Ngay từ những ngày chưa thực sự hình thành khái niệm trọn vẹn, đào tạo nội bộ đã được nhận định là một nhiệm vụ trọng yếu đối với sự phát triển của tổ chức. Theo dòng chảy của thời đại, khái niệm đào tạo nội bộ ngày càng được làm rõ và mở rộng với những khía cạnh mới mẻ hơn. Từ truyền thống đến hiện đại, bạn có thực sự hiểu rõ khái niệm này?
Xem thêm: Đào tạo nội bộ là gì? Có giúp doanh nghiệp giảm “chảy máu chất xám”
Đào tạo nội bộ và vai trò đối với doanh nghiệp
Đào tạo nội bộ là việc doanh nghiệp tự đào tạo nhân viên của mình thông qua các buổi học hay khóa học ngắn hạn, nhằm mục tiêu trang bị cho nhân sự các kiến thức chuyên môn, kỹ năng cần thiết trong công việc. Tùy vào mục đích của doanh nghiệp tại các phòng ban, nội dung đào tạo sẽ được xây dựng khác nhau.
Nếu nói công tác tuyển dụng giúp thu hút người tài thì đào tạo nội bộ đóng vai trò giữ chân họ, đồng thời tạo động lực cho nhân viên nỗ lực phấn đấu, cống hiến cho tổ chức. Sau những buổi đào tạo, nhân sự sẽ được đánh giá năng lực học tập, khả năng tiếp thu kiến thức thông qua các bài kiểm tra. Trên cơ sở đó, ban lãnh đạo có thể đưa ra những điều chỉnh, cất nhắc phù hợp với năng lực mỗi nhân viên hợp lý hơn hay, đề bạt thăng chức cho nhân viên có đủ tiềm năng vào các vị trí cao hơn. Đây chính là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp hạn chế được tình trạng “chảy máu chất xám”.
Mặt khác, với nhận định “con người là một phần linh hồn của tổ chức”, đào tạo nội bộ còn mang vai trò hỗ trợ xây dựng văn hóa và xác định phương hướng phát triển của doanh nghiệp. Nhân viên có cơ hội tìm hiểu rõ hơn về tổ chức mà mình đang cống hiến, giải tỏa những bất cập còn tồn tại một cách thẳng thắn, đồng thời rút ngắn khoảng cách giữa lãnh đạo với nhân viên và giữa nhân viên với nhau.
Đào tạo nội bộ – Từ truyền thống đến hiện đại
Từ truyền thống: Phiên bản thu nhỏ của trường học
Thực tế, ngay từ khi khái niệm “đào tạo nội bộ” còn chưa được định nghĩa một cách rõ ràng thì chính bản thân doanh nghiệp cũng đã có những hoạt động nhất định để tự đào tạo đội ngũ nhân sự của mình vì nhiều mục đích khác nhau. Sau đó, hòa theo dòng chảy của thời cuộc, các doanh nghiệp dần nhận thức được tầm quan trọng của việc đào tạo nhân sự nội bộ nếu không muốn đánh mất nguồn lực to lớn đối với doanh nghiệp này.
Các khóa học cho nhân viên dần được tổ chức dưới hình thức học tập theo từng lớp, khá tương đồng với mô hình trường học truyền thống. Tại các lớp này, học viên sẽ tiếp thu kiến thức từ giảng viên một cách tương đối thụ động, chất lượng lớp học cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ chủ quan đến khách quan như thời gian đào tạo, chất lượng – tâm lý giảng viên,…. Chưa kể, thời kỳ mới bắt đầu hoạt động đào tạo nội bộ, doanh nghiệp thường có xu hướng “tích hợp” chức năng của các phòng ban khác nhau để tối ưu nguồn lực. Ví dụ, phòng hành chính nhân sự thường sẽ kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ tổ chức, quản lý và vận hành lớp đào tạo; hay, đội ngũ giảng viên là những nhân viên có kinh nghiệm lâu năm của từng phòng ban….
