Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, e-Learning ngày càng trở nên phổ biến như một cách thuận tiện và linh hoạt để tiếp thu kiến thức, kỹ năng mới. Tuy nhiên, không phải tất cả các khóa học trực tuyến đều có cấu trúc giống nhau. Việc thiết kế khóa học e-Learning hiệu quả đóng vai trò quan trọng đảm bảo rằng bài giảng hấp dẫn và bổ ích với học viên. Trong bài viết này, hãy cùng OES tìm hiểu về e-Learning instructional design course cùng các chiến lược thiết kế trải nghiệm học tập để tối ưu hóa sự tham gia của người học vào bài giảng nhé!
Xem thêm: E-Learning Developer là gì? Bật mí bí quyết trở thành e-Learning Developer thành công
e-Learning instructional design course là gì?
e-Learning instructional design course (thiết kế giảng dạy e-Learning) liên quan đến việc xây dựng các khóa học trực tuyến có cấu trúc cụ thể, mang đậm tính tương tác và lấy người học làm trọng tâm. Cốt lõi của e-Learning instructional design course là xây dựng mục tiêu học tập phù hợp với mong muốn của người học. Công việc của người thiết kế giảng dạy e-Learning bao gồm việc lập kế hoạch, xây dựng, triển khai các học liệu điện tử nhằm hỗ trợ học tập hiệu quả theo mục tiêu đã đề ra.
Dưới đây là một số lưu ý khi tạo bài giảng e-Learning:
- Tính rõ ràng: Đảm bảo mục tiêu, định hướng và nội dung học tập được trình bày rõ ràng, chính xác.
- Tính tương tác: Sử dụng các yếu tố đa phương tiện như video, ảnh, âm thanh, animation, quiz (câu hỏi) và tình huống mô phỏng,… để duy trì sự tương tác và động lực của người học.
- Khả năng tiếp cận: Hiểu rõ đối tượng học viên và điều chỉnh nội dung, phong cách và cách trình bày phù hợp với họ, kể cả những người khuyết tật hoặc có nhu cầu đặc biệt.
- Tính linh hoạt: Đảm bảo cung cấp cho người học các tùy chọn để điều hướng qua nội dung khóa học và hoàn thành nội dung bài giảng theo tốc độ của riêng họ.
- Tính phản hồi: Đưa ra phản hồi kịp thời và mang tính xây dựng để giúp người học theo dõi sự tiến bộ và cải thiện hiệu suất của họ.
- Khả năng đánh giá: Sử dụng nhiều phương pháp đánh giá khác nhau, chẳng hạn như câu hỏi, bài tập và dự án,… để đánh giá sự hiểu biết và kỹ năng của người học. Các mô hình xây dựng e-Learning instructional design course
Các mô hình xây dựng e-Learning instructional design course
Mô hình ADDIE: Phương pháp tiếp cận năm bước
Là một trong những mô hình thiết kế giảng dạy đầu tiên, ADDIE (viết tắt của Analysis, Design, Development, Implementation, Evaluation, tương ứng với: Phân tích, Thiết kế, Phát triển, Thực hiện, Đánh giá) là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận trong những năm gần đây về tính hiệu quả và phù hợp của nó trong việc đáp ứng nhu cầu hiện tại của người học. Tuy nhiên, đây vẫn được xem là một trong những mô hình phổ biến nhất trong ngành đào tạo trực tuyến.
Trong mô hình ADDIE này, giai đoạn trước tạo kết quả làm tiền đề cho giai đoạn sau, cụ thể:
- Phân tích: Bước đầu tiên của mô hình là thu thập thông tin để tìm hiểu thêm về nhu cầu và mong đợi của người học cũng như của tổ chức. Phân tích này sẽ giúp người thiết kế giảng dạy hiểu tại sao cần đào tạo và thúc đẩy quá trình thiết kế và phát triển.
- Thiết kế: Sau khi phân tích hoàn tất, người thiết kế giảng dạy sẽ chọn một chiến lược học tập, xác định mục tiêu học tập và lựa chọn các phương pháp phân phối thích hợp.
- Phát triển: Trong giai đoạn phát triển, người thiết kế giảng dạy phát triển các tài liệu khóa học và kết hợp chúng vào thiết kế.
