Dự đoán các mô hình dạy học hiện đại mới nhất cuối 2023, hứa hẹn bùng nổ trong 2024 
SELECT MENU

Cộng đồng E-learning

Dự đoán các mô hình dạy học hiện đại mới nhất cuối 2023, hứa hẹn bùng nổ trong 2024 

Việc áp dụng các mô hình dạy học hiện đại để giúp thu hút học viên và nâng cao chất lượng đào tạo là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp triển khai hoạt động đào tạo. Do đó, để đáp ứng nhu cầu của học viên và cải thiện phương pháp đào tạo nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức, các doanh nghiệp cần nắm bắt được những mô hình dạy học kịp thời. Trong bài viết này, hãy cùng OES tìm hiểu một số phương pháp dạy học hiện đại mới nhất cuối năm 2023, hứa hẹn bùng nổ trong năm 2024. 

Xem thêm: Khi nào doanh nghiệp nên “bắt tay” thiết kế chương trình đào tạo.

12 mô hình dạy học hiện đại mới nhất mà doanh nghiệp cần biết 

Flipped Classroom (Lớp học đảo ngược) – một trong các mô hình dạy học hiện đại nổi bật nhất

Flipped Classroom – Lớp học đảo ngược là một trong các mô hình dạy học hiện đại phổ biến nhất bởi những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại so với đào tạo truyền thống. Bởi so với lớp học truyền thống, giảng viên và học viên thường ít có sự tương tác với nhau do giới hạn về thời gian, không gian và khối lượng nội dung bài học giảng dạy. 

Mục tiêu tạo ra sự tương tác giữa giảng viên và học viên, nâng cao hiệu quả tiếp thu bài giảng là một trong những giá trị lớn nhất mà các tổ chức triển khai hoạt động đào tạo muốn đạt được. Mô hình này có thể giúp các doanh nghiệp đến gần mục tiêu đó. Vì trong lớp học đảo ngược, giảng viên đóng vai là người xây dựng và định hướng tổ chức hoạt động cho học viên theo nhóm, xử lý tình huống, thảo luận, chơi trò chơi… 

Flipped Classroom khiến cho học viên cảm nhận được vai trò tích cực và phát huy tối đa tính chủ động của học viên trong quá trình đào tạo. Tuy nhiên, các tổ chức lựa chọn sử dụng mô hình này nên lưu ý trong việc thiết kế quy trình cẩn thận, phù hợp nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp mong muốn. 

Xem thêm: Mô hình Flipped Classroom (lớp học đảo ngược) thay đổi cách tiếp cận giáo dục 

Tactile Learning (Học tập bằng xúc giác) 

Tactile Learning là mô hình học tập bằng xúc giác, được coi là một trong bốn phương pháp chính trong các phong cách học tập bao gồm thính giác, thị giác, đọc và viết. Quá trình đào tạo đối với người học được diễn ra thông qua các hoạt động minh họa và thực hành. 

Phương pháp dạy học này cũng được áp dụng cho các lớp học trực tuyến, chẳng hạn như những trò chơi. Khi thiết kế bài giảng điện tử e-Learning, doanh nghiệp có thể biến tấu bài giảng trở nên sinh động hơn nhờ các mẫu trò chơi giáo dục trực tuyến. Nó không chỉ khiến cho tinh thần của học viên trở nên thoải mái và dễ chịu tốt hơn mà còn kích thích tinh thần học hỏi của học viên.

Tuy nhiên, mô hình học tập bằng xúc giác phù hợp nhất đối với các môn học cần dạy kỹ năng thực tế mà người học cần phát triển sự khéo léo và học viên trực tiếp tạo ra sản phẩm vật lý. 

VAK Learning (Học tập VAK) – một trong các mô hình dạy học hiện đại tiếp cận được tất cả đối tượng học viên

Đây là mô hình bao quát và tiếp cận tới tất cả đối tương học viên hơn so với các mô hình dạy học hiện đại khác, bởi vì nó là sự kết hợp giữa thị giác, thính giác và vận động. 

VAK Learning giúp doanh nghiệp tiếp cận được mọi đối tượng học viên bằng cách sử dụng các loại tài liệu dưới nhiều định dạng. Vì vậy, tổ chức cần nghiên cứu và xây dựng nhiều bài giảng và khóa học như podcast, video, hoạt động ngoại khóa…để tiếp cận được người học bằng thị giác, thính giác và xúc giác. 

Project-Based Learning (Học tập dựa trên dự án) 

Học tập dựa trên dự án mang đến cho học viên cơ hội mở rộng nền tảng kiến thức và phát triển các kỹ năng thông qua các dự án thực tế.  

Project-Based Learning khuyến khích người học chia sẻ phản hồi và hiểu biết của mình với các thành viên khác. Bên cạnh đó, mô hình này tập trung vào việc học viên tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề. Do vậy, đây cũng là một trong các mô hình dạy học hiện đại được các doanh nghiệp áp dụng để giúp nhân viên ứng dụng trong giải quyết công việc. 

