Có nhiều lầm tưởng về gamification ứng dụng trong thiết kế bài giảng E-learning. Điều này làm gián đoạn việc ứng dụng gamification trong thiết kế bài giảng E-learning của các tổ chức và doanh nghiệp.
Trong bài viết này, chúng ta cùng đi làm rõ về gamification và làm sáng tỏ lý do vì sao doanh nghiệp nên tiếp tục ứng dụng phương pháp này trong thiết kế bài giảng E-learning. Nhìn chung, gamification là một phương pháp học hiệu quả và tiếp thu kiến thức nhanh chóng. Bên cạnh đó nó còn giúp trải nghiệm học thú vị hơn, khiến người học có thêm nhiều động lực để hoàn thành khoá học.
Để hiểu khái niệm và hình thức cơ bản của gamification, bạn có thể tham khảo bài viết sau đây: Số hoá bài giảng áp dụng các định dạng tương tác Gamification và Quiz.
Hiển nhiên rằng tất cả mọi người đều muốn có một phần thưởng, dù lớn dù nhỏ, để công nhận cho những nỗ lực và thành tích phấn đấu của họ. Đối với việc học trên các bài giảng E-learning, phần thưởng là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá và công nhận sự cố gắng của người học trong các khoá học trực tuyến. Điều này còn tạo thêm nhiều động lực cho học viên phấn đấu để hoàn thành tốt việc đào tạo. Chiến lược triển khai gamification là một công cụ thiết yếu trong thiết kế bài giảng E-learning giúp cải thiện trải nghiệm học tập trên nền tảng trực tuyến.
Sau đây là 5 phương thức ứng dụng gamification có thể hỗ trợ bạn nâng cao trải nghiệm của người học và đạt được hiệu quả tốt hơn.
1. Động lực nội tại
Trong gamification, động lực nội tại xuất phát từ những hành vi chủ quan của người học. Điều này có nghĩa là nhân viên sẽ trở nên hứng thú, hào hứng hơn không phải bởi vì những món quà vật chất họ nhận được khi hoàn thành tốt khoá học. Thay vào đó, họ sẽ tự hình thành niềm yêu thích, sự đam mê trong việc học tập, tiếp thu kiến thức mới.
Động lực nội tại có thể có những biểu hiện sau:
- Phấn đấu tiến bộ trong quá trình học
- Khả năng hoàn thiện công việc tốt
- Nhu cầu tự thể hiện bản thân và sự thoả mãn cá nhân
- Mong muốn chinh phục những thử thách khó khăn
Động lực nội tại là một con đường mà gamification có thể giúp người học có thêm nhiều trải nghiệm thú vị hơn trong quá trình đào tạo. Nó giúp tạo nên lòng yêu thích, sự đam mê trong người học để hoàn thành tốt một khoá học.
2. Động lực ngoại sinh
Trái với động lực nội tại, động lực ngoại sinh sẽ giúp người học cố gắng để đạt được điều gì đó vì những phần thưởng hữu hình, có giá trị đi kèm. Thâm chí khi bạn không thực sự hứng thú hay đam vê với nội dung hay chủ đề của khoá học, động lực ngoại sinh sẽ tạo thêm nhiều động lực giúp bạn phấn đấu để đạt được kết quả tốt nhất.
Một số ví dụ điển hình của động lực ngoại sinh là:
- Phần thưởng cho những thành viên có biểu hiện học tập tốt
- Những hình phạt dành cho những người không hoàn thành tốt nhiệm vụ
- Sự cạnh tranh giữa những người học
- Giải thuwongr dành cho người chiến thắng trong một phần trò chơi
Tất cả những yếu tố động lực ngoại sinh này có thể hỗ trợ trong việc cải thiện trải nghiệm học tập và giúp họ hoàn thành khoá học một cách dễ dàng, đồng thời tạo sự hứng thú cho những khoá học sau.
3. Động lực được công nhận
Sự công nhận về những thành tựu và nỗ lực của nhân viên và sự cam kết của họ với doanh nghiệp là một hình thức thúc đẩy họ học tập và làm việc hiệu quả hơn. Ngoài ra, nó còn là một cách hiệu quả để cải thiện trải nghiệm học tập của các nhân viên. Khi bạn công nhận năng lực và sự cố gắng của họ, họ sẽ cảm thấy tự hào và cố gắng làm tốt hơn nữa. Bạn cũng có thể giúp họ cảm thấy bản thân có giá trị hơn bằng cách cho phép các nhân viên được nhìn thấy và chia sẻ những phần thưởng họ đạt được trên các trang mạng xã hội, chia sẻ với bạn bè và đồng nghiệp. Điều này sẽ giúp thúc đẩy những người học khác phấn đấu hơn để có được sự công nhận này.
4. Phần thưởng sau khi hoàn thành mỗi cột mốc quan trọng
Thay vì chỉ tập trung vào một đích đến lớn cuối cùng, bạn có thể cho thêm nhiều phần thưởng tại mỗi cột mốc chia nhỏ trong quá trình đào tạo. Điều này sẽ giúp người học có động lực để hoàn thành những cột mốc cụ thể, ngắn hạn và dễ dàng tiến tới những cột mốc khác để đạt đến đích cuối cùng. Mục tiêu học tập trong dài hạn có thể dễ gây cho người học cảm giác mệt mỏi, chán nản. Nhưng các cột mốc ngắn hạn hơn sẽ giúp tạo động lực hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, nhân viên sẽ có thể ghi nhớ kiến thức dễ dàng hơn khi khối lượng kiến thức được chia nhỏ và trải đều.
5. Cạnh tranh
Gamification có thể tạo ra sự cạnh tranh giữa những người học với nhau, giúp tăng tính hiệu quả của quá trình đào tạo. Bằng việc tạo ra một trường cạnh tranh lành mạnh giữa các nhân viên, tất cả mọi người đều muốn cố gắng để trở thành người chiến tắng và giành được giải thưởng. Bạn có thể tăng giá trị và sức hấp dẫn của trò chơi bằng việc thêm tên người thắng cuộc với điểm số cao nhất lên bảng thành tích. Điều này sẽ thúc đẩy nhân viên cố gắng hơn để cạnh tranh với nhau.
Với việc ứng dụng Gamification thông minh và hiệu quả, bạn có thể cải thiện và nâng cao trải nghiệm đào tạo của các nhân viên trong doanh nghiệp. Bạn cũng có thể tăng sự hứng thú và giúp họ nâng cao khả năng học tập. Mặc dù việc thiết kế bài giảng E-learning với định dạng Gamification rất khó khăn và đòi hỏi nhiều kỹ thuật, nhưng bạn có thể từng bước cải thiện và nâng cao hiệu quả của chúng với những chỉ dẫn trên.
Để được tư vấn phương thức và kế hoạch triển khai Gamification cũng như hệ thống bài giảng E-learning, hãy liên hệ ngay với OES – Công ty Đào tạo trực tuyến hàng đầu.
Xem thêm: Lợi ích của yếu tố Gamification trong bài giảng E-learning.