- Triển khai: Nội dung e-Learning được phổ biến đến với người học. Trong giai đoạn này, điểm mấu chốt là liên tục theo dõi tác động của nội dung học trực tuyến tới nhận thức, hành vi và hiệu quả công việc của học viên.
- Đánh giá: Ở bước cuối cùng của mô hình ADDIE, người thiết kế giảng dạy đánh giá tác động của khóa học dựa trên phản hồi, khảo sát của học viên sau đào tạo.
Cuối cùng, kết quả đánh giá được chuyển thành những cải tiến có thể thực hiện được và toàn bộ quá trình ADDIE được lặp lại.
Xem thêm: SAM và ADDIE là gì? – 2 mô hình đào tạo doanh nghiệp nào cũng nên “nằm lòng”
Mô hình BLOOM: Sáu giai đoạn học tập
Mô hình Bloom được đánh giá cao trong e-Learning instructional design course bởi tính phù hợp với đa dạng người học. Nhà tâm lý học giáo dục Benjamin Bloom đã thiết kế hệ thống phân loại gồm 6 cấp độ nhận thức khác nhau: Kiến thức, Hiểu, Ứng dụng, Phân tích, Tổng hợp; Đánh giá. Sau đó, 6 yếu tố này được sửa đổi để trở thành:
- Remembering – Ghi nhớ: Người học nắm bắt kiến thức bằng cách ghi nhớ các sự kiện, khái niệm và thuật ngữ có liên quan.
- Understanding – Hiểu: Người học thể hiện sự hiểu biết về thông tin mới bằng cách sắp xếp, so sánh, giải thích và tóm tắt ý chính.
- Applying – Vận dụng: Người học có khả năng giải quyết vấn đề trong các tình huống mới bằng cách áp dụng kiến thức đã học.
- Analyzing – Phân tích: Người học có thể phản biện, đưa ra suy luận và chứng minh quan điểm cá nhân.
- Evaluation – Đánh giá: Người học trình bày ý kiến của mình bằng cách đưa ra đánh giá về chất lượng bài giảng.
- Creating – Sáng tạo: Người học chủ động kết nối kiến thức và đề xuất giải pháp mới để giải quyết công việc.
Chiến lược xây dựng e-Learning instructional design course hiệu quả
Xác định mục tiêu học tập rõ ràng
Việc xác định mục tiêu học tập rõ ràng là cốt lõi để e-Learning instructional design course hiệu quả. Điều này đóng vai trò quan trọng bởi đây là những định hướng chung, mang tính bản lề để hướng dẫn quá trình thiết kế, xây dựng học liệu và phát triển nội dung e-Leaning phù hợp với học viên.
Người thiết kế cần làm rõ những lợi ích thiết thực của việc hoàn thành khóa học cho người học: Họ sẽ thu được những kiến thức hoặc kỹ năng cụ thể nào? Họ sẽ có thể ứng dụng kiến thức để giải quyết những nhiệm vụ gì trong công việc? Việc nhận thức được những chi tiết này sẽ giúp người học có động lực cao, hứng thú và hứng thú.
Mục tiêu cần đảm bảo những tiêu chí:
- Tính minh bạch: Mục tiêu cần được xây dựng chi tiết, xác định rõ những gì người học nên biết hoặc có thể làm sau khi kết thúc khóa học
- Tùy chỉnh lấy người học làm trọng tâm: Để đảm bảo rằng mục tiêu học tập phù hợp với nội dung khóa học và nhu cầu của học viên.
- Truyền đạt sớm tới học viên: Truyền đạt mục tiêu cho học viên ngay từ đầu để đặt ra kỳ vọng và định hướng lộ trình học tập của họ.
Kết hợp yếu tố tương tác đa phương tiện
Cách tốt nhất để bài giảng trở nên hấp dẫn ngay cả khi giảng viên và người học không thể gặp mặt trực tiếp là kết hợp đa dạng yếu tố tương tác. Một vài cách mà người thiết kế có thể ứng dụng trong e-Learning instructional design course là:
- Sử dụng các yếu tố đa phương tiên: Bao gồm âm thanh, hình ảnh, video, đồ họa animation để nâng cao khả năng hiểu và ghi nhớ các khái niệm chính.