Problem-Based Learning (Học tập dựa trên vấn đề) 

Học tập dựa trên vấn đề cũng tương tự như học tập dựa trên dự án nhưng điểm khác biệt là các vấn đề được trình bày trước khi học có thể ngoài kiến thức chuyên môn liên quan. 

Mô hình này giúp tổ chức có thể tăng dần mức độ khó qua mỗi buổi học. Tuy nhiên, giảng viên cần phải có khả năng điều hướng vấn đề được học viên đề cập trong các buổi học, tránh lãng phí thời gian vào những chủ đề không liên quan đến mục tiêu chung của tổ chức. 

Collaborative Learning (Học tập hợp tác) 

Collaborative Learning – Học tập hợp tác là mô hình đào tạo đòi hỏi học viên phải làm việc nhóm để đạt được mục tiêu chung trong quá trình học tập. 

Phương pháp này được các chuyên gia dự đoán là một trong các mô hình dạy học hiện đại bùng nổ trong năm 2024 bởi mang lại nhiều lợi ích cho tổ chức đào tạo như: tiết kiệm chi phí, tận dụng tối đa kiến thức và kỹ năng chuyên môn của tổ chức; cải thiện tinh thần đồng đội của các học viên; tăng tỷ lệ giữ chân nhân tài; khuyến khích học viên tư duy phân tích và chia sẻ tương tác với giảng viên,… 

Xem thêm: Làm sao để thiết kế trải nghiệm học tập nhập vai hiệu quả nhất? 

Cooperative Learning (Học tập cộng tác) 

Cooperative Learning có khá nhiều điểm tương đồng với mô hình Collaborative Learning. Giảng viên cũng cần chia học viên thành các nhóm, giao cho mỗi thành viên trong nhóm một vai trò và nhiệm vụ cụ thể để thực hiện. 

Tuy nhiên, Collaborative Learning yêu cầu các học viên trong nhóm cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và sự hiểu biết của mình để cùng xây dựng lên một hệ kiến thức chung nhằm giải quyết yêu cầu được đặt ra. Kiến thức lúc này mang tính “xây dựng” chứ không còn là “truyền tải”. 

Còn khi áp dụng phương pháp Cooperative Learning diễn ra khi một khối lượng công việc từ một dự án được chia nhỏ và các học viên trong nhóm sẽ làm việc độc lập để hoàn thành phần nhiệm vụ được giao…sau đó, đóng gói lại thành một “sản phẩm” và nộp bài. 

Mô hình này được các chuyên gia dự đoán bùng nổ trong năm 2024 bởi nó phát triển tối đa kỹ năng làm việc nhóm để đạt được mục tiêu chung, tinh thần chịu trách nhiệm dựa trên kết quả của mỗi thành viên. Việc này sẽ ứng dụng trực tiếp và tư duy của từng học viên khi họ cũng là một cá thể góp phần tạo nên thành công của tổ chức. 

Game-Based Learning (Học tập dựa trên trò chơi) – một trong các mô hình dạy học hiện đại

Game-Based Learning đang ngày càng phổ biến được các tổ chức áp dụng với những  hiệu quả hàng đầu mà mô hình này mang lại trong hoạt động đào tạo trực tuyến. Việc tích hợp các yếu tố trò chơi vào các hoạt động học tập thông thường nhằm tăng tương tác, động lực và cam kết của người tham gia. Các yếu tố trò chơi bao gồm hệ thống điểm, bảng xếp hạng, huy hiệu, cấp độ, nhiệm vụ, thanh tiến trình, phần thưởng và các yếu tố khác liên quan đến trò chơi. 

Các doanh nghiệp có thể sử dụng nội dung đào tạo dưới dạng trò chơi để tạo sự hứng thú đối với học viên nên đây cũng là một trong các mô hình dạy học hiện đại được quan tâm hàng đầu hiện nay. 

Xem thêm: Game-Based Learning, Gamification và những khác biệt không phải ai cũng biết 

Inquiry-Based Learning (Học tập dựa trên yêu cầu) 

Inquiry-Based Learning là một phương pháp đào tạo phổ biến trong giáo dục hiện đại. Thông thường, mô hình thông qua việc giảng viên đặt câu hỏi mở hoặc giao các dự án dựa trên các vấn đề, sau đó giao cho học viên tự nghiên cứu để hoàn thành dự án. 

Học tập dựa trên yêu cầu giúp học viên phát triển các kỹ năng phân tích, lý luận thiết yếu và khơi dậy sự sáng tạo. Do vậy, đây cũng là một trong các mô hình dạy học hiện đại được nhiều tổ chức sử dụng và triển khai.  

Để mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp thông qua mô hình này, cần lưu ý khi đánh giá kết quả của học viên một cách công bằng như xác định và xây dựng tiêu chí đánh giá việc hoàn thành dự án của học viên. 

Xem thêm: 4 chỉ số quan trọng cần đo lường sau khi triển khai đào tạo nhân sự 

Thinking-Based Learning (Học tập dựa trên tư duy) – một trong các mô hình dạy học hiện đại

Thinking-Based Learning – mô hình được các chuyên gia khuyên có thể hoặc nên kết hợp với tất cả phong cách giảng dạy vì đây là một loại hình đào tạo bổ trợ giúp nâng cao chất lượng dạy học. Bên cạnh đó, nó giúp học viên phát triển các kỹ năng như lý luận hoặc tư duy phản biện. 