Xét về ưu điểm, phương pháp này có thể coi là bước chuyên nghiệp hóa đầu tiên của công tác đào tạo nội bộ, giải quyết được nhu cầu đào tạo đội ngũ nhân viên một cách đồng bộ. Các lớp học này cũng cho phép học viên được tương tác trực tiếp với giảng viên ngay trong khuôn khổ lớp, giải đáp được các thắc mắc gần như ngay lập tức. Phương pháp này cũng phù hợp với những buổi đào tạo, gặp gỡ giữa ban lãnh đạo và nhân sự để hai bên cùng có cơ hội hiểu rõ hơn về tổ chức cũng như làm rõ những vấn đề còn tồn đọng, thúc đẩy tổ chức phát triển theo hướng ngày một tích cực.
Mặt khác, theo thời gian, đào tạo truyền thống càng bộc lộ rõ hạn chế về nhiều mặt cả về chất và lượng. Tổ chức lớp học trực tiếp kéo theo rất nhiều chi phí về in ấn tài liệu, địa điểm tổ chức, cơ sở vật chất, lương giảng viên…., chưa kể những khoản dự phòng các yếu tố phát sinh khác trong quá trình học tập. Chất lượng của lớp học cũng không được đảm bảo khi có khá nhiều các yếu tố từ chủ quan đến khách quan có thể tác động như tâm trạng giảng viên, thời tiết xấu hay việc nhân viên lâu năm có kinh nghiệm đứng lớp nhưng không có khả năng truyền đạt….
Một vấn đề khác cũng phát sinh khi doanh nghiệp ngày càng nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo nhân sự là vấn đề tích hợp. Khi bắt đầu thai nghén việc đào tạo nội bộ theo hướng chuyên nghiệp, hành chính – nhân sự thường là phòng ban phải kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ đào tạo dù không thực sự có đủ chuyên môn để hoàn thành tốt. Việc nhận một nhiệm vụ ngoài luồng có thể khiến quá trình tổ chức, vận hành lớp học gặp nhiều khó khăn hơn.
Đến hiện đại: Sự đổ bộ của công nghệ hiện đại
Cách mạng công nghệ 4.0 thực sự đã khiến toàn xã hội thay đổi, công tác đào tạo nhân sự nội bộ cũng không ngoại lệ. Sự đổ bộ của các công nghệ hiện đại đã mang đến cho ngành đào tạo nhiều lựa chọn tối ưu hơn phương pháp truyền thống. Các lớp học trong nội bộ doanh nghiệp dần được trang bị nhiều hỗ trợ công nghệ hiện đại để trực quan hóa bài giảng, khiến chúng trở nên hấp dẫn hơn những dòng chữ khô khan lúc trước.
Xem thêm: 3 tips cần đọc trước khi triển khai mô hình đào tạo trực tuyến
Không chỉ dừng lại ở nhiệm vụ hỗ trợ lớp học truyền thống, nền công nghệ hiện đại với sự tham gia của Internet dần phát triển thành một ngách riêng trong ngành đào tạo và ngày càng sánh ngang với “người anh cả” học trực tiếp. Mọi thứ được tinh giản, nguồn lực cho đào tạo nội bộ được giải phóng tối ưu. Internet thực sự đã thay đổi diện mạo ngành khi cho ra đời các lớp học online mà không cần phải tốn công tổ chức, in ấn tài liệu, mời giảng viên, sắp xếp lịch trình các phòng ban….
