Đào tạo trực tuyến được đánh giá là dễ tiếp cận và linh hoạt hơn so với đào tạo trực tiếp, đặc biệt là trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 có những diễn biến phức tạp. Tuy nhiên vẫn có những rào cản nhất định còn tồn tại khiến doanh nghiệp “đau đầu” phân vân giữa việc tiếp tục phương thức đào tạo truyền thống hay đổi mới theo dòng chảy 4.0. Đào tạo tại chỗ và đào tạo trực tuyến, hãy cùng OES tìm hiểu ưu – nhược điểm của từng hình thức.
Xem thêm: Thành công của đào tạo trực tuyến
Các lựa chọn cho L&D: Không hề thiếu hụt
Đào tạo không còn là một cuộc đua của những chiến mã nữa. Trước khi tự động hóa, môi trường làm việc số và công nghệ di động ra đời, các chuyên gia Học tập và Phát triển (L&D) có rất ít lựa chọn về hình thức đào tạo, hầu hết đều lựa chọn các lớp đào tạo tại chỗ truyền thống. Song khi chứng kiến xu hướng gia tăng của e-Learning trong những năm gần đây, thật khó để “làm ngơ” mà không đưa e-Learning vào chiến lược đào tạo của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, ngay cả khi đào tạo trực tuyến mang lại số liệu thống kê cao hơn về tỷ lệ giữ chân người học hay mức độ tương tác, e-Learning không phải lúc nào cũng là lựa chọn hàng đầu – đặc biệt là đối với một số kỹ năng nhất định chỉ có thể được đào tạo bằng các bài kiểm tra hay thực hành thực tế. Trong những tình huống đó, đào tạo trực tuyến chỉ có thể được coi là một hình thức bổ trợ, không thể thay thế hoàn toàn phương pháp trực tiếp quen thuộc.
Để làm rõ hơn ưu – nhược điểm của “tại chỗ” và “trực tuyến”, hãy cùng so sánh và đối chiếu những điểm khác biệt chính mà chúng sở hữu.
Xem thêm: 4 xu hướng L&D đáng mong đợi nhất 2022
#1 Đào tạo trực tuyến có thể truy cập được ở mọi nơi, mọi lúc
Các giải pháp đào tạo trực tuyến trên thiết bị di động cho phép người dùng tự do lựa chọn thời gian và địa điểm họ muốn học. Hình thức này cũng trao quyền chủ động cho học viên khi họ có thể tự quyết định tiến độ, cường độ học tập phù hợp nhất chứ không phụ thuộc vào người điều hành.
Về khía cạnh trên, nếu so sánh thì đào tạo tại chỗ hoàn toàn lép vế khi mà việc sắp xếp lịch trình cho một nhóm học viên có thể coi là một cơn ác mộng: lịch trình xung đột, thời tiết không thích hợp hay hủy lớp vào phút cuối đều là những điều mà bộ phận đào tạo/ban lãnh đạo cần phải cân nhắc. Trên hết, đôi khi công việc quá bận rộn cũng cản trở người học tham gia các buổi đào tạo trực tiếp.
Với đào tạo trực tuyến e-Learning, học viên hoàn toàn không mất quá nhiều thời gian cho những buổi đào tạo trực tiếp mà vẫn có thể tiếp thu kiến thức thoải mái tại bất cứ đâu, bất cứ khi nào mình muốn. Mặt khác, nhờ vào khả năng tiếp cận dễ dàng, các tài liệu đào tạo cũng mang lại hiệu quả học tập cao hơn.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của e-Learning không mang ý nghĩa “từ bỏ điều cũ, sử dụng cái mới”. Trong một số trường hợp nhất định như thực hành thực tế, đào tạo trực tiếp vẫn là cách tối ưu và đảm bảo hiệu quả nhất.
#2 Đào tạo trực tiếp là thực hành và tương tác
So với e-Learning, đào tạo truyền thống theo dạng lớp học mang nghĩa đen là thực hành. Học viên có thể dành thời gian trong hoặc sau buổi học để được giảng viên trả lời trực tiếp các câu hỏi của mình và từ đó có thể rút ra những kiến thức phù hợp nhất để ghi nhớ.
Hay, đào tạo trực tuyến e-Learning có thể khiến người học bỏ lỡ những cơ hội tương tác trực tiếp. Điều này rất rõ ràng đối với những công việc cần sự thực hành cao như vận hành máy móc hay dịch vụ y tế. Các nhà đào tạo cực kỳ khó có thể tái tạo cùng một mức độ tương tác và mối quan hệ trong một môi trường ảo khi tồn tại quá nhiều biến số. Học trực tiếp cũng mang đến cho mọi người cơ hội trò chuyện, xây dựng mối quan hệ theo cách truyền thống hơn, nâng cao kinh nghiệm học tập và tăng khả năng giữ chân người học.