- Các yếu tố tương tác: Bao gồm các yếu tố tương tác như câu đố, hoạt động kéo và thả và mô phỏng để thúc đẩy hoạt động học tập và tương tác tích cực.
- Content storytelling: Bao gồm các kịch bản và kỹ thuật kể chuyện để làm cho nội dung trở nên dễ hiểu và đáng nhớ hơn, thu hút sự chú ý của người học và thúc đẩy kết nối cảm xúc.
- Gamification: Xu hướng sử dụng công cụ giáo dục giải trí phổ biến giúp tăng đến 26% hứng thú của học viên, liên quan đến việc sử dụng yếu tố trò chơi như điểm, phần thưởng, leaderboard,… để tăng mức độ tương tác của người học.
Xem thêm: 6 định dạng số hóa bài giảng e-Learning hiệu quả cho doanh nghiệp
Xây dựng lộ trình học tập có cấu trúc
Để đảm bảo hiệu quả cho khóa học e-Learning, việc chia nhỏ nội dung thành các phần học tập hợp lý và sắp xếp theo trình tự logic là vô cùng quan trọng. Đây là một trong hai nguyên tắc cốt lõi của thiết kế khóa học e-Learning hiệu quả. Việc chia nhỏ nội dung giúp người học dễ dàng tiếp thu và quản lý thông tin, đồng thời tạo điều kiện cho việc điều hướng linh hoạt trong suốt quá trình học tập. Bên cạnh đó, việc cung cấp các chỉ số theo dõi tiến độ học tập rõ ràng giúp người học đánh giá được mức độ hoàn thành bài học và điều chỉnh phương pháp học tập phù hợp.
Thúc đẩy học tập
Tăng cường tương tác là chìa khóa để thu hút sự tham gia và nâng cao hiệu quả cho khóa học trực tuyến. Để đạt được điều này, người thiết kế nên áp dụng các phương pháp sau:
- Diễn đàn thảo luận: Tạo không gian trực tuyến để học viên trao đổi ý tưởng, chia sẻ kiến thức và nhận phản hồi từ giảng viên và đồng nghiệp/bạn học.
- Dự án nhóm: Khuyến khích học viên cộng tác giải quyết vấn đề và hoàn thành nhiệm vụ, từ đó rèn luyện kỹ năng mềm, khả năng giao tiếp và nâng cao chuyên môn.
- Microlearning: Chia nhỏ bài học thành các phần ngắn, súc tích và thu hút, giúp học viên dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ thông tin hiệu quả.
Xem thêm: Social Learning và Microlearning: Combo nhân đôi hiệu quả đào tạo kỹ năng nhân sự
Đánh giá và cải tiến chương trình học liên tục
Để đảm bảo hiệu quả của hoạt động thiết kế bài giảng, việc đánh giá và cải thiện chất lượng học liên tục là vô cùng cần thiết. Điều này bao gồm thu thập phản hồi từ người học thường xuyên thông qua khảo sát hoặc biểu mẫu để xác định những vấn đề cần cải thiện. Dữ trên dữ liệu phân tích học tập để tiếp tục theo dõi tiến độ, mức độ tương tác và số liệu hiệu suất của người học. Từ đó người làm L&D có thể đưa ra quyết định chính xác, kịp thời. Quá trình này lặp đi lặp lại nhiều lần để đảm bảo tính cập nhật và tức thời của dữ liệu.
Giải pháp giúp doanh nghiệp thiết kế giảng dạy e-Learning trực tuyến để tối ưu hiệu quả đào tạo
Việc triển khai các mục tiêu chiến lược đã chứng minh được hiệu quả giúp doanh nghiệp thu hút người học với những trải nghiệm học tập vượt trội. Tuy nhiên, để triển khai e-Learning instructional design course không phải điều dễ dàng, nhất là đối với những đơn vị chưa có nhiều kinh nghiệm về đào tạo trực tuyến.
Nâng cao kỹ năng thiết kế bài giảng e-Learning ngay với khóa học “Kỹ năng thiết kế bài giảng e-Learning thực chiến” do OES – Công ty Cổ phần Dịch vụ Đào tạo Trực tuyến cung cấp. Khóa học giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả đào tạo nhân viên lên, tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa nguồn lực, đồng thời tạo dựng đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, bài bản.