Xem thêm: Xây dựng hệ thống E – learning: 6 lý do doanh nghiệp nên dùng hệ thống LMS trong phát triển nhân lực
Với những ưu thế đó, e-Learning xuất hiện như một đối thủ cạnh tranh tiềm năng trong lĩnh vực đào tạo, chính thức mở ra một ngách mới thay vì các lớp học nhỏ lẻ, riêng biệt và không đồng bộ trước đó nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường về một hệ thống đào tạo trực tuyến chuyên nghiệp. Thông qua e-Learning, doanh nghiệp và người học có thể:
Tiết kiệm chi phí đào tạo: doanh nghiệp có thể tối ưu hóa chi phí dành cho hoạt động đào tạo nội bộ như chi phí lương giảng viên, in ấn tài liệu, địa điểm tổ chức, dự phòng phát sinh…. Thay vì một loạt các khoản này, doanh nghiệp chỉ cần tốn một lần chi phí duy nhất cho việc xây dựng hệ thống bài giảng và mức phí duy trì/người rất nhỏ. Rõ ràng, tính kinh tế của phương pháp này là rất lớn, rất có lợi cho doanh nghiệp muốn giảm chi phí.
Tăng chất lượng đào tạo:
Khác với phương thức truyền thống lấy giảng viên làm trung tâm, e-Learning đặt người học vào vị trí chủ động, được học tập linh hoạt dựa theo nhu cầu của bản thân mà ít chịu sự bó buộc của các yếu tố khác. Việc này sẽ giúp học viên tăng khả năng tiếp thu khi được học đúng mức độ, không bị giới hạn về không – thời gian như lớp học truyền thống. Mặt khác, e-Learning còn mạnh về khả năng trực quan hóa dữ liệu, khiến nội dung truyền tải trở nên hấp dẫn, dễ hiểu thông qua các định dạng mới mẻ như hoạt họa, gamification…., hỗ trợ ban lãnh đạo kiểm tra, đánh giá năng lực của mỗi nhân viên sau khi hoàn thành khóa học một cách khách quan, chính xác.
Hơn nữa, phương pháp này còn giúp tăng năng suất và hiệu quả của đội ngũ đào tạo khi có thể tổ chức đào tạo cho một số lượng lớn nhân viên trong cùng một thời gian thực nhưng vẫn đảm bảo được hiệu suất như mong muốn. Nhờ đó, đội ngũ đào tạo có thêm thời gian hơn phục vụ công tác nghiên cứu, phát triển nhiều ý tưởng đào tạo phù hợp với từng phòng ban, mục đích khác nhau. Chính những lợi thế này sẽ giúp trình độ của nhân sự nội bộ ngày càng nâng cao, tăng tiềm lực về “vốn con người” cho tổ chức.
Sự ra đời của e-Learning phần nào giúp nhân viên nhận thấy rằng đào tạo thực sự là một lợi ích thiết thực thay vì là một nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện theo yêu cầu của cấp trên. Cũng qua việc đánh giá khách quan từ kết quả đạt được ghi nhận trên hệ thống, nhân viên sẽ có cơ hội được ban lãnh đạo tăng đãi ngộ, đề bạt, thăng chức khi cho thấy được tiềm năng phát triển của bản thân. Đây cũng là một điểm giúp doanh nghiệp giữ chân và thu hút thêm người tài.
Xem thêm: Nên lựa chọn mô hình đào tạo trực tuyến nào cho doanh nghiệp?
Trong suốt quá trình phát triển, đào tạo nội bộ đã trải qua nhiều hình hài khác nhau từ truyền thống đến hiện đại. Trước sự tác động của thời cuộc, e-Learning đang dần trở thành một mũi nhọn trong ngành vì những tiện ích có thể mang lại cho doanh nghiệp đặc biệt ấn tượng. Tuy vậy, để thực sự đạt được những lợi thế đó, doanh nghiệp cần lựa chọn đúng đơn vị xây dựng hệ thống e-Learning uy tín, có kinh nghiệm để đảm bảo về chất lượng bài giảng nhận được. Với đội ngũ kinh nghiệm dày dặn, chuyên môn hóa cao trong lĩnh vực số hóa nội dung đào tạo cho hàng loạt các đối tác lớn, OES tự tin sẽ làm hài lòng bất kỳ khách hàng khó tình nào. Liên hệ ngay OES – Công ty CP Dịch vụ Đào tạo trực tuyến hàng đầu Việt Nam để nhận được tư vấn cụ thể nhất!