Phương pháp này tập trung vào việc dạy cách suy nghĩ và ra quyết định. Do đó, đây là một trong các mô hình dạy học hiện đại phù hợp đối với các doanh nghiệp muốn đào tạo nhân viên cải thiện các kỹ năng này. 

Competency-Based Learning (Học tập dựa trên năng lực) 

Competency-Based Learning cũng là mô hình mà các tổ chức có thể sử dụng kết hợp với các phương pháp dạy học khác. Đây là một phương pháp đào tạo và đánh giá dựa trên việc học viên thể hiện những gì học viên tiếp thu được. 

Các tổ chức triển khai chương trình đào tạo áp dụng mô hình này cần dựa trên việc cá nhân hóa và cần điều chỉnh liên tục tùy thuộc vào thành tích mà học viên đạt được. 

Independent Learning (Học tập độc lập) 

Independent Learning là mô hình mà học viên có toàn quyền kiểm soát việc học của họ, từ việc lựa chọn nội dung học và cách học cho đến việc đánh giá kết quả học tập của bản thân. Ngoài ra, mô hình này còn giúp giảng viên giảm áp lực phải giám sát và hỗ trợ cho người học.  

Học tập độc lập giúp tổ chức nâng cao trải nghiệm cá nhân hóa của người học và linh hoạt nhất có thể. Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình này có thể khiến tổ chức phải đối mặt với một số học viên thiếu trách nhiệm trong quá trình học tập và đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo động lực lớn để học viên có tinh thần tự giác.

Những lợi ích khi áp dụng các mô hình dạy học hiện đại

Thúc đẩy học tập tích cực  

Các mô hình dạy học hiện đại thường tạo cơ hội cho người học tham gia tích cực hơn vào quá trình đào tạo. Đặc biệt, học viên có thể linh hoạt trong việc lựa chọn phương pháp học, sử dụng công nghệ giáo dục. Bên cạnh đó, tổ chức sẽ tạo được môi trường học tập thú vị giúp kích thích sự quan tâm và sự tò mò, khuyến khích người học tự đặt ra câu hỏi và tìm hiểu chủ đề sâu hơn. 

Phát triển kĩ năng mềm  

Hiện nay, việc phát triển kỹ năng mềm là vô cùng thiết yếu với học viên thông qua quá trình đào tạo kiến thức chuyên môn. Đặc biệt, đối với hình thức đào tạo trực tuyến, mô hình dạy học hiện đại thường tập trung vào việc phát triển kỹ năng mềm, bao gồm kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo,… 

Thông qua các mô hình học tập khác nhau, học viên có cơ hội rèn luyện những kỹ năng mềm như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, quản lý thời gian,… giúp họ trở nên tự tin và sẵn sàng đối mặt với thách thức trong công việc.  

Các mô hình dạy học hiện đại tập trung cá nhân hóa học tập 

Ngày nay, các phương pháp giảng dạy, đào tạo lấy người học làm trung tâm rất phổ biến và được các tổ chức đào tạo quan tâm lớn. Các mô hình dạy học hiện đại cho phép tổ chức cập nhật và tùy chỉnh nội dung học tập cùng với tiến trình học tập cho từng học viên. Điều này giúp tạo ra môi trường học tập cá nhân hóa, thích hợp cho nhu cầu và khả năng của từng học viên. Bên cạnh đó, họ có khả năng chọn lựa chương trình học tập theo sở thích và mục tiêu cá nhân. 

Xem thêm: Phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm – Xu hướng mới trong đào tạo 

Thúc đẩy học tập sâu rộng 

Các mô hình dạy học hiện đại khuyến khích người học tìm hiểu sâu về các chủ đề mà họ quan tâm. Thay vì chỉ tập trung vào kiến thức nền tảng, họ được khuyến khích phát triển hiểu biết rộng hơn về các vấn đề thực tế. Qua đó giúp họ trở thành những học viên nâng cao tinh thần tự học và tạo ra sự kết giữa các học viên.

Kết

Trên đây là các mô hình dạy học hiện đại được dự đoán bùng nổ trong năm 2024 cho các doanh nghiệp triển khai hoạt động đào tạo. Dựa trên các xu hướng đào tạo này, các doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động đào tạo nhằm thu hút học viên bằng việc nâng cao trải nghiệm của họ và cải thiện chất lượng đào tạo. Để có thêm dữ liệu và thông tin về cách triển khai chi tiết các mô hình này kịp thời hoặc có những lời khuyên phù hợp với doanh nghiệp, hãy liên hệ ngay với OES – Công ty Cung cấp Dịch vụ Đào tạo Trực tuyến số 1 tại Việt Nam. 

 

Bài viết liên quan

×
OES

Nhận thông báo về những Khóa học mới nhất

Error: Contact form not found.

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

Đăng ký nhận tư vấn Khóa học

0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x