dung để đảm bảo rằng không có bất kì yếu tố nào vi phạm các tiêu chuẩn của tổ chức, hoặc loại bỏ những yếu tố có chứa nội dung nhạy cảm, không phù hợp. Họ cũng sẽ đóng vai trò quản trị viên kiểm duyệt blog.
4. Giải pháp E-learning học tập tăng cường (Augmented Learning)

- Công nghệ thực tế ảo (VR – Virtual Reality) là một loại công nghệ đưa người dùng đến một thế giới ảo hoàn toàn thông qua một chiếc kính thực tế ảo như dưới đây. Ở một cấp độ cao hơn, khi mà thế giới thực được kết hợp với thông tin ảo, hình thức này được nâng cấp thành công nghệ tăng cường, hay AR – Augmented Reality.
- VR/AR được dự đoán là sẽ lọt top 4 xu hướng E-learning hot nhất năm 2020
->>> Áp dụng công nghệ thực tế ảo vào số hóa nội dung, nên hay không?
Cách VR/AR tác động đến hệ người dùng trong hệ sinh thái LMS:
- Người học: Định dạng học tập này là minh chứng cho việc “practice makes perfect” (luyện tập tạo nên sự hoàn hảo). VR/AR giúp tạo ra những trải nghiệm mô phỏng tình huống thực tế, ví dụ, một nhân viên cứu hỏa có thể xông vào một tòa nhà đang cháy “ảo” để thực hành chữa cháy.
- Giảng viên: Ở trong không gian của công nghệ thực tế ảo và công nghệ tăng cường, giảng viên sẽ trưng bày các đồ dùng, dụng cụ cần thiết để đào tạo người học.
- Nhà sản xuất nội dung
Áp dụng các phương pháp khác nhau để phát triển nội dung để có thể tạo môi trường tăng cường cho người học và giảng viên. Công nghệ này vẫn còn trong giai đoạn non trẻ và cần nghiên cứu thêm. Hơn nữa, chi phí cho giải pháp E-learning này không hề nhỏ. - Quản trị đào tạo
Họ sẽ kiểm duyệt nội dung để đảm bảo rằng không có bất kì yếu tố nào vi phạm các tiêu chuẩn của tổ chức, hoặc loại bỏ những yếu tố có chứa nội dung nhạy cảm, không phù hợp.

Vậy bạn dự định sẽ lựa chọn giải pháp E-learning nào trong chương trình đào tạo trực tuyến của mình? Gamification, M-learning, Social learning hay Học tập tăng cường? Bạn chỉ cần lựa chọn, còn việc thực hiện thì đã có OES lo!
Còn chần chờ gì mà không liên hệ ngay với OES – Công ty Đào tạo trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam để cùng xây dựng giải pháp E-learning cho doanh nghiệp của mình nào!
Xem thêm: Giải pháp E-learning: Có nên đấu thầu các gói LMS và số hóa nội dung?