#3 Đào tạo trực tuyến có tính hiệu quả về chi phí
Trên thực tế, một lớp học truyền thống phải “gánh” rất nhiều chi phí: lương giáo viên hướng dẫn, thiết bị lớp học, phương tiện đi lại, chi phí ăn uống, nơi ở và thậm chí là hơn thế nữa.
Song khi chuyển sang hình thức e-Learning, không chỉ loại bỏ được phần lớn những chi phí kể trên mà còn có thể rút ngắn vô số thời gian học tập vì học viên có thể tiến bộ với tốc độ mà họ cảm thấy thoải mái để hoàn thành mục tiêu. Điều này càng rõ ràng hơn khi so sánh với đào tạo trực tiếp mà tại đó, mọi người đều tiếp thu và tiến bộ với tỷ lệ như nhau. Hãy đặt ra một phép tính đơn giản, có 100 nhân viên và 50 người trong số đó chỉ cần 30 phút để học cùng một tài liệu mà những người khác phải mất cả giờ. Tại sao không rút ngắn thời gian “chờ đợi” khi và sử dụng chúng một cách thông minh hơn?
e-Learning cũng cho phép tiếp cận nhiều đối tượng hơn và tài liệu có thể được tái sử dụng nhiều lần. Thay vì thuê những giảng viên với chi phí cao để giảng dạy một lớp nhỏ, doanh nghiệp hoàn toàn có thể cung cấp các khóa học đầy đủ mà nhân viên của mình có thể truy cập nhiều lần vào lúc rảnh rỗi và khi họ cần.
Xem thêm: e-Learning – Cách tối ưu hoạt động đào tạo cho doanh nghiệp
#4 Đào tạo trực tuyến mang tính linh hoạt cao
Tính linh hoạt được thể hiện rất rõ ràng ở e-Learning khi cho phép người học tiến bộ theo tốc độ của riêng họ tại thời gian, địa điểm phù hợp với từng người. Một số người có thể thích hoàn thành một chương trình theo từng phân đoạn nhỏ trong khi người khác thích hoàn thành tất cả cùng một lúc. Hay, một vài người có thể học tốt nhất vào buổi sáng trong khi người khác thích tiếp thu khi mọi thứ trở nên yên tĩnh vào ban đêm. Tất cả những điểm khác biệt đó đều hoàn toàn ổn.
Đào tạo tại chỗ và đào tạo trực tuyến có điểm khác biệt rõ hơn về sự không đồng bộ về tốc độ học tập. Điều này dẫn tới việc giảng viên có lúc xa cách với một nhóm vì thời gian hoặc tiến độ không khớp. Những người hoàn thành nhanh chóng thường buông thả hoặc gây mất tập trung trong khi những người tiếp thu lâu hơn có thể cảm thấy vội vàng, hối hả.
#5 Đào tạo tại chỗ và sự quá tải thông tin
Các buổi đào tạo tại chỗ thường chứa rất nhiều thông tin để tối đa nhất khối lượng kiến thức cần truyền đạt. Nhưng điều này cũng có thể dẫn đến việc học viên, ở đây là các nhân viên, cảm thấy bị quá tải và không thể tiếp thu hết lượng kiến thức đó trong thời gian diễn ra khóa đào tạo.
Mặt khác, một số khóa đào tạo tại chỗ thường chỉ được giới hạn số lần tổ chức. Điều gì sẽ xảy ra nếu doanh nghiệp có nhân viên mới chỉ 1, 2 tuần sau khi khóa đào tạo trực tiếp tốn kém vừa diễn ra? Chờ đến năm sau hay mở lớp đào tạo chỉ cho một vài người?
Nói tóm lại, đào tạo tại chỗ và đào tạo trực tuyến đều có những ưu – nhược điểm riêng. Hai hình thức này không nên có mối quan hệ loại bỏ lẫn nhau mà nên là mối quan hệ tương hỗ. Đào tạo tại chỗ phụ trách những nội dung đòi hỏi việc tương tác, thực hành trực tiếp còn e-Learning là những kiến thức cần tái sử dụng nhiều lần cho nhiều đối tượng. Khi kết hợp cả 2 hình thức này hợp lý, doanh nghiệp có thể đạt được hiệu quả đào tạo cao nhất.
Liên hệ OES – Công ty CP Dịch vụ đào tạo trực tuyến hàng đầu Việt Nam để nhận được tư vấn kỹ lưỡng nhất về số hóa bài giảng và e-Learning!